Nghiên cứu về thành phần sâu hại và thiệt hại của nông sản trong kho

Một phần của tài liệu Hiệu lực phòng trừ sâu mọt hại kho nông sản của một chế phẩm nấm ký sinh côn trùng (Trang 27 - 29)

Có thể nói ở đâu có sự dự trữ và lưu giữ hàng hoá, nông sản ở đó xuất hiện các loài sinh vật gây hại. Cũng giống như hầu hết côn trùng gây hại cây trồng, côn trùng hại kho thường phá hại vật chất, chúng sử dụng gấp nhiều lần so với nhu cầu thực tế dinh dưỡng cần cho chúng (dẫn theo Bùi Công Hiển, 1995) [1]. Sự phá hại của côn trùng đối với sản phẩm bảo quản thật đa dạng. Một số loài trước đây được coi là phá hại thứ yếu thì nay đã trở thành hiểm họa. Trong nhiều trường hợp, thiệt hại có thể là rất lớn và thậm chí là vô giá.

Theo thống kê của Matheson và Ross (1941), trên thế giới ước tính có khoảng 1000000 loài côn trùng, trong đó có 900000 đã biết tên, chiếm 78% trong tổng số 1150000 loài động vật đã biết (dẫn theo Vũ Quốc Trung, 1978) [25].

Hill D. S. (1983) [33] đã thu thập và xác định được 38 loài côn trùng gây hại sản phẩm trong kho vùng nhiệt đới.

Bengstong (1997) [29] chỉ rõ các loài côn trùng gây hại kho chủ yếu là

Sitophilus spp., Rhyzopertha dominica, Tribolium castaneum, Sitotroga cerealella

Ephestia cautella phân bố khắp thế giới và đặc biệt các vùng khí hậu ấm áp, trong đó 200 loài dịch hại ngũ cốc cất giữ trong kho.

Theo Bolin P. (2001) [30] kết quả điều tra cơ bản của trường Đại học Oklahoma vào đầu và cuối thập kỷ 80, chỉ ra các loại côn trùng chiếm ưu thế gây hại kho là Rhyzopertha dominica, Cryptolestes spp., mọt bột đỏ Tribolium castaneum và ngài Ấn Độ.

Việc thay đổi kỹ thuật bảo quản nông sản sau thu hoạch, nguồn thức ăn của côn trùng hại kho, các điều kiện sinh thái cũng có nhiều thay đổi, do vậy thành phần, mật độ các loài côn trùng cũng luôn có sự biến đổi. Cho đến nay việc nghiên

cứu thành phần côn trùng gây hại trong kho nông sản vẫn đang được nhiều nhà khoa học trên thế giới quan tâm.

Từ những thiệt hại to lớn đó mà đã có nhiều công trình nghiên cứu để đưa ra các biện pháp phòng trừ.

Năm 1868 người ta chở từ Mỹ sang Anh 145 tấn ngô, sau một năm bảo quản rây ra được 13 tấn mọt gạo.

Tổ chức FAO đánh giá thiệt hại trong kho tàng hàng năm trên thế giới khoảng 10% số lượng hạt bảo quản, nghĩa là tách ra được 13 triệu tấn lúa gạo mất đi do sâu mọt hại kho, hoặc 100 triệu tấn mất đi do bảo quản kém (Wolpert, 1967). Tổn thất ở vùng nhiệt đới cao hơn rất nhiều so với vùng ôn đới (dẫn theo Bùi Công Hiển, 1995) [1].

Theo Semple (1985 - 1989) [39] qua nghiên cứu ở Indonesia và một số nước Đông Nam Á cho biết thiệt hại do sâu mọt hại từ 10 - 20% chủ yếu trên sản phẩm bảo quản cất giữ trong kho như ngô, thóc.

Lam My - Yen (1993) [41]đã cho biết tổn thất sau thu hoạch đối với gạo cất giữ trong kho ở châu Á khoảng 2 - 6%.

Tổn thất sau thu hoạch đối với thóc và gạo tại một số nước châu Á như Malaysia là 17%, Nhật Bản là 5% và Ấn Độ là 11 triệu tấn/năm.

Ngoài gây tác hại trực tiếp đến nông sản phẩm sâu mọt hại kho còn làm giảm phẩm chất nông sản do tạo điều kiện thuận lợi cho các loại nấm mốc phát sinh gây hại, các chất thải và bài tiết côn trùng có thể làm nông sản trở thành yếu tố quan trọng làm phát triển việc sản sinh ra Mycotoxin bởi vì chúng có thể tiếp nhận, mang và vận chuyển các vi sinh vật. Ragunathan và cộng sự (1974) đã nghiên cứu về mối quan hệ giữa nấm trong kho với mọt gạo nhận thấy chỉ có giai đoạn trứng là không nhìn thấy nấm còn đều phát hiện thấy nấm Aspergillus ochnacerus,

Aspergillus flavus và các nấm khác ở giai đoạn ấu trùng, nhộng và trưởng thành, đặc biệt trong phân của chúng có rất nhiều bào tử nấm (dẫn theo Bùi Công Hiển, 1995) [1].

Ngoài các nghiên cứu về thành phần sâu hại kho, công trình nghiên cứu về mức độ tổn thất, còn có những nghiên cứu về đặc tính sinh học của sâu hại kho. Prakash (1984) [34] đã mô tả khá chi tiết các đặc điểm hình thái, đặc điểm sinh học và sự phân bố của loài mọt đục hạt nhỏ Rhyzopertha dominica (F.). Howe (1952) đã làm thí nghiệm và thấy rằng tốc độ đẻ trứng của mọt gạo ở 170C, 210C và 250C tăng lên cùng ẩm độ. Nghiên cứu, tìm hiểu và xác định ngưỡng nhiệt độ, ẩm độ tối ưu cho côn trùng hại thóc gạo bảo quản có các tác giả Boldt (1974), Cox (1981), Germano (1982), Prakash và Rad (1985)…

Một phần của tài liệu Hiệu lực phòng trừ sâu mọt hại kho nông sản của một chế phẩm nấm ký sinh côn trùng (Trang 27 - 29)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(63 trang)
w