Khoanh tròn vào đáp án đúng:

Một phần của tài liệu Bồi dưỡng thế giới quan duy vật biện chứng cho sinh viên trong giảng dạy phần i môn học những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa mác lê nin (Trang 107 - 108)

Câu 1: Vấn đề cơ bản của triết học?

a. Thế giới quan và nhân sinh quan b. Mối quan hệ giữa ý thức và vật chất c. Mối quan hệ giữa tự nhiên và xã hội d. Thế giới quan và phương pháp luận.

Câu 2: Các nhà triết học duy vật thời cổ đại có quan điểm như thế nào về vật chất?

a. Đồng nhất vật chất nói chung với nguyên tử.

b. Đồng nhất vật chất nói chung với một số dạng cụ thể, cảm tính của vật chất. c. Đồng nhất vật chất với khối lượng.

d. Đồng nhất vật chất với ý thức.

Câu 3: Hình thức phát triển cao của chủ nghĩa duy vật là:

a. Chủ nghĩa duy vật thời cổ đại b. Chủ nghĩa duy vật biện chứng c. Chủ nghĩa duy vật siêu hình d. Chủ nghĩa duy vật lịch sử.

Câu 4: Chủ nghĩa duy vật biện chứng do ai sáng lập?

a. C.Mác và V.I.Lênin b. V.I.Lênin và Ph.Ăngghen c. C.Mác và Ph. Ăngghen

d. C. Mác, Ph. Ăngghen và V.I.Lênin

Câu 5: Khẳng định nào sau đây là đúng?

a. Định nghĩa về vật chất của Lênin thừa nhận vật chất tồn tại khách quan ngoài ý thức con người, thông qua các dạng cụ thể.

b. Định nghĩa về vật chất của Lênin thừa nhận vật chất nói chung tồn tại vĩnh viễn, tách rời các dạng cụ thể của vật chất.

c. Định nghĩa về vật chất của Lênin đồng nhất vật chất nói chung với một dạng cụ thể của vật chất.

d. Cả a, b, c.

Câu 6: Quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng vận động là?

a. Vận động là sự biến đổi của các chất vô cơ thành các chất hữu cơ b. Vận động là thúc đẩy nền kinh tế phát triển

c. Vận động là sự dịch chuyển vị trí của các vật thể trong không gian d. Vận động là phương thức tồn tại của vật chất

Câu 7: Theo quan điểm của CNDVBC, nguồn gốc cơ bản, trực tiếp và quan trọng nhất quyết định sự ra đời và phát triển của ý thức là gì?

a. Sự tác động của tự nhiên vào bộ óc người. b. Lao động, thực tiễn xã hội.

c. Bộ não người và hoạt động của nó. d. Ngôn ngữ.

Câu 8: Đâu là quan điểm của CNVDBC về bản chất của ý thức?

a. Ý thức là sự phản ánh năng động, sáng tạo thế giới khách quan vào bộ óc con người.

b. Ý thức là thực thể độc lập

c. Ý thức là sự phản ánh hiện thực khách quan vào bộ óc người. d. Ý thức là năng lực của mọi dạng vật chất.

Câu 9: Đâu là quan điểm của CNDVBC về mối quan hệ giữa vật chất và ý thức?

a. Ý thức do vật chất quyết định. b. Ý thức tác động đến vật chất.

c. Ý thức do vật chất quyết định, nhưng có tính độc lập tương đối và tác động đến vật chất thông qua hoạt động thực tiễn.

d. Vật chất quyết định ý thức.

Câu 10: Mối quan hệ giữa vật chất và ý thức thì vai trò gì đối với vật chất? (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

a. Vật chất là cái có trước, ý thức là cái có sau b. Vật chất là nguồn gốc sinh ra ý thức

c. Ý thức là sự phản ánh đối với vật chất.

d. Ý thức có thể tác động trở lại vật chất thông qua hoạt động thực tiễn của con người.

Một phần của tài liệu Bồi dưỡng thế giới quan duy vật biện chứng cho sinh viên trong giảng dạy phần i môn học những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa mác lê nin (Trang 107 - 108)