Hoạt động cụ thể tại các lớp

Một phần của tài liệu Bồi dưỡng thế giới quan duy vật biện chứng cho sinh viên trong giảng dạy phần i môn học những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa mác lê nin (Trang 49 - 56)

C. Nội dung giáo án lớp thực nghiệm và đối chứng

b.Hoạt động cụ thể tại các lớp

Hoạt động 1: Mục 1-Vấn đề cơ bản của triết học và sự đối lập giữa chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm trong việc giải quyết vấn đề cơ bản cảu triết học.

Giáo án lớp đối chứng

Mục tiêu: Giúp sinh viên hiểu được nội dung và ý nghĩa vấn đề cơ bản của triết học; sự đối lập giữa hai quan điểm duy vật và duy tâm trong việc giải quyết vấn đề cơ bản của triết học.

Cách thức tiến hành

1.Giáo viên tiến hành giảng: vấn đề cơ bản của triết học; quan điểm của CNDV và CNDT về vấn đề này.

3. Phương pháp chủ yếu: thuyết trình kết hợp phát vấn

Mục tiêu: Giúp sinh viên hiểu được nội dung và ý nghĩa vấn đề cơ bản của triết học; sự đối lập giữa hai quan điểm duy vật và duy tâm trong việc giải quyết vấn đề cơ bản của triết học và vai trò của chủ nghĩa duy vật.

Cách thức tiến hành

1. Sinh viên tự nghiên cứu ở nhà: Vấn đề cơ bản của triết học; quan điểm của CNDV và CNDT về vấn đề này.

2. Giáo viên hướng dẫn giúp sinh viên chủ động tìm hiểu nội dung và liên hệ vào thực tiễn thông qua các câu hỏi ứng dụng.

3. Phương pháp chủ yếu: Đàm thoại và thảo luận nhóm

Một số câu hỏi và gợi ý tìm hiểu nội dung bài học

Câu hỏi số 1. Nêu khái quát vấn đề cơ bản của triết học theo quan điểm của Ph.Ăng ghen.

Câu hỏi số 2. Sự đối lập giữa hai quan điểm duy vật và duy tâm trong việc giải quyết vấn đề cơ bản của triết học?

Câu hỏi số 3. Chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm: hai trường phái cơ bản trong lịch sử?

Câu hỏi số 4. Vai trò của chủ nghĩa duy vật?

Gợi ý tìm hiểu

Câu 1: Thực chất là muốn khẳng định: “Vấn đề cơ bản lớn của mọi triết học đặc biệt là triết học hiện đại là mối quan hệ giữa tư duy và tồn tại”.

* Vấn đề cơ bản của triết học theo Ph.Ăngghen là có hai mặt:

Mặt thứ nhất: Giữa vật chất và ý thức cái nào có trước, cái nào có sau và cái nào quyết định cái nào?

Mặt thứ hai: Con người có khả năng nhận thức được thế giới hay không?

Câu 2 và câu 3. Xác định đâu là quan điểm duy vật và đâu là quan điểm của duy tâm trong việc giải quyết vấn đề cơ bản của triết học.

Sự đối lập giữa hai quan điểm duy vật và duy tâm trong việc giải quyết vấn đề cơ bản của triết học: Giải quyết mặt thứ nhất của vấn đề cơ bản của triết học đã chia các nhà triết học ra thành hai trường phái là chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm.

Những người cho rằng trong mối quan hệ giữa vật chất và ý thức thì vật chất là cái có trước, ý thức là cái có sau và vật chất quyết định ý thức hợp thành chủ nghĩa duy vật.

Những người cho rằng ý thức là cái có trước, vật chất là cái có sau và ý thức quyết định vật chất hợp thành chủ nghĩa duy tâm. CNDT có 2 hình thức là CNDT chủ quan và CNDT khách quan.

Những người cho rằng vật chất và ý thức là hai thực thể tồn tại song song, không cái nào quyết định cái nào được gọi là những người theo thuyết Nhị nguyên luận.

Những người cho rằng con người có khả năng nhận thức được thế giới được gọi là những người theo thuyết khả tri và ngược lại với họ là những người theo thuyết bất khả tri. Ngoài ra còn có trường phái hoài nghi luận.

Câu 4. khẳng định vai trò của chủ nghĩa duy vật- Chủ nghĩa duy vật và sự tồn tại, phát triển của nó có nguồn gốc từ sự phát triển của khoa học tự nhiên và gắn liền với giai cấp, lực lượng tiến bộ trong lịch sử. Nó là kết quả của quá trình đúc kết, khái quát hoá những tri thức của nhân loại về nhiều lĩnh vực để xây dựng nên hệ thống quan điểm, lý luận chung đồng thời định hướng cho các lực lượng xã hội tiến bộ trong hoạt động nhận thức và thực tiễn của mình. Trên cơ sở phát triển của khoa học và thực tiễn, chủ nghĩa duy vật đã phát triển qua các hình thức lịch sử: Chủ nghĩa duy vật chất phác, chủ nghĩa duy vật siêu hình và chủ nghĩa duy vật biện chứng. Trong đó chủ nghĩa duy vật biện chứng là hình thức phát triển cao nhất của chủ nghĩa duy vật trong lịch sử.

Hoạt động 2: Mục II - Quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng về

vật chất, ý thức và mối quan hệ giữa vật chất và ý thức.

Giáo án lớp đối chứng (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Mục tiêu - Giúp sinh viên hiểu được:

1. Định nghĩa vật chất của Lênin, mối quan hệ giữa vật chất và ý thức, ý nghĩa phương pháp luận.

2. Thế nào vận động, các hình thức của vận động và mối quan hệ giữa vận động và đứng im.

3. Quan điểm duy vật biện chứng về nguồn gốc tự nhiên và nguồn gốc xã hội của ý thức.

4. Tính quyết định của vật chất đối với ý thức, vai trò của ý thức đối với vật chất.

Cách thức tiến hành:

1. Nội dung bài học nhiều nên giáo viên tiến hành giảng nội dung và trình chiếu lên màn hình nội dung bài học.

2. Phương pháp chủ yếu: thuyết trình kết hợp phát vấn. 3. Tiến hành thảo luận chương theo đúng tiến trình.

Giáo án lớp thực nghiệm

Mục tiêu - Giúp sinh viên hiểu được:

1. Định nghĩa vật chất của Lênin, mối quan hệ giữa vật chất và ý thức, ý nghĩa phương pháp luận.

2. Thế nào vận động, các hình thức của vận động và mối quan hệ giữa vận động và đứng im.

3. Quan điểm duy vật biện chứng về nguồn gốc tự nhiên và nguồn gốc xã hội của ý thức.

4. Tính quyết định của vật chất đối với ý thức, vai trò của ý thức đối với vật chất và rút ra được ý nghĩa phương pháp luận.

5. Vận dụng những kiến thức đó vào trong hoạt động thực tiễn cuộc sống.

Cách thức tiến hành:

1. Nội dung của bài học nhiều nên hoạt động này giảng viên chủ yếu sử dụng phương pháp thảo luận nhóm

2. Giảng viên chia nhóm, phát các phiếu câu hỏi cho các nhóm (mỗi nhóm một câu hỏi), đồng thời trình chiếu lên màn hình nội dung bài học. Chẳng hạn: tính thống nhất vật chất của thế giới, bản chất và kết cấu của ý thức, mối quan hệ giữa vật chất và ý thức… Sau khi các nhóm trình bày, thảo luận, giáo viên nhận xét, bổ sung và kết luận.

3. Tiến hành thảo luận tại lớp đối với hai vấn đề sau:

Vấn đề 2. Tại sao nói: Không có bộ óc người cùng với lao động và ngôn ngữ thì sẽ không có ý thức?

Một số câu hỏi tìm hiểu nội dung bài học qua hoạt động nhóm.

Câu 1. Nêu khái quát quan niệm của chủ nghĩa duy vật trước Mác về vật chất?

Câu 2. Nêu khái quát hoàn cảnh ra đời định nghĩa vật chất của Lênin?

Câu 3. Phân tích nội dung định nghĩa vật chất của Lênin?

Câu 4. Phân tích ý nghĩa của định nghĩa vật chất của Lênin?

Câu 5. Vật chất tồn tại qua những hình thức nào?

Câu 6. Tại sao nói vận động là thuộc tính cố hữu, là phương thức tồn tại của vật chất?

Câu 7. Mối quan hệ giữa các hình thức vận động cơ bản của vật chất?

Câu 8. Tại sao nói đứng im chỉ là hiện tượng tương đối, tạm thời?

Câu 9. Mối liên hệ vật chất giữa bộ óc người với thế giới khách quan. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Câu 10. Tại sao nói nguồn gốc trực tiếp quan trọng nhất quyết định sự ra đời và phát triển cảu ý thức là lao động?

Câu 11. Phân tích mối quan hệ biện chứng giữa vật chất và ý thức?

Câu 12. Ý thức tác động trở lại vật chất như thế nào?

Câu 13. Rút ra ý nghĩa phương pháp luận của việc nghiên cứu mối quan hệ giữa vật chất và ý thức?

Gợi ý tìm hiểu

Câu 1,2. - Lược khảo các quan điểm trước Mác về vật chất; hoàn cảnh ra đời định nghĩa vật chất của Lênin.

Cổ đại: đồng nhất vật chất với vật thể.

Cận đại thế kỷ XVII- XVIII: đồng nhất vật chất với khối lượng, với nguyên tử. - Nguyên nhân của của việc đưa ra quan điểm mới về vật chất:

Sự xuất hiện những phát minh lớn trong khoa học tự nhiên cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX đã bác bỏ quan niệm siêu hình về vật chất; quan niệm đương thời về vật chất “đã bị sụp đổ trước khoa học”.

Chủ nghĩa duy tâm lợi dụng cơ hội đó đã tấn công chủ nghĩa duy vật. Thực tế trên đòi hỏi phải có quan điểm đúng đắn về vật chất, và Lênin đã đưa ra định nghĩa về chất như sau: “Vật chất là một phạm trù triết học dùng để chỉ

thực tại khách quan được đem lại cho con người trong cảm giác, được cảm giác của chúng ta chép lại, chụp lại, phản ánh và tồn tại không lệ thuộc vào cảm giác”.

- Nội dung định nghĩa vật chất của Lênin.

Phân biệt “vật chất” với tư cách là phạm trù triết học với khái niệm “vật chất” được sử dụng trong các khoa học chuyên ngành.

Vật chất tồn tại khách quan, bên ngoài ý thức, độc lập với ý thức của con người cho dù con người có nhận thức được nó hay không.

Vật chất là cái có thể gây nên cảm giác ở con người khi nó trực tiếp hay gián tiếp tác động đến giác quan của con người; ý thức của con người là sự phản ánh đối với vật chất, còn vật chất là cái được ý thức phản ánh.

Câu 4: Phân tích ý nghĩa của định nghĩa.

Bác bỏ quan điểm của chủ nghĩa duy tâm, thuyết không thể biết; khắc phục những hạn chế của chủ nghĩa duy vật trước Mác về vật chất.

Đưa ra một cách hiểu khoa học về vật chất; xác định vật chất trong lĩnh vực xã hội.

Định hướng cho sự phát triển của khoa học.

Câu 5, 6, 7, 8.

* Các hình thức vận động cơ bản của vật chất

Cơ hoc: Sự dịch chuyển của ròng rọc Vật lý: Điện tích âm và điện tích dương

Hoá học: Sự kết hợp giữa Hyđrô và Ôxy tạo thành nước Sinh học: Cây ra hoa kết quả

Xã hội: Sự chuyển biến của xã hội: Cộng sản nguyên thuỷ- Chiếm hữu nô lệ - Xã hội phong kiến- Xã hội tư bản- Cộng sản chủ nghĩa

* Vận động là thuộc tính cố hữu của vật chất

Vật chất tồn tại bằng cách vận động, trong vận động và thông qua vận động mà các dạng vật chất biểu hiện, bộc lộ sự tồn tại của mình, chỉ rõ mình là cái gì, không thể có vật chất mà không có vận động, ngược lại không có sự vận động mà không thuộc về vật chất.

Với tính cách là thuộc tính cố hữu của vật chất, nghĩa là vận động là sự tự thân vận động cuả vật chất, được tạo nên từ sự tác động lẫn nhau của chính các thành tố nội tại trong cấu trúc vật chất.

* Mối quan hệ giữa các hình thức vận động

Mỗi hình thức vận động nói trên khác nhau về chất, từ vận động cơ học đến vận động xã hội là sự khác nhau về trình độ, tương ứng với kết cấu của vật chất.

Hình thức vận động cao xuất hiện trên cơ sở hình thức vận động thấp, bao hàm trong nó tất cả các hình thức vận động thấp hơn, trong khi đó các hình thức vận động thấp không có khả năng bao hàm hình thức vận động ở trình độ cao hơn. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Trong sự tồn tại của mình, mỗi sự vật có thể gắn liền với nhiều hình thức vận động khác nhau. Tuy nhiên bản thân sự tồn tại của các vật đó bao giờ cũng đặc trưng bằng một hình thức vận động cơ bản:

Ví dụ: Trong cơ thể sinh vật có các hình thức vận động khác nhau: vận động cơ học, vận động vật lý, vận động sinh học, nhưng hình thức vận động sinh học mới là đặc trưng cơ bản của sinh vật, vận động xã hội là hình thức đặc trưng cho hoạt động của con người.

* Đứng im chỉ là tạm thời, tương đối

Hiện tượng đứng im tương đối chỉ xảy ra trong một mối quan hệ nhất định chứ không mọi mối quan hệ cùng một lúc.

Đứng im chỉ xảy ra với một hình thái vận động trong một lúc nào đó chứ không phải với mọi hình thức vận động trong cùng một lúc.

Đứng im chỉ biểu hiện của một trạng thái vận động đó là vận động trong thăng bằng, trong sự ổn định tương đối, biểu hiện thành một sự vật, một cây, một con… khi nó còn là nó nó chưa bị phân hoá thành cái khác.

Vận động cá biệt có xu hướng hình thành sự vật hiện tượng ổn định nào đó, còn vận động nói chung là sự tác động qua lại lẫn nhau giữa sự vật hiện tượng làm cho các sự vật không ngừng biến đổi (vì thế đứng im là tạm thời).

Câu 9, 10, 11, 12

- Vật chất có trước ý thức có sau, vật chất quyết định ý thức.

- Vật chất là nguồn gốc của ý thức; nội dung của ý thức là do vật chất quyết định.

- Ý thức là sự phản ánh đối với vật chất, ý thức là thuộc tính của một dạng vật chất có tổ chức cao là bộ não người.

- Ý thức phản ánh thế giới khách quan.

- Ý thức cải biến, sáng tạo thế giới khách quan.

- Giới hạn và điều kiện tác dụng năng động sáng tạo của ý thức.

- Tôn trọng khách quan, nhận thức và hành động theo quy luật khách quan. - Phát huy tính năng động chủ quan, phát huy vai trò của tri thức lý luận khoa học trong hoạt động thực tiễn.

- Tính thống nhất biện chứng giữa tôn trọng khách quan và phát huy tính năng động chủ quan trong hoạt động thực tiễn.

Chương II. Phép biện chứng duy vật

Tổng số tiết của chương: 7 (Số tiết giảng: 5; Số tiết thực hành: 2)

a. Mục đích, yêu cầu của chương

1. Mục đích, yêu cầu.

Giảng dạy chương phép biện chứng duy vật giúp cho sinh viên nắm vững nắm được khái niệm, nội dung cơ bản của các nguyên lý, quy luật và các cặp phạm trù. Mặt khác chương II giúp cho sinh viên nhận thức và giải quyết được một số vấn đề của hiện thực và của nhận thức trên cơ sở nội dung nguyên lý, quy luật, các cặp phạm trù và lý luận nhận thức. Qua đó sinh viên có thể ứng dụng tri thức có hiệu quả vào thực tiễn đời sống và chuyên môn.

2. Hoạt động của sinh viên

Sinh viên đọc giáo trình và tài liệu tham khảo.

Sinh viên chuẩn bị bài ở nhà theo giáo trình và hệ thống các câu hỏi giáo viên đã cho trước, chuẩn bị các ý kiến hỏi, đề xuất khi nghe giảng.

Tham dự đầy đủ giờ giảng của giảng viên và các buổi tổ chức thảo luận dưới sự hướng dẫn và điều khiển của giảng viên theo quy chế.

Một phần của tài liệu Bồi dưỡng thế giới quan duy vật biện chứng cho sinh viên trong giảng dạy phần i môn học những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa mác lê nin (Trang 49 - 56)