Tăng cường xây dựng đội ngũ giảng viên Mác– Lênin và điều kiện cơ sở vật chất đáp ứng yêu cầu giảng dạy

Một phần của tài liệu Bồi dưỡng thế giới quan duy vật biện chứng cho sinh viên trong giảng dạy phần i môn học những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa mác lê nin (Trang 88 - 91)

C. Nội dung giáo án lớp thực nghiệm và đối chứng

3.2.4.Tăng cường xây dựng đội ngũ giảng viên Mác– Lênin và điều kiện cơ sở vật chất đáp ứng yêu cầu giảng dạy

110 90,16 100 78,12 Qua kết quả điều tra và thăm dò trên chúng ta có thể thấy mức độ nắm kiến

3.2.4.Tăng cường xây dựng đội ngũ giảng viên Mác– Lênin và điều kiện cơ sở vật chất đáp ứng yêu cầu giảng dạy

Đội ngũ giảng viên các môn khoa học Mác - Lênin là lực lượng chủ yếu, có vai trò hết sức quan trọng trong bồi dưỡng thế giới quan duy vật biện chứng cho sinh viên. Thông qua giảng dạy chủ nghĩa Mác - Lênin, giảng viên giúp sinh viên nắm vững và vận dụng phương pháp luận duy vật biện chứng vào học tập chuyên ngành và phân tích các vấn đề thực tiễn xã hội. Vì vậy, nâng cao trình độ đội ngũ cán bộ giảng dạy các môn khoa học Mác – Lênin cũng là một trong những giải pháp quan trọng nhằm nâng cao hiệu quả của việc giáo dục thế giới quan duy vật biện chứng cho sinh viên. Theo chúng tôi để giáo dục thế giới quan duy vật biện chứng cho sinh viên các trường Đại học, Cao đẳng ở Hà Tĩnh hiện nay có hiệu quả cần tập trung vào những vấn đề cụ thể sau:

Một là, phải có giải pháp, tạo điều kiện cao chất lượng của toàn bộ đội ngũ giảng viên ở các trường Đại học, Cao đẳng. Giảng viên các môn khoa học Mác - Lênin phải có hiểu biết rộng, có chuyên môn giỏi, có năng lực bắt kịp tri thức khoa học hiện đại và có hiểu biết thực tiễn sinh động. Thông qua việc truyền đạt những nguyên lý của các môn khoa học Mác - Lênin nó tác động đến tư tưởng, tình cảm của sinh viên, có thể lôi cuốn sinh viên say mê học tập hoặc cũng có thể là gây nên tình trạng sinh viên không muốn học môn khoa học này.

Điều đó đòi hỏi bản thân đội ngũ giảng viên phải là người giác ngộ lý tưởng xã hội chủ nghĩa, có phẩm chất chính trị vững vàng tham gia tích cực vào việc giáo dục thế giới quan duy vật biện chứng thông qua những môn học mà mình đang trực tiếp giảng dạy.

Hai là, tiếp tục bồi dưỡng cho đội ngũ giảng viên một phương pháp sư phạm tốt, khả năng truyền thụ hấp dẫn, logic,… giúp sinh viên nắm chắc kiến thức qua đó thế giới quan duy vật biện chứng của họ ngày càng được củng cố và nâng cao.

Để có được đội ngũ giảng viên các môn khoa học Mác - Lênin đáp ứng được nhiệm vụ đó cần phải có các biện pháp như sau:

- Đảm bảo điều kiện vật chất cho giảng viên dạy và học tập các môn khoa học Mác - Lênin. Để góp phần nâng cao hiệu quả giáo dục thế giới quan duy vật

biện chứng cho sinh viên ở hiện nay, trước mắt các trường cần đảm bảo các điều kiện vật chất cơ bản như: tăng cường sách và tài liệu cần thiết cho thầy và trò cụ thể là sách giáo khoa phải được đảm bảo đầy đủ; các tạp chí lý luận và các báo chính phải đảm bảo cho mỗi giảng viên. Để đảm bảo được những điều kiện vật chất này ở mỗi trường cần phải trang bị tốt hệ thống thư viện và đặc biệt là hệ thống thư viện điện tử.

Bên cạnh đó cần phải đảm bảo số lượng biên chế giảng viên cho từng môn học để giảng viên được đào tạo chuyên ngành nào thì giảng dạy đúng chuyên ngành ấy nhằm khắc phục tình trạng giảng viên phải dạy nhiều môn, thực hiện đúng tinh thần công văn số 2488/BGDĐT-ĐH&SĐH “tuyển đủ giảng viên để giảng dạy các môn này, chấm dứt việc bố trí giảng viên dạy 2 hoặc 3 môn học, dạy vượt quá nhiều giờ so với quy định”, tạo điều kiện cho giảng viên có thời gian nghiên cứu khoa học, chuẩn bị bài giảng phong phú hơn, bổ sung những kiến thức cập nhật cho sinh viên nâng cao trình độ chuyên môn của giảng viên.

Ngoài ra, cần có chính sách hỗ trợ cho giáo viên có điều kiện tập huấn nâng cao trình độ tin học, khả năng sử dụng phương tiện kỹ thuật hiện đại trong giảng dạy. Đồng thời, tiếp tục thường xuyên tổ chức bồi dưỡng theo định kỳ cho giảng viên Mác - Lênin về chuyên môn đặc biệt là những vấn đề lý luận mới đang đặt ra.

Cần tạo điều kiện tổ chức cho giảng viên Mác - Lênin đi thực tế 10 ngày trong một năm học. Đây là một yêu cầu cần thiết để đảm bảo nguyên tắc thống nhất giữa lý luận với thực tiễn mà mỗi một giảng viên Mác - Lênin cần có. Thông qua đi thực tế tại các khu công nghiệp, các doanh nghiệp, các cơ sở nông nghiệp, các danh lam thắng cảnh và các di tích lịch sử sẽ cung cấp rất nhiều những tri thực thực tế để họ có điều kiện vận dụng những tri thức lý luận trong nhà trường luận chứng những vấn đề của thực tiễn từ đó trong quá trình giảng dạy giảm bớt sự khô cứng, kích thích sự hứng thú của người học, đem lại hiệu quả cao hơn trong việc giáo dục thế giới quan duy vật biện chứng.

- Thường xuyên tổ chức và nâng cao tính ứng dụng các hội thảo về đổi mới phương pháp giảng dạy khoa học Mác – Lênin cho không chỉ đội ngũ giảng viên.

Trong những năm gần đây trường Đại học Hà Tĩnh đã có nhiều hội thảo về đề tài này song nhìn chung việc áp dụng còn rất hạn chế, chưa đem lại hiệu quả cao; còn các trường cao đẳng trên địa bàn hoạt động này đang còn gần như bỏ ngỏ.

- Một trong những giải pháp nhằm nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho giảng viên đó là việc nâng cao khả năng vận dụng, quán triệt những quan điểm của Đảng trong giảng dạy. Nhiều giảng viên khi giảng dạy không đưa các quan điểm của Đảng vào bài giảng của mình được, nếu có thì cũng chỉ là nhắc lại giáo trình một cách chiếu lệ, gượng ép. Do vậy, việc giảng dạy những nguyên lý của chủ nghĩa Mác - Lênin hiện chưa có tính thuyết phục cao, còn xa rời cuộc sống của đất nước và những diễn biến của địa phương.

Trong quá trình vận dụng, quán triệt những quan điểm của Đảng trong giảng dạy những nguyên lý chủ nghĩa Mác - Lênin không nên đưa ra nhiều các quan điểm của Đảng mà không phân tích sâu cơ sở lý luận của một quan điểm nào. Điều đó sẽ làm mờ nhạt tính khoa học trong các quan điểm của Đảng, làm cho mối quan hệ giữa lý luận chủ nghĩa Mác - Lênin và các quan điểm của Đảng trở nên hời hợt, dễ dãi, bị lắp ghép một cách tuỳ tiện.Muốn làm được như vậy, người cán bộ giảng dạy phải thường xuyên học hỏi, rút kinh nghiệm qua thực tiễn giảng dạy của bản thân. Điều này suy đến cùng phụ thuộc vào năng lực, trình độ thực tiễn của người cán bộ giảng dạy.

Ba là, cần tổ chức biên chế lớp học hợp lý, tránh tình trạng học ghép lớp với quá nhiều sinh viên, nhiều chuyên ngành khác nhau. Hạn chế và tiến tới loại bỏ hình thức ghép lớp cũng là một trong những giải pháp hữu hiệu góp phần phát huy hiệu quả bồi dưỡng thế giới quan duy vật biện chứng qua môn học cho sinh viên.

Một phần của tài liệu Bồi dưỡng thế giới quan duy vật biện chứng cho sinh viên trong giảng dạy phần i môn học những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa mác lê nin (Trang 88 - 91)