Quan điểm về bồi dưỡng thế giới quan duy vật biện chứng cho sinh viên trong giảng dạy phần I môn học “Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa

Một phần của tài liệu Bồi dưỡng thế giới quan duy vật biện chứng cho sinh viên trong giảng dạy phần i môn học những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa mác lê nin (Trang 76 - 79)

C. Nội dung giáo án lớp thực nghiệm và đối chứng

110 90,16 100 78,12 Qua kết quả điều tra và thăm dò trên chúng ta có thể thấy mức độ nắm kiến

3.1. Quan điểm về bồi dưỡng thế giới quan duy vật biện chứng cho sinh viên trong giảng dạy phần I môn học “Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa

Mác – Lênin” ở các trường đại học, cao đẳng trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh

Thời gian qua, bên cạnh những kết quả đã đạt được trong giảng dạy môn học Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin thì cũng phải thẳng thắn thừa nhận rằng việc sinh viên không chuyên các môn khoa học Mác - Lênin không thích học các bộ môn Mác - Lênin. Nhiều sinh viên học cốt sao đủ điểm, không phải thi lại là được chứ ít ai coi đó là môn học giúp cho việc rèn luyện và phát triển tư duy, trang bị phương pháp nhận thức, kiếm tìm tri thức ở nơi mà C.Mác gọi là nơi “đúc kết” những gì là tinh tuý của tư duy nhân loại, hoặc có ích thực sự cho chuyên môn sau này của họ.

Sinh viên là đối tượng trẻ và đông đảo, vừa mới bước chân vào cổng trường đại học, họ đang rất háo hức tìm hiểu, khám phá kho tàng tri thức đồ sộ của nhân loại. Vì vậy, có thể khẳng định chắc chắn rằng nguyên nhân không phải là từ họ. Vậy nguyên nhân của tình trạng không hứng thú học môn học này là gì? Đây là một câu hỏi khó, không dễ trả lời. Theo chúng tôi để góp phần bồi dưỡng thế giới quan duy vật biện chứng cho sinh viên qua môn học Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin chúng ta cần quán triệt một số quan điểm sau:

3.1.1. Bồi dưỡng thế giới quan duy vật biện chứng phải được thực hiện xuyên suốt qua từng nội dung bài giảng trong quá trình giảng dạy

Bồi dưỡng thế giới quan duy vật biện chứng cho sinh viên hiện nay thực chất là cung cấp hệ thống tri thức lý luận khoa học của chủ nghĩa Mác – Lênin, hệ tư tưởng tiến bộ và các giá trị văn hóa của nhân loại để nhằm trang bị cho sinh viên nội dung cơ bản của thế giới quan duy vật biện chứng, phương pháp luận khoa học và nhân sinh quan cách mạng cho sinh viên. Thế

giới quan duy vật diễn tả những vấn đề của thế giới bằng hệ thống lý luận các khái niệm, phạm trù, quy luật. Bởi vậy, công tác bồi dưỡng thế giới quan duy vật biện chứng phải được thực hiện qua từng nội dung bài giảng, xuyên suốt quá trình giảng dạy môn học. Đây là một yêu cầu cao trong giảng dạy môn học, song để thực hiện được đòi hỏi phải có đủ các yêu cầu: trình độ chuyên môn, thời gian đầu tư cho bài giảng.

3.1.2.Bồi dưỡng thế giới quan duy vật biện chứng phải được thực hiện một cách đồng bộ, toàn diện, kết hợp chặt chẽ với các khâu, các yếu tố tham gia vào quá trình giảng dạy.

Trong quá trình giáo dục, bao giờ cũng có một hệ thống cần phải giải quyết đó là: mục đích, nhiệm vụ, đối tượng, chương trình, nội dung, giảng viên, động cơ dạy và học cùng các phương tiện giáo dục khác nhằm đào tạo con người đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước trong từng giai đoạn lịch sử.

Theo quan sát của chúng tôi trong thời gian qua thấy rằng, để góp phần bồi dưỡng thế giới quan duy vật biện chứng cho sinh viên qua môn học Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin có mấy vấn đề cần quan tâm:

Thứ nhất: Về mặt nội dung và thời lượng chương trình.

Thế giới, đất nước đang thay đổi rất nhanh, khoa học và công nghệ luôn có những cái mới xuất hiện hàng ngày. Tuy nhiên, chương trình học của chúng ta thì khô cứng, thiếu phần dẫn dắt mang tính lịch sử của vấn đề và y hệt nhau cho mọi đối tượng thuộc các chuyên ngành khác nhau làm cho sinh viên và giảng viên gặp nhiều khó khăn trong giảng dạy và học tập. Chúng ta không phủ nhận rằng, chương trình môn học phải đảm bảo những cái chung, song nếu chương trình đó không phù hợp với những đòi hỏi đặc thù của từng chuyên ngành thì sự hấp dẫn cũng không còn. Mặt khác, do thời lượng môn học hạn chế cho nên ngay cả những nội dung cơ bản nhất của chương trình người giảng cũng không kịp truyền thụ hết. Vì vậy, lẽ tất nhiên nhiều giảng viên sẽ chọn con đường an toàn nhất là nói đủ và đúng những gì đã được viết ra trong giáo trình chung cho mọi đối tượng.

Bên cạnh đó, cách thi như hiện nay (kể cả cách thi trắc nghiệm) vừa góp phần làm cho người học chỉ cần học thuộc một cách máy móc vừa làm cho

người giảng cũng phải lo bảo đảm độ an toàn về kết quả giảng dạy của mình bằng cách tập trung vào một số nội dung được coi là sẽ có đề thi chứ chẳng cần đào sâu, mở rộng.

Thứ hai: Về phương pháp dạy học và phương pháp kiểm tra, đánh giá. Chúng ta cần nhìn thẳng vào thực trạng việc dạy và học môn học Những nguyên lý của chủ nghĩa Mác – Lênin. Để có sự đổi mới theo kịp sự đổi mới toàn diện của đất nước và hội nhập quốc tế đang diễn ra rất nhanh trong điều kiện toàn cầu hoá hiện nay việc giảng dạy môn học cần có phương pháp giảng dạy khoa học, hiện đại. Một mặt, giáo trình tạo điều kiện thuận lợi để người dạy phát huy khả năng dẫn dắt người học suy nghĩ về những cái cốt lõi nhất, sâu sắc nhất và tâm đắc nhất, qua đó sẽ có sự thảo luận, sự đối thoại, sự thuyết trình giữa người học với nhau, giữa người học và người dạy. Mặt khác, một phương pháp giảng dạy phù hợp sẽ phát huy tính tối đa tiềm năng trí tuệ của sinh viên.

Một khi phương pháp giảng dạy đã thay đổi thì phương pháp kiểm tra và thi cử cũng phải thay đổi cho phù hợp với thời gian đã được dành cho tự học và kích thích sự sáng tạo nhiều hơn của người học.

Thứ ba: Bồi dưỡng thế giới quan duy vật biện chứng cho sinh viên thông qua các môn khoa học khác, đặc biệt là các khoa học chuyên ngành.

Một mặt, tri thức của thế giới quan duy vật biện chứng là sự khái quát hoá cao của tri thức khoa học tự nhiên, khoa học xã hội và khoa học tư duy trong quá trình vận động và phát triển của tri thức nhân loại. Nó không chỉ trình bày các quan điểm của mình, mà còn luận chứng cho các quan điểm ấy bằng lý tính và những cơ sở khoa học nhất định. Mặt khác ở các môn khoa học khác, các nhà khoa học khi trình bày những nội dung khoa học họ đã đứng trên lập trường thế giới quan duy vật biện chứng. Do đó, các môn khoa học khác cũng góp phần bồi dưỡng thế giới quan duy vật biện chứng cho sinh viên. Nhiều môn khoa học cụ thể, nhiều giảng viên đã thông qua bài giảng mà bồi dưỡng, củng cố thế giới quan duy vật biện chứng cho sinh viên song cũng không ít trường hợp giảng viên các môn khoa học khác không làm hoặc làm nhiệm vụ này một cách hời hợt.

Vì vậy, bồi dưỡng thế giới quan duy vật biện chứng cho sinh viên phải được thực hiện toàn diện, đồng bộ, kết hợp chặt chẽ với các khâu, các yếu tố tham gia vào quá trình giảng dạy, giáo dục.

Tóm lại: Bên cạnh việc cung cấp tri thức, môn học Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin còn trang bị cho người học cách tư duy đúng đắn, phương pháp nhận thức khoa học - cả hai thứ đều không có sẵn trong mỗi con người. Năng lực tư duy và phương pháp nhận thức cũng như tri thức phải được trang bị, nuôi dưỡng và phát triển; chúng không phải bất biến mà luôn được bổ sung, do vậy cần có biện pháp thích hợp nhằm phát huy vai trò bồi dưỡng thế giới quan duy vật biện chứng qua môn học Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin cho sinh viên.

Một phần của tài liệu Bồi dưỡng thế giới quan duy vật biện chứng cho sinh viên trong giảng dạy phần i môn học những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa mác lê nin (Trang 76 - 79)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(112 trang)
w