Đổi mới nội dung bài giảng theo hướng nâng cao tính khoa học và tính thực tiễn

Một phần của tài liệu Bồi dưỡng thế giới quan duy vật biện chứng cho sinh viên trong giảng dạy phần i môn học những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa mác lê nin (Trang 79 - 81)

C. Nội dung giáo án lớp thực nghiệm và đối chứng

3.2.1.Đổi mới nội dung bài giảng theo hướng nâng cao tính khoa học và tính thực tiễn

110 90,16 100 78,12 Qua kết quả điều tra và thăm dò trên chúng ta có thể thấy mức độ nắm kiến

3.2.1.Đổi mới nội dung bài giảng theo hướng nâng cao tính khoa học và tính thực tiễn

tính thực tiễn

Để nâng cao hiệu quả bồi dưỡng thế giới quan duy vật biện chứng, theo chúng tôi việc chuẩn bị nội dung bài giảng phải đảm bảo:

Thứ nhất: Về nội dung bài giảng, việc chuẩn bị bài giảng đòi hỏi phải đáp ứng yêu cầu trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản, toàn diện nhất về những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin. Đảm bảo bài giảng nghiên cứu mỗi nguyên lý của chủ nghĩa Mác – Lênin trong mối líên hệ với các nguyên lý khác, mỗi bộ phận cấu thành để thấy sự phong phú và nhất quán của chủ nghĩa Mác, đồng thời cần đảm bảo nhận thức các nguyên lý đó trong tiến trình phát triển của lịch sử tư tưởng nhân loại. Nội dung bài giảng phải thường xuyên gắn kết những quan điểm cơ bản của chủ nghĩa Mác với thực tiễn đời sống, địa phương, đất nước, thời đại cũng như chuyên ngành đào tạo của sinh viên.

Thứ hai: Về kỹ năng, qua bài học giúp sinh viên hình thành kỹ năng tư duy lôgíc, khoa học, phát triển các kĩ năng phân tích, so sánh, tổng hợp, hệ thống hóa các vấn đề khoa học đặc biệt có ý nghĩa quan trọng đối với việc nghiên cứu các môn khoa học pháp lý. Hình thành và phát triển các kỹ năng cộng tác, làm việc nhóm cũng như đảm bảo phát triển kĩ năng lập luận, thuyết trình. Từ đó giúp

sinh viên có khả năng vận dụng các kiến thức đã được học để giải thích các hiện tượng mang tính phổ quát diễn ra trong lĩnh vực tự nhiên, xã hội và tư duy, có khả năng hiểu, giải thích và bình luận được các vấn đề kinh tế, chính trị, xã hội trong nước và quốc tế.

Thứ ba: Về tình cảm, niềm tin, thái độ, bài giảng góp phần giúp sinh viên có ý thức bảo vệ, phổ biến những nguyên lý cơ bản của Chủ nghĩa Mác -Lênin, đấu tranh chống những quan điểm sai trái.Có ý thức, thái độ đúng đắn trong việc thực hiện đường lối, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước. Tăng cường bản lĩnh chính trị, tính chủ động, tự tin cho sinh viên. Củng cố niềm tin vào con đường mà Đảng, Bác Hồ và nhân dân ta đã chọn, từ đó góp phần tích cực vào công cuộc xây dựng CNXH ở nước ta. Để đảm bảo yêu cầu trên theo chúng tôi trong quá trình chuẩn bị bài giảng giáo viên cần:

- Giáo viên đưa ra hệ thống câu hỏi tìm hiểu nội dung bài học, yêu cầu sinh viên chuẩn bị trước ở nhà. Trên lớp, dưới sự hướng dẫn của giảng viên, sinh viên tự chiếm lĩnh tri thức cơ bản của nội dung bài học. Giáo viên đưa ra các vấn đề có tính thực tiễn, qua đó sinh viên kiểm tra, củng cố tri thức lý thuyết đồng thời vận dụng thế giới quan duy vật đã được hình thành vào các hoạt động thực tiễn, cụ thể, gắn với chuyên ngành đào tạo.

- Xây dựng một chương trình, giáo trình phù (nội bộ) hợp với yêu cầu thực tiễn. Môn học nguyên lý của chủ nghĩa Mác phải là nơi giúp cho thế hệ trẻ có được môi trường mà ở đó sự tự đọc, tự học, tự suy tư, tự đánh giá, tạo cho họ sự chủ động trong cuộc sống, hình thành ở họ khả năng thích nghi nhanh, nhất là để tự họ tìm ra ý nghĩa đích thực của cuộc sống và vì nó mà phấn đấu. Chính điều này cũng sẽ giúp cho người học hình thành khả năng tự ý thức, nghĩa là nâng ý thức lên trình độ cao hơn là tự ý thức. Khi đã có một chương trình với nội dung thật sự khoa học, phù hợp cho các đối tượng khác nhau, có đủ hệ thống câu hỏi gợi ý thông minh kích thích sự tìm tòi, khám phá và có đủ tài liệu tham khảothì người dạy sẽ không còn phải lệ thuộc vào giáo trình để trình bày từ A đến Z nữa.

- Tạo điều kiện để bản thân cả người dạy và người học có thể trực tiếp đọc, nghiên cứu từ các tác phẩm gốc (dù chỉ một số tác phẩm cốt yếu có liên quan) chứ không chỉ qua giáo trình. Sinh viên cần sự hiểu biết rộng, căn bản, họ cần hiểu biết nhiều hơn để rồi tự lựa chọn những gì tốt nhất chứ không phải là sự áp đặt một chiều. Hãy đừng vì sức ép giảm tải mà giảm thiểu thời gian dành cho môn học, bởi trang bị những nguyên lý của chủ nghĩa Mác - Lênin không chỉ là trang bị thế giới quan và phương pháp luận mà còn chính là trang bị văn hoá tư duy cho thế hệ trẻ.

Một phần của tài liệu Bồi dưỡng thế giới quan duy vật biện chứng cho sinh viên trong giảng dạy phần i môn học những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa mác lê nin (Trang 79 - 81)