Phương pháp nghiên cứu 1 Phương pháp điều tra

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của phân đạm đến sự phát sinh, phát triển bệnh hại cà chua vụ xuân hè 2008 tại nghi phong nghi lộc nghệ an (Trang 25 - 27)

2.4.1. Phương pháp điều tra

Để xác định thành phần bệnh hại trong vụ Xuân Hè tại Nghi Lộc - Nghệ An chúng tôi tiến hành điều tra theo phương pháp tự do, định kì 7 ngày điều tra 1 lần. Với những bệnh chưa xác định được tên, chúng tôi thu thập mẫu từ những vết bệnh có triệu chứng ban đầu đến những vết bệnh có triệu chứng điển hình, đưa về phòng thí nghiệm để giám định.

Theo tiêu chuẩn ngành phương pháp nghiên cứu bảo vệ thực vật [14]. Mức độ phổ biến của bệnh được đánh giá theo thang 4 cấp, cụ thể như sau:

+ Ít phổ biến < 10% số cây bị bệnh.

+ + Khá phổ biến từ 11% - 25% số cây bị bệnh + + + Phổ biến 26% - 50% số cây bị bệnh

+ + + + Rất phổ biến > 50% số cây bị bệnh.

Để điều tra diễn biến tỷ lệ bệnh chúng tôi tiến hành điều tra theo phương pháp nghiên cứu bảo vệ thực vật của Viện bảo vệ thực vật (2000). Điều tra theo 5 điểm chéo góc, mỗi điểm 5 cây, điều tra toàn cây, định kỳ 7/1 lần. Với các bệnh khác nhau, điều tra theo các phương pháp khác nhau [14].

- Đối với bệnh đốm nâu, đốm vòng

Tại mỗi cây, trên từng lá bệnh chúng tôi xác định cấp bệnh của lá theo tiêu chuẩn quy định của viện bảo vệ thực vật (2000) [14]. Cụ thể như sau:

Mức độ bệnh được đánh giá theo thang 5 cấp: Cấp 0: Không có bệnh

Cấp 1: Diện tích vết bệnh chiếm 1% - 10% diện tích lá. Cấp 2: Diện tích vết bệnh chiếm 11% - 30% diện tích lá. Cấp 3: Diện tích vết bệnh chiếm 31% - 50% diện tích lá. Cấp 4: Diện tích vết bệnh chiếm 51% - 75% diện tích lá. Cấp 5: Diện tích vết bệnh chiếm > 70% diện tích lá.

Từ cấp bệnh xác định được chúng tôi tiến hành tính toán tỷ lệ bệnh và chỉ số bệnh theo các công thức đã quy định, cụ thể như sau:

Tỷ lệ bệnh (%) = x 100 Chỉ số bệnh (%) = x 100 Trong đó: N1: Lá bị bệnh cấp 1 N2: Lá bị bệnh cấp 2 N3: Lá bị bệnh cấp 3 M Nn: Lá bị bệnh cấp n N: Tổng số lá điều tra K: Cấp bệnh cao nhất - Đối với bệnh héo vàng:

Tiến hành điều tra toàn bộ cây trong ô thí nghiệm. Mức độ bệnh được đánh giá theo thang 4 cấp:

Cấp 0: Cây khỏe Cấp 1: 1 lá bị héo Cấp 2: 1/3 cây bị héo Cấp 3: 1/2 cây bị héo Cấp 4: Toàn bộ cây bị héo

Từ cấp độ bệnh xác định được, chúng tôi tiến hành tính tỷ lệ bệnh, chỉ số bệnh theo các công thức sau:

Tỷ lệ bệnh (%) = x 100 Chỉ số bệnh (%) = 100 . . × ∑ N C n a Trong đó: a: Cấp bệnh n: Số cây bị bệnh ở cấp tương ứng N: Tổng số cây điều tra

C: Cấp bệnh cao nhất - Đối với bệnh xoăn lá:

Tiến hành điều tra toàn bộ cây trong ô thí nghiệm. Mức độ bệnh được đánh giá theo thang 9 cấp:

Cấp 0: Cây khỏe

Cấp 1: Số cây bị bệnh chiếm 1 - 10% Cấp 3: Số cây bị bệnh chiếm 11 - 31% Cấp 5: Số cây bị bệnh chiếm 31 - 50% Cấp 7: Số cây bị bệnh chiếm 51 - 70% Cấp 9: Số cây bị bệnh chiếm trên 70%

Từ cấp độ bệnh xác định được, chúng tôi tiến hành tính tỷ lệ bệnh, chỉ số bệnh theo các công thức sau:

Tỷ lệ bệnh (%) = x 100 Chỉ số bệnh (%) =

Trong đó: n (3); n (5); n (7); n (9): Số cây bị bệnh ở cấp 3, 5, 7, 9. m: Tổng số cây điều tra

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của phân đạm đến sự phát sinh, phát triển bệnh hại cà chua vụ xuân hè 2008 tại nghi phong nghi lộc nghệ an (Trang 25 - 27)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(64 trang)
w