Quy trình kĩ thuật áp dụng

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của phân đạm đến sự phát sinh, phát triển bệnh hại cà chua vụ xuân hè 2008 tại nghi phong nghi lộc nghệ an (Trang 30 - 32)

- Quy trình kĩ thuật canh tác, các khâu kĩ thuật như làm đất, tưới nước, bón phân... được áp dụng theo quy trình theo khuyến cáo ở vùng đất Nghệ An.

- Thời vụ gieo trồng

Vụ cà chua Xuân Hè 2008: Ươm cây ngày 3/3/2008 - Xử lí hạt giống và mật độ gieo.

Ngâm hạt trong nước ấm khoảng 1h, sau đó đổ nước ra rồi trộn hạt vào trong cát, không được để khô (vừa đủ độ ẩm), ủ khoảng 3 ngày rồi đem gieo ra đất.

Sau khi gieo 25 đến 30 ngày, khi cây 5 đến 6 lá có thể đem ra ruộng trồng. - Làm đất, lên luống:

+ Cần chọn đất cao ráo, thoát nước.

Cà chua có bộ rễ phát triển mạnh, ăn sâu, rộng do đó cày đất sâu 25 đến 30cm. + Luống cà chua rộng 1,2m, rãnh sâu 15 đến 20cm, rộng 30cm

- Bón phân: Liều lượng bón tính cho 1ha

Các công thức khác nhau bón với lượng đạm khác nhau, phân chuồng, phân lân, kali không đổi

Cụ thể lượng phân như sau: Phân đạm được bón như sau: Công thức 1: Không bón đạm

Công thức 2: Bón 100kg/ha → 5kg/sào Công thức 3: Bón 200kg/ha → 10kg/sào Công thức 4: Bón 300kg/ha → 15kg/sào Công thức 5: Bón 400kg/ha → 20kg/sào Phân lân: 400 kg

Phân chuồng: 15 tấn

+ Bón lót: 100% phân chuồng + 100% phân lân + 20% lượng phân đạm + 20% phân kali

Sau khi lên luống xong thì cuốc hố, hố sâu 12 đến 15 cm. Lượng phân chuồng, lân, đạm, kali nói trên đem trộn đều bón vào các hốc, sau đó lấp 1 lớp đất mỏng.

+ Bón thúc: Bón thúc chia làm 3 lần:

Lần 1: Sau khi cây mới hồi xanh (sau khi trồng khoảng 12 đến 15 ngày) bón 20% đạm + 20% kali

Lần 2: Khi cây bắt đầu ra hoa và ra hoa rộ (khoảng 4 đến 5 tuần sau trồng) bón 30% đạm + 30% kali

Lần 3: Sau khi thu lứa quả đầu tiên. Bón lượng phân còn lại. - Chăm sóc

+ Giai đoạn cây con:

Tưới nước: Tưới nước ngày 2 lần vào buổi sáng sớm và chiều tối.

Che tủ, tỉa cây: Lúc cây mới mọc và lúc cây đang còn nhỏ gặp mưa nhiều, nhiệt độ thấp kéo dài phải dùng nilong che chắn xung quanh và tủ gốc bằng tro bếp. Khi cây mọc 10 đến 15 ngày thì tỉa bớt những cây sinh trưởng yếu hay quá dày.

+ Giai đoạn trồng ra ruộng sản xuất:

Khi nhổ cây con cần chú ý không được làm đứt gốc và để trơ rễ, cần có bầu đất nhất định, tránh nhổ vào lúc trời nắng hay nhiệt độ thấp.

Khi trồng phải dí chặt gốc, lấp kĩ, tưới nước đẫm sau khi trồng. + Làm cỏ, xới xáo được tiến hành 3 lần.

Lần 1: Sau khi cây hồi xanh (sau trồng 15 ngày) kết hợp xới xáo, làm cỏ và bón phân đợt 1.

Lần 2: Sau trồng 35 ngày, kết hợp làm cỏ, xới xáo và bón thúc đợt 2. Lần 3: Nhổ cỏ kết hợp bón thúc đợt 3, vun gốc.

+ Làm giàn: Thân và cành cà chua thường mềm yếu, cần phải cắm cọc hay làm giàn cho cà chua leo, vươn lên để có đủ ánh sáng. Làm giàn khi cây ra chùm hoa đầu tiên, làm giàn theo kiểu hàng rào.

+ Bấm ngọn, tỉa cành: Mục đích để tập trung dinh dưỡng nuôi quả. Cà chua sau khi bấm ngọn và tỉa cành thường bị sâu bệnh, nhất là sâu bệnh trên lá. Tuyệt đối không bấm ngọn, tỉa cành khi trời mưa, ẩm ướt, vì như vậy rất dễ lây bệnh.

• Bấm ngọn: Trên thân chính đã có đủ chùm quả như ý muốn (4 đến 5 chùm) thì tiến hành bấm ngọn để cây ngừng sinh trưởng, tập trung dinh dưỡng nuôi quả.

• Tỉa cành: Từ thân chính ra, để thêm một cành mọc từ dưới nách cọng lá phía dưới chùm hoa thứ nhất.

• Tỉa lá già: Vào cuối thời kỳ sinh trưởng, cây cà chua có cành lá sum suê. Những lá ở gần gốc lần lượt vàng đi, không thể quang hợp, cần tỉa bỏ những lá già mà không ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng của cây, tạo độ thông thoáng và làm cây có đủ ánh sáng. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của phân đạm đến sự phát sinh, phát triển bệnh hại cà chua vụ xuân hè 2008 tại nghi phong nghi lộc nghệ an (Trang 30 - 32)