Diễn biến bệnh xoăn lá trên giống cà chua F1609 ở các mức phân đạm khác nhau trong vụ Xuân Hè 2008 tại Nghi Phong Nghi Lộc Nghệ An

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của phân đạm đến sự phát sinh, phát triển bệnh hại cà chua vụ xuân hè 2008 tại nghi phong nghi lộc nghệ an (Trang 52 - 55)

Bệnh xoăn lá là một trong những bệnh gây hại nghiêm trọng đến năng suất cà chua. Bệnh xoăn lá xuất hiện muộn hơn bệnh đốm nâu, bệnh đốm vòng và bệnh héo vàng. Chúng tôi tiến hành điều tra vào ngày 17/4 và kết thúc vào ngày 11/6, kết quả thu được thể hiện như sau:

3.2.4.1 Diễn biến tỷ lệ bệnh xoăn lá trên giống cà chua F1609 ở các mức phân đạm khác nhau trong vụ Xuân Hè 2008 tại Nghi Phong – Nghi Lộc - Nghệ An

Bảng 3.9. Diễn biến tỷ lệ bệnh xoăn lá trên giống cà chua F1609 ở các mức phân đạm khác nhau trong vụ Xuân Hè 2008 tại Nghi Phong - Nghi Lộc - Nghệ An

TT Ngày ĐT CT1 (%) CT2 (%) CT3 (%) CT4 (%) CT5 (%) Nhiệt độ TB (0C) Ẩm độ TB (%) 1 17/4 0 0 0 0 0 26,7 87,5 2 23/4 0 0 0 0 0 26,7 85,3 3 29/4 0 0 0 0 0 23,1 84,5 4 7/5 0,11 1,39 1,87 2,12 2,96 28,3 81,9 5 14/5 1,34 2,09 2,32 3,15 3,71 25,6 82,7 6 21/5 2,28 2,98 3,05 3,68 5,55 26,0 83,6 7 28/5 2,57 3,33 5,28 5,71 6,28 29,9 74,3 8 4/6 3,34 4,26 6,13 8,35 9,90 29,0 76,4 9 11/6 4,05 6,17 7,00 10,27 12,63 29,1 76,3

Đồ thị 3.7. Diễn biến tỷ lệ bệnh xoăn lá trên giống cà chua F1609 ở các mức phân đạm khác nhau trong vụ Xuân Hè 2008 tại Nghi Phong -

Nghi Lộc – Nghệ An

Trong quá trình điều tra diễn biến bệnh xoăn lá, tỷ lệ bệnh được thể hiện ở bảng 3.9, đồ thị 3.7.

Chúng tôi tiến hành điều tra vào ngày 17/4 , ở 3 lần điều tra đầu chưa thấy bệnh xuất hiện ở các công thức. Ngày 7/5, điều tra thấy bệnh đã phát sinh ở tất cả các công thức, tuy nhiên với tỷ lệ thấp. Tỷ lệ bệnh ở các công thức 1, công thức 2, công thức 3, công thức 4, công thức 5 tương ứng là: 0,11%; 1,39%; 1,87%; 2,12% và 2,96%. Đến đợt điều tra ngày 14/5, tỷ lệ bệnh ở các công thức có tăng nhưng tốc độ tăng chậm. Ở công thức 5, với mức phân đạm cao nhất có tỷ lệ bệnh tăng nhiều. Từ ngày 14/4 đến ngày 28/5, điều tra thấy tỷ lệ bệnh tăng chậm ở các công thức.

Đến ngày 4/6, bệnh tăng nhanh hơn với tỷ lệ ở các công thức tương ứng là: 3,34%; 4,26%; 6,13%; 8,35% và 9,90%. Có kết quả như trên ngoài nguyên nhân

bón đạm còn do trước đó mưa liên tục, sau đó ẩm độ thấp, nhiệt độ ấm áp, thuận lợi cho bệnh lây lan và phát triển. Càng về sau giai đoạn sinh trưởng của cây cà chua tỷ lệ bệnh càng tăng, tỷ lệ bệnh cao nhất vào ngày điều tra cuối cùng đạt 12,63% ở công thức 5. Tuy tỷ lệ bệnh thấp hơn so với bệnh đốm nâu và bệnh đốm vòng nhưng mức độ gây hại của lớn hơn do bệnh xoăn lá là bệnh gây hại toàn cây. Khi bị bệnh cây còi cọc, sinh trưởng kém, không thể ra hoa được. Nếu ra hoa được thì không có khả năng hình thành quả, ảnh hưởng nghiêm trọng đến năng suất. Qua bảng 9, đồ thị 5 cho thấy ở công thức bón đạm nhiều nhất có tỷ lệ bệnh cao nhât (12,63%). Như vậy, tỷ lệ bệnh tăng theo các mức phân đạm khác nhau.

3.2.4.2. Diễn biến chỉ số bệnh xoăn lá trên giống cà chua F1609 ở các mức phân đạm khác nhau trong vụ Xuân Hè 2008 tại Nghi Phong – Nghi Lộc - Nghệ An

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của phân đạm đến sự phát sinh, phát triển bệnh hại cà chua vụ xuân hè 2008 tại nghi phong nghi lộc nghệ an (Trang 52 - 55)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(64 trang)
w