Trên cà chua xuất hiện rất nhiều bệnh hại do những nhóm vi sinh vật khác nhau gây nên. Để hiểu rõ hơn về thành phần bệnh hại cà chua chúng tôi tiến hành điều tra thành phần bệnh hại tại vùng Nghi Lộc - Nghệ An từ tháng 3/2008 đến tháng 6/2008. Kết quả thành phần bệnh hại được trình bày ở bảng 3.2.
Bảng 3.2. Thành phần bệnh hại cà chua vụ Xuân Hè 2008 ở Nghi Lộc - Nghệ An
TT Tên Việt Nam Tên khoa học Bộ phận hại Mức độ
phổ biến 1 Bệnh đốm nâu Stemphilium solani G.F.
Weber Lá, thân + + + +
2 Bệnh đốm vòng Alternaria solani (Ell & Mart)
Lá, quả,
cành, gốc + + + + 3 Bệnh mốc sương Phytophthorainfestans
(Mont) de Bary
Lá, cành,
thân, quả +
4 Bệnh héo vàng Fusarium oxysporum
Schlecht Toàn cây + + +
5 Bệnh xoăn lá Potatovirus (PVY) Toàn cây + +
6 Bệnh lở cổ rễ Rhizoctonia solani Kuhn Cổ rể + 7 Bệnh héo xanh
vi khuẩn
Pseudomonas
solanacearum Smith Toàn cây + 8 Bệnh thối xám Botrytis cisnea Pers Thân, lá,
quả +
9 Bệnh hạch nấm Sclorotium rolfsii Thân, rễ +
+ Ít phổ biến < 10% số cây bị bệnh.
+++ Phổ biến 26% – 50% số cây bị bệnh ++++ Rất phổ biến >50% số cây bị bệnh
Qua bảng 3.2 cho thấy, thành phần các bệnh hại cà chua ở Nghi Lộc - Nghệ An khá phong phú, gồm 77% bệnh do nấm, 11% bệnh do virus, 11% bệnh do vi khuẩn gây ra, hầu hết các bệnh nguy hiểm, gây thiệt hại đến năng suất cà chua đều xuất hiện ở vùng điều tra. Nhưng so với các vùng trồng cà chua khác thì mức độ gây hại của bệnh không lớn lắm. Bởi vì, vùng Nghi Lộc cũng chưa trồng cà chua phổ biến, diện tích sản xuất đại trà chưa lớn. Do đó, các loại bệnh hại cà chua chưa có điều kiện tích lũy và gây hại đến mức nghiêm trọng. Đặc biệt với những bệnh do virus, vi khuẩn.
Các bệnh đốm nâu, đốm vòng, bệnh héo vàng, bệnh xoăn lá là những bệnh phổ biến nhất. Với những bệnh khác, đáng chú ý là bệnh xoăn lá, bệnh héo vàng và bệnh héo xanh là những bệnh gây hại toàn cây do đó chúng làm ảnh hưởng đến mật độ của ruộng điều tra. Tiếp theo là bệnh thối quả và bệnh lở cổ rễ. Trong thời gian điều tra, chúng tôi cũng thấy xuất hiện một số bệnh hại khác như bệnh mốc sương, bệnh thối xám, các bệnh này ít phổ biến ở ruộng điều tra và mức độ gây hại không đáng kể. Ví dụ như bệnh mốc sương, chỉ thấy xuất hiện trong giai đoạn đầu, do trong thời gian này điều kiện thời tiết thuận lợi cho bệnh phát sinh, phát triển: nhiệt độ thấp, ẩm độ cao, có sương rơi. Sau đó, bệnh giảm dần và không thấy xuất hiện ở các lần điều tra sau, do nhiệt độ cao, ẩm độ thấp, điều kiện không thuận lợi cho nấm gây bệnh phát sinh, phát triển.
Trong các bệnh mà chúng tôi điều tra thì bộ phận bị gây hại nhiều nhất là lá chiếm trên 50%, tiếp đến là quả 30%, sau đó là rễ và thân. Các bệnh gây hại khác nhau thì triệu chứng gây hại cũng khác nhau rõ ràng.
3.2. Diễn biến một số bệnh hại chính trên giống cà chua lai F1609 ở các mức phân đạm khác nhau trong vụ Xuân Hè 2008 tại Nghi Lộc - Nghệ An.