Đồng thời với việc điều tra tỷ lệ, chúng tôi tiến hành điều tra chỉ số bệnh đốm vòng cà chua. Diễn biến chỉ số bệnh đốm vòng được thể hiện rõ ở bảng 3.6, đồ thị 3.4:
Bảng 3.6. Diễn biến chỉ số bệnh đốm vòng trên giống cà chua F1609 ở các mức phân đạm khác nhau trong vụ Xuân Hè 2008 tại Nghi Phong - Nghi Lộc - Nghệ An
TT Ngày ĐT CT1 (%) CT2 (%) CT3 (%) CT4 (%) CT5 (%) Nhiệt độ TB (0C) Ẩm độ TB (%) 1 17/4 0 1,88 2,89 4,41 5,74 26,7 87,5 2 23/4 1,17 2,66 4,38 7,75 8,22 26,7 85,3 3 29/4 3,02 4,51 5,77 10,11 12,28 23,1 84,5 4 7/5 5,81 8,72 10,65 15,24 18,91 28,3 81,9 5 14/5 6,66 11,58 12,29 18,47 23,64 25,6 82,7 6 21/5 7,90 12,27 13,17 23,35 30,07 26,0 83,6 7 28/5 9,51 15,43 16,06 26,51 33,17 29,9 74,3 8 4/6 12,07 17,35 19,68 30,63 39,08 29,0 76,0 9 11/6 15,74 20,11 23,93 35,84 46,72 29,1 76,3
Đồ thị 3.4. Diễn biến chỉ số bệnh đốm vòng trên giống cà chua lai F1609 ở các mức phân đạm khác nhau trong vụ Xuân Hè 2008 tại Nghi Phong -
Nghi Lộc - Nghệ An
Qua số liệu thể hiện ở bảng 3.6, đồ thị 3.4 cho thấy chỉ số bệnh tăng trong thời gian từ ngày 17/4 đến ngày 11/6. Điều tra ngày 17/4 bệnh chưa xuất hiện ở công thức 1 nhưng đã phát sinh và bắt đầu lây lan nhanh ở các công thức 2, công thức 3, công thức 4 và công thức 5. Từ sau ngày 17/4 đến ngày 23/4, nhiệt độ tăng do đó nhiệt độ và ẩm độ thích hợp cho nấm gây bệnh phát triển nhanh, mạnh. Bệnh đã bắt đầu xuất hiện ở công thức 1 với chỉ số bệnh là 1,17% và tăng đáng kể ở công thức 2, công thức 3, công thức 4 và công thức 5 với chỉ số bệnh tương ứng là 2,66%; 4,38%; 7,75% và 8,22%, bệnh tăng liên tục trong những lần điều tra tiếp theo. Ngày 7/5 điều tra thấy bệnh tăng nhanh hơn với chỉ số bệnh tương ứng với các công thức là: 5,81%; 8,72%; 10,55%; 15,24% và 18,91%. Chỉ số bệnh tăng nhanh hơn ở những công thức bón phân đạm nhiều hơn (công thức 4, công thức 5). Từ ngày 17/4 đến ngày 11/6, bệnh đốm vòng cà chua lây lan nhanh, chỉ số bệnh tăng lên tuy nhiên, mức độ không đồng đều. Chỉ số bệnh tăng lên ở các công thức như sau: Ở công thức 1 tăng từ 0 đến 15,74%; công thức 2 tăng từ 1,88% đến 20,11%; công thức 3 tăng từ 2,89% đến 23,93%; ở công thức 4 tăng từ 4,41% đến 35,84% và ở công thức 5 tăng từ 5,74% đến 46,72%. Qua đó cho thấy các công thức bón đạm khác nhau có chỉ số bệnh tăng lên khác nhau và đạt cao nhất ở công thức 5 là 46,72%. Trong khi đó, ở công thức 1 (đối chứng) chỉ số là 15,74%. Chỉ số bệnh ở công thức 1 luôn thấp hơn so với các công thức có bón phân đạm ở các lần điều tra, theo dõi. Có sự sai khác nhau về chỉ số bệnh ở các công thức như đã nói ở trên ngoài nguyên nhân về điều kiện khí hậu thì phân đạm cũng góp phần ảnh hưởng không nhỏ. Mặt khác, qua hình 3.4, cho thấy phân đạm và tỷ lệ bệnh đốm vòng có mối tương quan rất chặt
(r = 0,97), được thể hiện qua hàm y = 4,7589x. Điều đó chứng tỏ các mức phân đạm có ảnh hưởng lớn đến quá trình phát sinh, phát triển và lây lan của bệnh đốm vòng cà chua.
Như vậy, qua quá trình điều tra, theo dõi, cho thấy diễn biến tỷ lệ và chỉ số bệnh đốm vòng cà chua có sự khác biệt giữa các công thức có mức phân đạm khác
nhau. Sự phát sinh, phát triển của bệnh không những phụ thuộc vào điều kiện ngoại cảnh mà còn chịu ảnh hưởng chặt chẽ của lượng phân bón.
3.2.3. Diễn biến bệnh héo vàng trên giống cà chua F1609 ở các mức phân đạm khác nhau trong vụ Xuân Hè 2008 tại Nghi Phong - Nghi Lộc - Nghệ An