Bệnh héo vàng cũng là bệnh do nấm gây ra, nhưng so với bệnh đốm nâu và bệnh đốm vòng, nó có một số khác biệt. Qua điều tra, theo dõi diễn biến tỷ lệ bệnh héo vàng được thể hiện ở bảng 3.7, đồ thị 3.5.
Bảng 3.7. Diễn biến tỷ lệ bệnh héo vàng trên giống cà chua lai F1609 ở các mức phân đạm khácnhau trong vụ Xuân Hè 2008 tại Nghi Phong - Nghi Lộc - Nghệ An TT Ngày ĐT CT1 (%) CT2 (%) CT3 (%) CT4 (%) CT5 (%) Nhiệt độTB (0C) Ẩm độ TB (%) 1 17/4 0 0 0 0 1,27 26,7 87,5 2 23/4 0 0 0 0 2,87 26,7 85,3 3 29/4 0 0 1,71 2,62 3,51 23,1 84,5 4 7/5 1,20 2,11 2,97 4,91 5,79 28,3 81,9 5 14/5 1,76 3,54 4,42 5,22 6,08 25,6 82,7 6 21/5 1,97 3,92 5,13 5,98 6,91 26,0 83,6 7 28/5 2,89 4,59 5,81 6,72 7,14 29,9 74,3 8 4/6 3,78 4,85 6,12 7,36 9,58 29,0 76,0 9 11/6 3,78 5,04 6,64 8,45 10,67 29,1 76,3
Đồ thị 3.5. Diễn biến tỷ lệ bệnh héo vàng trên giống cà chua lai F1609 ở các mức phân đạm khác nhau trongvụ Xuân Hè 2008 tại Nghi Phong -
Nghi Lộc - Nghệ An
Qua bảng 3.7và đồ thị 3.5 cho thấy bệnh héo vàng xuất hiện muộn. Điều tra ngày 17/4, bệnh chưa xuất hiện ở các công thức 1, 2, 3, 4, ở công thức 5 bệnh đã xuất hiện nhưng với tỷ lệ thấp 1,27%. Đến lần điều tra thứ 2, ngày 23/4 bệnh vẫn thấy bệnh chỉ mới xuất hiện ở công thức 5, tỷ lệ 2,87%. Còn ở công thức 1,2,3,4 bệnh chưa xuất hiện. Điều tra ngày 29/4, ở công thức 1 và công thức 2 bệnh vẫn chưa xuất hiện, ở công thức 3 tỷ lệ bệnh là 1,71%, công thức 4 là 2,62% và ở công thức 5 là 3,51%. Vào ngày 7/5 điều tra thấy bệnh đã xuất hiện đều ở các công thức. Tuy nhiên, tỷ lệ khác nhau rõ rệt. Ở công thức 1, bệnh xuất hiện muộn hơn và với tỷ lệ rất thấp 1,20%, ở công thức 2 là 2,11%. Tỷ lệ bệnh ở các công thức 3, 4, 5 tăng khá cao so với công thức 1 và công thức 2, tương ứng là 2,97%; 4,91%; 5,79%.
Trong suốt thời gian tiếp theo, từ ngày 14/5 đến ngày 28/5 điều tra thấy tỷ lệ bệnh ở các công thức đều tăng nhưng tỷ lệ tăng không đều giữa các lần điều tra và giữa các công thức. Tuy nhiên, trong thời gian này, tỷ lệ bệnh tăng chậm. Đến ngày 28/5, điều tra thấy tỷ lệ bệnh ở các công thức 1, 2, 3, 4, 5 tương ứng là 2,89%; 4,59%; 5,81%; 6,72% và 7,14%. Điều này có thể giải thích trong thời gian điều tra có mưa, nhiệt độ, độ ẩm thích hợp cho nấm gây bệnh phát sinh và phát triển. Đến ngày 28/5, tỷ lệ bệnh tăng rất chậm, do trong thời gian này trời nắng, nhiệt độ là 31,50C, độ ẩm là 66%, điều kiện không thích hợp cho nấm bệnh lây lan.
Nhưng đến lần điều tra tiếp theo vào ngày 4/6, tỷ lệ bệnh tăng cao hơn so với các lần điều tra trước đó. Tỷ lệ bệnh cao nhất là ở công thức 5 đạt 9,58%, tiếp theo là công thức 4 với tỷ lệ là 7,36%. Có sự chênh lệch như trên có thể giải thích rằng, sau khi bón đạm vào ngày 29/5, đến ngày 4/6 điều tra thấy bệnh bắt đầu tăng với tỷ lệ khác nhau ở các công thức khác nhau. Hơn nữa, trong thời gian đó điều kiện thời tiết thích hợp cho nấm bệnh lây lan và phát triển mạnh. Lần điều tra cuối cùng vào ngày 11/6, tỷ lệ bệnh tiếp tục tăng, tỷ lệ bệnh cao nhất ở công thức 5 đạt 10,67% và thấp nhất ở công thức 1 với tỷ lệ là 3,78%.
3.2.3.2 Diễn biến chỉ số bệnh héo vàng trên giống cà chua F1609 ở các mức phân đạm khác nhau trong vụ Xuân Hè 2008 tại Nghi Phong - Nghi Lộc -