Diễn biến tỷ bệnh đốm nâu trên giống cà chua F1609 ở các mức phân đạm khác nhau trong vụ Xuân Hè 2008 tại Nghi Phong Nghi Lộc Nghệ An

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của phân đạm đến sự phát sinh, phát triển bệnh hại cà chua vụ xuân hè 2008 tại nghi phong nghi lộc nghệ an (Trang 36 - 39)

Chúng tôi tiến hành điều tra diễn biến bệnh đốm nâu, tỷ lệ bệnh được thể hiện ở bảng 3.3, đồ thị 3.1

Bảng 3.3. Diễn biến tỷ lệ bệnh đốm nâu trên giống cà chua F1609 ở các mức phân đạm khác nhau trong vụ Xuân Hè 2008 tại Nghi Phong - Nghi Lộc - Nghệ An

TT Ngày ĐT CT1 (%) CT2 (%) CT3 (%) CT4 (%) CT5 (%) Nhiệt độ TB (0C) Ẩm độ TB (%) 17/4 0 3,25 3,78 5,97 6,31 26,7 87,5 23/4 2,57 6,54 7,21 9,46 12,34 26,7 85,3 29/4 3,82 10,56 12,60 12,75 21,67 23,1 84,5 7/5 8,22 17,21 16,37 23,07 25,58 28,3 81,9 14/5 10,35 20,11 19,51 29,77 33,36 25,6 82,7 21/5 12,07 24,09 27,84 38,53 43,18 26,0 83,6 28/5 16,76 28,33 30,19 42,96 47,07 29,9 74,3 4/6 22,27 32,82 33,42 48,27 54,23 29,0 76,0 11/6 27,79 36,11 39,28 56,85 63,11 29,1 76,3

Đồ thị 3.1. Diễn biến tỷ lệ bệnh đốm nâu trên giống cà chua lai F1609 ở các mức phân đạm khác nhau trong vụ Xuân Hè 2008 tại Nghi Phong - Nghi Lộc - Nghệ An.

Qua bảng 3.3và đồ thị 3.1 cho thấy tỷ lệ bệnh đốm nâu trong vụ Xuân Hè 2008 có sự thay đổi theo thời gian. Chúng tôi tiến hành điều tra lần đầu tiên vào ngày 17/4, lúc này cây cà chua đã trồng được 18 ngày, khi đó ở công thức 1 chưa thấy xuất hiện bệnh. Các công thức 2, 3, 4, 5 bệnh đã bắt đầu xâm nhập vào cây với tỷ lệ tương ứng là 3,25%; 3,78%; 5,97% và 6,31%. Điều tra ngày 23/4, bệnh đã xuất hiện ở tất cả các công thức, công thức 1 có tỷ lệ bệnh thấp nhất là 2,75%, cao nhất là ở công thức 5 với tỷ lệ là 12,34%. Qua đó chúng tôi thấy ở các công thức bón đạm khác nhau thì tỷ lệ bệnh tăng khác nhau và tăng dần theo mức đạm. Tỷ lệ bệnh ở công thức 2 là 6,54%, ở công thức 3 là 7,21% và ở công thức 4 là 9,46%. Sau đó tỷ lệ bệnh đốm nâu tiếp tục tăng ở các lần điều tra khác nhau. Trong đợt điều tra ngày 7/5, tỷ lệ bệnh cao nhất là công thức 5 đạt 25,58%, thấp nhất ở công thức 1 là 8,22%. Do trong thời gian này, nhiệt độ 28,30C, ẩm độ 80% thích hợp cho nấm gây bệnh phát triển và lây lan. Đồng thời, chúng tôi tiến hành bón thúc đạm vào ngày 1/5 (trước khi điều tra 6 ngày), nên đến khi điều tra bệnh đã biểu hiện ra bên ngoài và ở công thức bón đạm nhiều nhất có tỷ lệ bệnh cao nhất.

Các lần điều tra tiếp theo vào ngày 14/5, ngày 21/5 tỷ lệ bệnh tiếp tục tăng. Đến ngày 28/5, điều tra thấy tỷ lệ bệnh tăng nhưng tăng chậm hơn so với các lần điều tra trước. Do trong thời gian này, điều kiện thời tiết như: khí hậu, nhiệt độ, độ ẩm không thích hợp cho nấm bệnh lây lan và phát triển. Đến lần điều tra ngày 4/6, bệnh tiếp tục tăng và mức độ tăng khác nhau ở các công thức, thấp nhất là công thức 1 với tỷ lệ là 22,27%, cao nhất là công thức 5 đạt 54,23%. Các công thức 2,3,4 có tỷ lệ bệnh tương ứng là 32,82%, 33,42% và 48,27% . Tỷ lệ bệnh ở các công thức tăng nhanh, do trong thời gian này nhiệt độ 290C, độ ẩm 76%, có mưa rơi là điều kiện thuận lợi cho nấm phát triển và lây lan kết hợp với bón đạm thúc lần 3 vào ngày 29/5, nên ở các công thức bón đạm tỷ lệ bệnh tăng nhanh. Mặt khác, qua hình 3.1 cho thấy các mức phân đạm và tỷ lệ bệnh đốm nâu có mối tương quan rất chặt ( r = 0,91), được thể hiện qua hàm y = 7,348x. Điều đó chứng tỏ, các mức phân đạm có ảnh hưởng lớn đến sự phát sinh, phát triển của bệnh đốm nâu cà chua.

Giai đoạn cuối của quá trình sinh trưởng của cây cà chua, điều tra ngày 11/6 thấy bệnh lây lan mạnh ở tất cả các công thức. Tuy nhiên, cao nhất là công thức 5 với tỷ lệ đạt 63,11%, các công thức 1, 2, 3, 4 có tỷ lệ bệnh tương ứng là 27,79%; 36,11%; 39,28% và 56,85%. Như vậy, bệnh đốm nâu cà chua gây hại mạnh trên cây cà chua vào cuối thời kì sinh trưởng.

3.2.1.2 Diễn biến chỉ số bệnh đốm nâu trên giống cà chua F1609 ở các mức phân đạm khác nhau trong vụ Xuân Hè 2008 tại Nghi Phong - Nghi Lộc - Nghệ An

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của phân đạm đến sự phát sinh, phát triển bệnh hại cà chua vụ xuân hè 2008 tại nghi phong nghi lộc nghệ an (Trang 36 - 39)