Hình 3.6 Mối tương quan giữa phân đạm và NSTT

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của phân đạm đến sự phát sinh, phát triển bệnh hại cà chua vụ xuân hè 2008 tại nghi phong nghi lộc nghệ an (Trang 59 - 62)

3.3.1 Ảnh hưởng của phân đạm đến năng suất cá thể

Năng suất cá thể là số gam quả thu được trên một cây trong một vụ thu hoạch. Đây là đơn vị nhỏ nhất tạo nên năng suất cũng như quyết định năng suất quần thể. Để thu được năng suất cá thể cao thì các biện pháp tác động đồng bộ đến các yếu tố cấu thành năng suất như: số quả/cây, trọng lượng quả/cây, trọng lượng bình quân quả. Trong đó, chế độ dinh dưỡng cho cây có tác động lớn đến việc tăng năng suất cá thể. Kết quả thí nghiệm về ảnh hưởng các mức phân đạm đến năng suất cà chua được trình bày ở bảng 11. Ở công thức 1 (công thức đối chứng) năng suất cá thể thu được là 480 g/cây, thấp hơn so với các công thức bón đạm. Năng suất đạt cao nhất ở công thức 3 đạt 1280 g/cây, tiếp đến là công thức 4 với năng suất là 975 g/cây, công thức 5 là 770g/cây, công thức 2 là 700 g/cây.

3.3.2. Ảnh hưởng của phân đạm đến năng suất lí thuyết

Năng suất lí thuyết là giá trị thu được do tính toán các chỉ tiêu tạo thành năng suất. Đây là giá trị tối đa mà giống đó có thể tạo ra được, vì thế năng suất lí thuyết phản ánh tiềm năng năng suất của giống. Với các mức phân đạm khác nhau, năng suất lí thuyết của giống biến động mạnh từ 14,88 đến 39,68 tấn/ha. Trong đó, công thức 1 (đối chứng) cho năng suất lí thuyết 14,88 tấn/ha, thấp hơn so với các công

thức bón đạm. Năng suất lí thuyết đạt cao nhất ở công thức 3 là 39,68 tấn/ha, cao hơn so với công thức đối chứng là 24,8 tấn/ha. Mặt khác, qua hình 3.5 cho thấy tỷ lệ đạm và năng suất lí thuyết có tương quan chặt (r = 0,887), được thể hiện qua hàm y = - 3,8421x2 + 25,704x – 8,776. Điều đó, chứng tỏ các mức phân đạm có ảnh hưởng lớn đến năng suất lí thuyết. Qua bảng 3.11, đồ thị 3.9 cho thấy ở công thức 3 cho năng suất cao nhất.

3.3.3. Ảnh hưởng của phân đạm đến năng suất thực thu

Năng suất thực thu là lượng sản phẩm thực tế thu được trên đơn vị diện tích. Năng suất thực thu không cao bằng năng suất lí thuyết do sự tác động của nhiều yếu tố như: điều kiện ngoại cảnh, tình hình sâu bệnh hại… dẫn đến mất mát, do đó năng suất thực thu thấp hơn năng suất lí thuyết rất nhiều. Ngoài ra các biện pháp kĩ thuật thâm canh cũng có tác động quyết định đến năng suất thực thu của giống. Trong đó, việc bón phân đạm có ảnh hưởng rất lớn đến năng suất cà chua, Việc bón phân đạm hợp lí sẽ cho năng suất cao hơn so với việc bón quá nhiều hay quá ít. So với công thức không bón đạm (đối chứng) thì năng suất cà chua ở công thức 3 cao hơn nhiều. Năng suất cà chua thu được ở các công thức tương ứng là: 6,25tấn/ha; 6,71 tấn/ha; 15,28 tấn/ha; 12,23 tấn/ha và 8,77 tấn/ha. Trong đó công thức 1 (đối chứng) thu được kết quả thấp nhất 6,25 tấn/ha, công thức 3 có năng suất cao nhất là 15,28 tấn/ha, nhiều hơn so với công thức 1 là 9,03 tấn/ha. Mặt khác, qua hình 3.6 cho thấy tỷ lệ đạm và năng suất thực thu có tương quan chặt (r = 0,81), được thể hiện qua hàm y = -1,4321x2 + 9,7079x-3,404. Điều đó chứng tỏ các mức phân đạm có ảnh hưởng lớn đến năng suất cà chua.

Nhìn chung, năng suất thực thu của cà chua tăng ở các mức phân đạm khác nhau và đạt cao nhất ở công thức 3 (200 kg/ha). Năng suất thực thu đạt được kết quả như trên là do các yếu tố ngoại cảnh tác động như: nhiệt độ, ẩm độ, sâu bệnh. Đặc biệt, là sâu hại, ở giai đoạn thu hoạch quả, có sâu xanh, sâu đục quả phá hại nặng gây ra hiện tượng rụng quả lúc còn non, còn xanh do đó ảnh hưởng mạnh mẽ đến năng suất thực thu.

Như vậy, nhìn vào bảng 11, đồ thị 9, hình 5, hình 6 cho thấy, các mức phân đạm không những ảnh hưởng đến quá trình phát sinh, phát triển của bệnh hại mà còn ảnh hưởng đến năng suất quả, do đó ảnh hưởng lợi ích kinh tế của người sản xuất. Bón quá nhiều hay quá ít đều không mang lại năng suất cao, mà phải bón với lượng đạm thích hợp.

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của phân đạm đến sự phát sinh, phát triển bệnh hại cà chua vụ xuân hè 2008 tại nghi phong nghi lộc nghệ an (Trang 59 - 62)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(64 trang)
w