KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1 Kết luận

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của phân đạm đến sự phát sinh, phát triển bệnh hại cà chua vụ xuân hè 2008 tại nghi phong nghi lộc nghệ an (Trang 62 - 63)

1. Kết luận

Từ kết quả nghiên cứu chúng tôi rút ra một số kết luận sau:

1. Thành phần bệnh hại trên giống cà chua lai F1609 trong vụ Xuân Hè ở Nghi Lộc - Nghệ An gồm 9 bệnh. Trong đó có 7 bệnh do nấm gây ra, 1 bệnh do vi rút và 1 bệnh do vi khuẩn gây ra. Bệnh hại phổ biến là bệnh đốm nâu, bệnh đốm vòng, bệnh héo vàng và bệnh xoăn lá.

2. Ở công thức 5 (400 kg/ha) có tỷ lệ bệnh và chỉ số bệnh cao nhất, thấp nhất là công thức 1 (đối chứng).

3. Phân đạm có ảnh hưởng lớn đến sự phát sinh, phát triển của các bệnh hại cà chua, đặc biệt là bệnh đốm nâu và bệnh đốm vòng.

4. Trong 5 công thức 1, 2, 3, 4, 5 tương ứng với các mức phân đạm là 0kg/ha; 100kg/ha; 200kg/ha; 300kg/ha và 400kg/ha thì mức đạm ở công thức 3 (200kg/ha) có tác dụng hạn chế được sự gây hại của bệnh. Năng suất thu được ở công thức 3 là cao nhất, thấp nhất là công thức 1.

2. Kiến Nghị

1. Cần đi sâu tìm hiểu về các yếu tố ảnh hưởng đến bệnh hại cà chua từ đó đưa ra biện pháp phòng trừ thích hợp.

2. Kết quả nghiên cứu thực nghiệm trên giống cà chua F1609 trong vụ Xuân Hè 2008 cho thấy ở vùng đất cát Nghi Lộc - Nghệ An để đạt năng suất cà chua cao, cần khuyến cáo người dân nên bón phân đạm ở mức 200kg/ha.

3. Nghiên cứu thực nghiệm chỉ mới tìm hiểu ảnh hưởng của các mức phân đạm, mà chưa nghiên cứu về sự phối hợp và tỷ lệ giữa các loại phân bón , chưa nghiên cứu các biện pháp kĩ thuật bón phân và thời kì bón phân. Vì vậy, cần tiếp tục nghiên cứu để có biện pháp bón phân cân đối và hiệu quả, thích hợp với vùng Nghi Lộc - Nghệ An.

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của phân đạm đến sự phát sinh, phát triển bệnh hại cà chua vụ xuân hè 2008 tại nghi phong nghi lộc nghệ an (Trang 62 - 63)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(64 trang)
w