Viết về Tây Nguyên là mảng đề tài mới sau Cách mạng. Nguyên Ngọc đến với đề tài này cùng lúc văn học đặt ra yêu cầu đổi mới cả nội dung và hình thức. Văn học phục vụ kháng chiến, phục vụ nhân dân theo phơng châm "Dân tộc - khoa học - đại chúng". Nhà văn trên công cụ chữ nghĩa của mình phải viết sao cho quần chúng hiểu và yêu thích. Do vậy các nhà văn thời kỳ này tích cực thâm nhập thực tế, tìm vốn sống, học hỏi ngôn ngữ quần chúng để tác phẩm của mình ngày càng gần gũi độc giả.
Là một nhà văn cách mạng, Nguyên Ngọc cũng chịu ảnh hởng của xu thế và yêu cầu ấy của nền văn học. Những năm tháng sống dài, sống gắn bó với Tây Nguyên không chỉ giúp nhà văn thêm hiểu, thêm yêu mảnh đất này mà còn giúp ông học tập đợc lời ăn tiếng nói của đồng bào Tây Nguyên. Ông đã nắm đợc thần thái của ngôn ngữ này và đa vào văn của mình. Nguyên Ngọc suy nghĩ rất sâu sắc rằng: "Chính nền văn hoá Tây Nguyên mà tôi có hạnh phúc đợc thấm đẫm đã tạo cho tôi hệ thống ngôn ngữ nghệ thuật ấy, gần nh là một cách hoàn toàn trực giác vậy. Có lẽ, nói cho đúng hơn, ở trong tôi cái văn hóa Tây Nguyên với cái mà tôi đã gọi trên kia là "nền văn chơng Pháp" tốt đẹp mà tôi tởng từ bé, đã hoà quyện với nhau, từ lúc nào đó, bằng cách nào đó chính tôi cũng không rõ hết đợc. Sự hoà quyện may mắn ấy đã tạo thành một hệ thống ngôn ngữ nghệ thuật riêng, vừa cũ vừa mới, vừa có vẻ thô sơ tự nhiên mà không đến nỗi xa với cái hiện đại. Tôi nghĩ rằng sở dĩ câu chuyện về anh hùng Núp của tôi đến đợc với tâm hồn ngời đọc là vì nó đã đ- ợc kể hay đúng hơn, nó vận động trong hệ thống ngôn ngữ đó. Nó đã ăn khớp
Viết về Tây Nguyên mà sử dụng toàn tiếng phổ thông hiện đại thì không có đợc tinh thần của Tây Nguyên, làm sao lột tả đợc bản sắc Tây Nguyên. Bằng việc vận dụng cách nói, lối nói của đồng bào vùng đất này, Nguyên Ngọc đã tạo đợc không khí riêng Tây Nguyên trong từng câu văn, trang văn.
Thành công này của Nguyên Ngọc đã đợc nhiều nhà nghiên cứu ghi nhận. Ngôn ngữ trong các sáng tác của ông giàu hình ảnh, nhuần nhị, không lạm dụng từ địa phơng nh một số tác giả viết về miền núi thờng mắc.
Trong các tác phẩm của mình, nhà văn đã vận dụng một cách linh hoạt, hợp lý những từ địa phơng, từ hội thoại quen thuộc ở Tây Nguyên. Trong cách xng hô, chỉ ngời Tây Nguyên mới gọi bok (bác), mai (chị), lũ ngời (nhiều ngời), bà mí (bà mẹ), giàng (trời, thần) Và đó cũng là những từ x… ng hô đợc nhà văn sử dụng trong tác phẩm Đất nớc đứng lên.
Nhà văn đa vào tác phẩm những lời văn cụ thể, mộc mạc hữu hình mà các dân tộc Tây Nguyên thờng sử dụng trong cuộc sống khiến cho ngôn ngữ tác phẩm vừa tự nhiên, sinh động vừa dễ hiểu. Cụ Mết, già làng trong truyện ngắn Rừng xà nu nói chuyện với Tnú và dân làng: "Đêm nay tau kể chuyện nó cho cả làng nghe, để mừng cho nó về thăm làng. Ngời Strá ai có cái tai, ai có cái bụng thơng núi, thơng nớc, hãy lắng mà nghe, mà nhớ. Sau này tau chết rồi, chúng mày phải kể lại cho con cháu nghe" [31; 67]. Lời nói thể hiện sự hào sảng của một già làng, và sự phóng khoáng, giản đơn trong tình cảm. Cụ xng "tau", gọi "nó", "chúng mày" rất tự nhiên. Trong tác phẩm Đất
nớc đứng lên, nhà văn xây dựng lối đối đáp giữa các nhân vật, hồn nhiên,
chất phác.
- "ố! ố! Pháp thua rồi, Nhật thua rồi! Có ngời đánh Pháp, đánh Nhật thua rồi!.
Ngời làng bỏ cả cột dây dẫn lúa, chạy vây quanh Núp hỏi ríu rít: - Có trúng không?
- Có thiệt không? - Miệng ai nói đó? Bok Pa hỏi:
- Ngời đánh Pháp, Nhật tên chi? Bok Sung hỏi:
- Có cái gơm không?" [30; 29-30].
Đoạn hội thoại trên miêu tả phản ứng của dân làng Kông Hoa trớc tin có ngời đánh Pháp. Những lời hội thoại đó không những thể hiện đợc tính cách các nhân vật mà còn bộc lọ cách cảm nghĩ của ngời Tây Nguyên. Những ngời dân chất phác thì lời nói giản dị, hồn nhiên, còn những kẻ tay sai của giặc, lời nói cũng mang đậm bản chất tàn ác của chúng: "Chồng mày ở đâu, con mọi cộng sản kia?", "mày câm à, con chó cái!" [31; 71]. Những lời nói trên của thằng Dục trong Rừng xà nu đã lột tả đợc bản chất nhân vật này.
Không chỉ trong hội thoại mà trong miêu tả thiên nhiên, Nguyên Ngọc cũng dùng những từ ngữ mộc mạc, giàu hình ảnh, màu sắc gần gũi với đồng bào Tây Nguyên. Câu văn miêu tả ánh nắng buổi sáng này thật sinh động: "Mặt trời vàng ngọn cây xoài trớc làng rồi vàng đến thân, đến gốc cây" [30; 19]. Chỉ bằng một câu mà trong thoáng chốc cả không gian đã đợc nhuộm trong màu vàng rực rỡ của sắc nắng. Sắc vàng của nắng đợc nhắc lại nhiều lần: "Nắng sơn vàng nhà rông", "Nắng sơn vàng đỉnh núi Tơ-ngo" khiếu màu vàng lấp lánh trong suốt các trong văn của nhà văn. Thiên nhiên không chỉ đ- ợc miêu tả với nhiều màu sắc mà còn rất giản dị: "Ông trăng mang một cái quầng tròn màu xanh, màu tím, màu gì nữa úa nh lá cỏ khô, nh da mặt con ngời đau" [30; 154]. Cách tả màu sắc ông trăng nh trên của Nguyên Ngọc đã mang đậm nếp nghĩ giản dị, mộc mạc, giàu hình ảnh của ngời Tây Nguyên.
Lối t duy của ngời Tây Nguyên là cụ thể, hữu hình nên trong lời nói, lối nghĩ của họ cũng nh trong văn Nguyên Ngọc đều sử dụng nhiều từ lý, từ tợng thanh, tợng hình. Khảo sát trong các trang viết của nhà văn rất dễ thấy điều này. Âm thanh tiếng chim, tiếng đàn, đ… ợc vang lên nhiều lần trong các sáng tác của ông: "Một con chim sà xuống kêu lanh lảnh đánh thức Núp dậy. Mặt trời buổi sáng chói lọi" [30; 79]. "Trong núi vang ra có tiếng đàn tơ rng, nghe nh tiếng gió thổi qua rẫy lúa chín, gặp mấy cây lenon , kêu lên vu vu"
lo" [30; 148]. Bên cạnh đó, những từ tợng hình, giàu sức gợi: "Nắng nổi màng màng tiễn làng xơ xác, nghèo nàn" [30; 81]. "Nắng nh cầm lửa mà đổ xuống trên núi Ch-lây. Dới suối nớc trốn đi gần hết ( ) rẫy muốn cháy. Cây…
lúa cứ thấp lè tè, hột cứng ít, hột lép nhiều" [30; 43].
Câu văn trong các sáng tác của Nguyên Ngọc về đề tài Tây Nguyên đều ngắn, câu dài hơn thì lại đợc chia thành nhiều vế nhỏ nh cách nói quen thuộc của ngời dân nơi đây. Đây là đoạn đối thoại giữa Núp và mẹ trong Đất nớc
đứng lên:
" - Con đi đâu?
- Đi Ba-lang, Ta-lung, Kông-ma , Đê-pu, Kông-giàng - Đi làm chi?
- Đi nói chuyện đánh Pháp.
Đó chủ yếu là những câu ngắn. Với những câu dài hơn, chúng đợc ngắt thành vế nhỏ: "Con đánh Pháp trong làng đợc. Con đi nói nhiều làng, cái miệng con còn nhỏ, nói cha đợc đâu" [30; 39]. Những câu văn kể chuyện cũng mang đặc điểm này: "Anh Cầm dừng lại. Anh ngồi dậy. Núp cũng ngồi dậy. Một con gà gáy te te. Cầm nói tiếp" [30; 38].
Viết về Tây Nguyên, Nguyên Ngọc vẫn sử dụng tiếng địa phơng, sử dụng cách nói, lối nói dân tộc nhng không lạm dụng mà có chọn lọc. Ông nắm đợc thần thái ngôn ngữ Tây Nguyên là những cách nói, lời ví giàu hình ảnh, hồn nhiên, chất phác và đa chúng vào văn mình một cách có hiệu quả, diễn tả đúng ý tình mà ngời Tây Nguyên muốn nói.
Ngời Tây Nguyên không nói "lòng ngời" mà nói là "cái bụng mình", không hỏi: "Anh nói thật không?" mà hỏi là: "Cái miệng anh nói thật chứ?" Họ gọi "chết" là "không biết sống nữa", gọi lửa cháy là "lửa âm ả…
rừng cả ngời" [30; 10]. Cách tính thời gian của ngời Tây Nguyên cũng rất độc đáo, dựa vào các hiện tợng thiên nhiên hoặc sự kiện trong cộng đồng: Buổi họp ở nhà rông ồn ào, cãi vã đến "lúc con chim chèo bẽo kêu" [30;15]; đôi vợ chồng cới nhau lúc "năm làng chúng tôi ăn rừng Đá thần Gô" [3; 63]…
Không chỉ trình bày những hiện tợng gần gũi, quen thuộc mà cả đối với những vấn đề trừu tợng, hiện đại, họ cũng dùng t duy cụ thể, hình ảnh giản dị để định nghĩa. Đi thuyết phục, giảng giải cho dân làng về chuyện đánh giặc, về chuyện đoàn kết thì Núp gọi là đi "nói chuyện đánh Pháp" chứ không phải nh ngôn ngữ chính trị là "giác ngộ quần chúng" [30; 39]. Núp nói về thế cô độc, đơn lẻ của làng Kông-hoa qua so sánh giàu hình ảnh sinh động: "Kông- hoa nh hòn đá giữa suối, bốn phía toàn là nớc, nh con mang chạy lạc vào làng, bốn phía toàn là ngời [30; 26]. Sự độc ác của kẻ thù đợc gói gọn trong câu: "Nó nh một con thú", "Pháp cha muốn đi luôn đâu. Cũng nh con cọp vô trong làng, đánh nó chạy rồi, sau nó còn tới nữa" [30; 34]. “ Độc lập”, một khái niệm trừu tợng đợc Núp diễn đạt rất giản dị: “Độc lập: không đi xâu, không nộp thuế cho Pháp, muốn làm rẫy, cứ làm, muốn đi săn cứ đi, đi lấy mật sáp con ong trong rừng, cứ đi. Đem xuống Kinh đổi lấy muối, vải, rìu rựa, đợc hết, không phải đi lén trong rừng nh trớc nữa" [30; 32]. “Đoàn kết”, theo cách hiểu của Núp cũng thật giản đơn mà sâu sắc: "Mình đi một mình, leo dốc mệt nhiều. Đi hai ngời leo dốc mệt vừa. Đi ba ngời leo dốc mệt ít. Đánh Pháp cũng vậy. Một làng Kông Hoa đánh không nổi phải chạy lên núi cao. Có thêm làng Đê-ta, Ba-lang, Ta-lung, Kông-mơ đánh khá hơn nhiều" [30; 164].
Sử dụng tiếng nói, lối nói của ngời Tây Nguyên nhng không sao chép, Nguyên Ngọc đã góp phần tạo nên một thế giới Tây Nguyên trong văn học, đem bản sắc Tây Nguyên đến với độc giả.
Kết luận
1. Cách mạng tháng Tám 1945 thành công đã mở ra một bớc ngoặt mới cho nền văn học Việt Nam. Hai cuộc kháng chiến thần thánh của dân tộc đã là nơi "thử lửa", hun đúc nên những nhà văn chiến sỹ của nền văn học Việt Nam hiện đại. Nguyên Ngọc - Nguyễn Trung Thành cũng không là ngoại lệ.
Không chỉ viết về Tây Nguyên, Nguyên Ngọc còn viết về nhiều vùng, miền khác nh Quảng Nam, Hà Giang với những tên đất, tên làng Thăng…
Bình, Duy Xuyên, Hội An, Mèo Vạc, Đồng Văn, Lũng Phìn, Mậu Duệ, Yên Minh, Cổng Trời Nh… ng có thể nói phần hay nhất, tiêu biểu nhất trong văn nghiệp của Nguyên Ngọc là mảng sáng tác về Tây Nguyên. Và chính ông cũng là ngời viết hay nhất về Tây Nguyên, mở ra cánh cửa Tây Nguyên trong nền văn học Việt Nam hiện đại. Các sáng tác của ông tập trung miêu tả sự phi thờng, tính cách anh hùng của những thế hệ ngời Tây Nguyên. Bằng nỗ lực sáng tạo của mình, Nguyên Ngọc đã xây dựng đợc một thế giới nghệ thuật đậm đà bản sắc Tây Nguyên - một "Tây Nguyên" trong văn học.
2. Nguyên Ngọc đã lột tả đợc bản sắc Tây Nguyên từ thiên nhiên, con ngời, các giá trị văn hoá. Thiên nhiên ở đây mang nét khắc nghiệt, dữ dằn mà không kém phần thơ mộng, kỳ vĩ. Thiên nhiên gắn kết mật thiết với cuộc sống con ngời. Đó là thế giới sống động lạ thờng. Trong thế giới ấy, con ngời Tây Nguyên hiện lên với những nét tính cách đặc biệt. Đằng sau và đồng hành với tính cách của con ngời hiện đại là những nét hoang dại, cổ sơ và là những tính cách nghệ sỹ tự do, lãng mạn, u lang thang, không chịu sự gò trói. Dờng nh với họ, nét hiện đại và nét hoang dại cổ sơ có trong nhau, bổ sung cho nhau làm nên vẻ đẹp độc đáo, không bị trộn lẫn với những tộc ngời khác. Điểm đặc biệt là con ngời Tây Nguyên đã gìn giữ đợc một "bảo tàng văn hoá cổ" mà Nguyên Ngọc đã góp phần không nhỏ đa đến cho độc giả: tợng gỗ rừng già, rợu cần, nhà rông, cồng chiêng, lễ thổi tai, tháng Ninh Nông, Với…
góc nhìn mới mẻ, độc đáo, mỗi trang viết là mỗi khám phá, phát hiện về Tây Nguyên, qua đó thể hiện niềm yêu mến vô hạn của ông với mảnh đất này.
Ông muốn nói hoài, nói mãi về Tây Nguyên bởi với ông Tây Nguyên là một "niềm tâm sự không bao giờ dứt" [10; 103]. Nguyên Ngọc viết về Tây Nguyên, vì Tây Nguyên và cho Tây Nguyên.
3. Điều khiến các sáng tác về Tây Nguyên của Nguyên Ngọc có sức cuốn hút độc giả trớc hết là ở sức hấp dẫn của thế giới con ngời, cảnh quan, các giá trị văn hoá đợc dệt nên từ tâm hồn nhà văn và cùng với thế giới ấy là những thủ pháp nghệ thuật đắc dụng nhằm chuyển tải bản sắc Tây Nguyên. Nguyên Ngọc vận dụng một cách sáng tạo những chất liệu cuộc sống Tây Nguyên vào tác phẩm. Lối so sánh, ví von, trùng điệp, xen kẽ lời kể là những bài hát, dân ca một cách linh hoạt, uyển chuyển, sử dụng có hiệu quả tiếng nói, cách nói của đồng bào các dân tộc Tây Nguyên. Với những cố gắng không ngừng nghỉ của mình, Nguyên Ngọc đã góp thêm một thế giới Tây Nguyên đầy quyến rũ trong bức tranh văn học muôn màu.
tài liệu tham khảo
[1] Nguyên An (2000), Nhà văn Nguyên Ngọc những năm chống Mỹ, Văn nghệ quân đội, (4)
[2] Lại Nguyên Ân (1999), 150 thuật ngữ văn học, Nxb Đại học quốc gia Hà nội.
[3] H.Bakhtin (2003), Lý luận và thi pháp tiểu thuyết, Phạm Vĩnh C dịch và tuyển chọn, Nxb Hội Nhà văn, Hà Nội.
[4] Nhị Ca (1976), Bàn tay Tnú và cây xà nu, Văn nghệ quân đội, (8). [5] Nông Quốc Chấn, Nông Minh Châu, Mạc Phi (biên soạn), (1962), Hợp
tuyển thơ văn Việt Nam: Văn học dân tộc thiểu số, Nxb Văn hoá- Viện Văn học.
[6] Phan Huy Dũng (1996), Một truyện ngắn đậm chất sử thi về thời
đánh Mỹ, in trong Phân tích bình giảng tác phẩm văn học lớp 12, Nxb Giáo
dục, Hà Nội.
[7] Nguyễn Đức Đàn (1965), Suy nghĩ về nhân vật anh hùng trong
"Đất nớc đứng lên", Văn học, (9).
[8] Phan Cự Đệ, Phan Đăng Nhật (2000), Cuộc gặp gỡ sử thi trong tr-
ờng kỳ lịch sử ấn Độ và Việt Nam, Văn học (2).
[9] Phan Cự Đệ (2004), Văn học Việt Nam thế kỷ XX, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
[10] Hà Minh Đức (biên soạn) (1998) Nhà văn nói về tác phẩm, Nxb Văn học, Hà Nội.
[11] Đỗ Kim Hồi (1997), Giảng văn văn học Việt Nam, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
[12] Vũ Ngọc Khánh (2004), Truyền thống văn hoá các dân tộc thiểu
số Việt Nam, Nxb Thanh niên.
[13] Trần Đăng Khoa (2000), Nhà văn Nguyên Ngọc, Giáo dục thời đại chủ nhật, (tháng 11).
[14] Nguyễn Thế Khoa (2002), Nguyên Ngọc và những suy t ở tuổi
"nhân sinh thất thập", Ngời Hà Nội, (14).
[15] Phùng Ngọc Kiếm (2000), Con ngời trong truyện ngắn Việt Nam
1945-1975, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội.
[ 16] Phong Lê (1970), Con đờng sáng tác của Nguyên Ngọc, Văn học, (2). [ 17] Phong Lê (1972), Nguyễn Trung Thành và những trang về niềm
Nam đất lửa, Văn học, (4).
[18] Phong Lê (1972), Mấy vấn đề về văn xuôi Việt Nam 1945-1975, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.
[19] Phong Lê (1980), Văn xuôi Việt Nam trên con đờng hiện thực xã
hội chủ nghĩa, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.
[20] Phong Lê (2001), Văn học Việt Nam hiện đại, những chân dung
tiêu biểu, Nxb Đại học quốc gia, Hà Nội.
[21] Nguyễn Văn Long (2003), Tiếp cận và đánh giá văn học Việt
Nam sau Cách mạng tháng Tám, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
[22] Nguyễn Văn Long, Nguyễn Huệ Chi (2004), Từ điển văn học (bộ mới), Nxb Thế giới.
[23] Trờng Lu (1999), Văn học trong hành trình văn hoá, Viện Văn học và Nxb Văn hoá Thông tin, Hà Nội.
[24] Trờng Lu (2001), Văn hoá - văn nghệ một thời hai trận chiến, Nxb Văn hoá Thông tin, Hà Nội.
[25] Phơng Lựu, Trần Đình Sử, Nguyễn Xuân Nam, Lê Ngọc Trà, La Khắc Hoà, Thành Thế Thái Bình (2001), Lý luận văn học, Nxb Đại học quốc gia Hà Nội.
[26] Nguyễn Đăng Mạnh (2001), Con đờng đi vào thế giới nghệ
thuật của nhà văn, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
[27] Nguyễn Đăng Mạnh (2001), Nhà văn Việt Nam hiện đại, chân
[28] Nam Mộc (1966), Nhìn lại những tác phẩm văn học chống Mỹ
cứu nớc miền Nam xuất bản ở miền Bắc 1965, Văn học, (2).