3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
3.6.2.1. Các yếu tốcấu thành năng suất và năng suất
- Cách lấy mẫu: Tiến hành lấy mẫu khi thu hoạch đậu tương trên ô thí nghiệm không cắm que đánh dấu để đo chiều cao cây. Mỗi giống nhổ lấy 15 cây ở 3 vị trí, mỗi vị trí lấy ngẫu nhiên 5 cây liên tiếp/1ô thí nghiệm.
- Phương pháp xác định: Tiến hành xác định các chỉ tiêu sau: + Đếm tổng số quả trên cây.
Tỷ lệ quả chắc trên cây = Số hạt/quả =
+ Xác định khối lượng 100 hạt bằng cân điện tử.
3.6.2.3. Năng suất
Năng suất cá thể (NSCT) = (g/cây) Năng suất lý thuyết (NSLT) = (tạ/ha)
(Năng suất / ô thí nghiệm) x 10000m2
Năng suất thực thu = (tạ/ha) (NSTT) 10m2
Phương pháp xử lý số liệu
Các số liệu thu thập được trong quá trình nghiên cứu được xử lý theo các phương pháp thống kê sinh học, phần mềm Ecxel 2003 và phần mềm IRISTAT
CHƯƠNG 3
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.1. Ảnh hưởng của các mức phân lân đến các chỉ tiêu sinh trưởng của đậu tương tương
3.1.1. Thời gian và tỷ lệ mọc mầm
Mọc mầm của hạt là giai đoạn đầu tiên của chu kì sinh trưởng của đậu tương, đây là quá trình hạt đậu tương chuyển từ trạng thái tiềm sinh sang trạng thái sống. Quá trình nảy mầm của đậu tương bắt đầu khi hạt hút nước trương lên, mầm phôi được phát động sinh trưởng sau đó mầm mọc lên khỏi mặt đất nhờ sự duỗi ra của vòng cung của trục dưới lá mầm, xoè lá tử diệp. Thời kỳ này cây đậu tương con sinh trưởng chủ yếu nhờ vao chất dinh dưỡng do diệp tử và lá mầm cung cấp để phát triển thân non và bộ rễ.
Mọc mầm của hạt giống chịu sự tác động của các yếu tố bên ngoài như: nhiệt độ, độ ẩm, điều kiện đất tơi xốp, độ gieo sâu thích hợp. Các yếu tố bên trong như: yếu tố di truyền, phẩm chất giống, độ dày vỏ hạt, hàm lương chất dinh dưỡng của phôi nhũ.
Tỷ lệ mọc mầm là yếu tố được quan tâm đầu tiên khi tiến hành gieo trồng vì nó ảnh hưởng chỉ tiêu năng suất và hiệu quả kinh tế, dụa vào tỷ lệ nảy mầm ma người ta xác định được lượng giống cần gieo.
Bảng 3.1. Thời gian và tỷ lệ mọc mầm của các công thức ngiên cứu Công thức Thời gian từ gieo đến mọc mầm
(ngày) Tỷ lệ mọc mầm (%) CT1(đ/c) 6 93,05 CT2 6 91,97 CT3 6 90,90 CT4 7 91,33 CT5 7 91,91
Kết quả ở bảng 3.1. cho thấy
Thời gian từ gieo đến mọc của các công thức biến động từ 6 – 7 ngày. Trong đó công thức đối chứng có thời gian từ gieo đến mọc là 6 ngày công thức 4 và công thức 5 có thời gian từ gieo đến mọc là 7 ngày muộn hơn công thức đối chứng 1 ngày các công thức còn lại có thời gian từ gieo đến mọc là 6 ngày bằng công thức đối chứng.
Tỷ lệ mọc mầm của các công thức biến động 90,0% - 93,05%. Trong đó công thức đối chứng có tỷ lệ mọc mầm là 93,05%. Trong đó công thức 3 có tỷ lệ mọc mầm thấp nhất là 90,90%, thấp hơn công thức đối chứng là 2,15%. Công thức đối chứng có tỷ lệ mọc mầm cao nhất đạt 93,05%, cao hơn công thức 2 là 1,08%, công thức 4 có tỷ lệ mọc mầm đạt 91,33% thấp hơn so với công thức đối chứng là 1,72%, công thức 5 có tỷ lệ mọc mầm đạt 91,91% thấp hơn tỷ lệ mọc mầm của công thức đối chứng là 1,14%.
Như vậy công thức 4 và công thức 5 có thời gian từ gieo đến mọc muộn hơn nhưng tỷ lệ mọc mầm cung cao hơn so với các công thức khác và thấp hơn công thức 1.
Khả năng sinh trưởng, phát triển và cho năng suất của cây đậu tương phụ thuộc rất nhiều vào thân chính. Thân chính sinh trưởng, phát triển tốt khoẻ mạnh là tiền đề cho các bộ phận khác phát triển. Một trong những bộ phận mà sự phát triển của nó liên quan trực tiếp đến sinh trưởng, phát triển của thân chính là số lá và số cành trên cây. Nếu thân chính có chiều cao lớn sẽ cho số lá và có số cành trên thân nhiều tạo tiền đề cho việc tổng hợp chất hữu cơ và hình thành hoa của cây. Nhưng chiều cao thân chính sinh trưởng quá mức sẽ ảnh hưởng xấu đến quá trình hình thành và phát triển quả sau này. Do vậy vịêc cung cấp chất dinh dưỡng đầy đủ để thân chính sinh trưởng, phát triển tốt đạt chiều cao đặc trưng của giống là việc làm có ý nghĩa rất lớn. Tốc độ sinh trưởng, phát triển của chiều cao thân chính của cây đậu tương có sự khác nhau giữa các thời kỳ: ở thời kỳ cây con thì thân chính sinh trưởng bình thường và thân chính sinh trưởng đạt tốc độ cao nhất vào thời kỳ ra hoa, tạo quả. Sự sinh trưởng thân chính nhanh vào các thời kỳ này là điều kiện cơ bản cho cơ quan sinh thực hình thành nhiều, đồng thời nó còn tạo điều kiện cho bộ lá phát tiển tốt, tổng hợp được nhiều chất hữu cơ, đảm bảo cho quá trình ra hoa tạo quả.
Ngoài yếu tố dinh dưỡng thì chiều cao của cây đậu tương còn phụ thuộc vào điều kiện khí hậu mà đặc biệt là nhiệt độ, ánh sáng và chế độ nước.
Bảng 3.2. Ảnh hưởng của liều lượng lân đến tăng trưởng chiều cao cây của các công thức Đơn vị: cm TT Công thức 4 lá (V5) 6 lá (V7) Bắt đầu hình thành quả(R3) Bắt đầu hình thành hạt (R5) Bắt đầu chín (R7) 1 CT1 8,41 16,93 26,77 37,47 40,21 2 CT2 7,95 16,75 26,48 38,62 41,92 3 CT3 8,30 17,87 28,06 38,88 42,50 4 CT4 8,18 17,08 28,00 37,89 42,51 5 CT5 8,24 16,99 27,84 39,25 43,83
Hình 3.1. Chiều cao thân chính của các công thức thí nghiệm Từ kết quả thu được ở bảng 3.2 cho thấy
Chiều cao cây của các công thức ở thời kỳ 4 lá kép biến động từ 7,95 – 8,41cm. Trong đó, công thức đối chứng có chiều cao cây cao nhất đạt 8,41cm, công
thức 2 có chiều cao cây thấp nhất là 7,95cm, thấp hơn so với công thức đối chứng là 0,46cm.
Chiều cao cây ở thời kì 6 lá kép biến động từ 16,75 – 17,87cm. Trong đó công thức đối chứng có chiều cao cây là 16,93cm, công thức 2 có chiều cao thấp nhất là 16,75cm, thấp hơn so với công thức đối chứng là 0,18cm.
Chiều cao thời kỳ bắt đầu hình thành quả biến động từ 26,48 – 28,06cm. Trong đó công thức đối chứng có chiều cao cây cao 26,77cm, công thức 2 có chiều cao thấp nhất 26,48cm thấp hơn so với công thức đối chứng 0,29cm.
Chiều cao cây thời kỳ bắt đầu hình thành hạt biến động từ 37,47 – 39,25cm. Trong đó công thức đối chứng có chiều cao thấp nhất là 37,47cm, công thức 5 có chiều cao trung bình là 39,25cm, cao hơn so với công thức đối chứng là 1,78cm.
Chiều cao cây thời kỳ bắt chín biến động từ 40,21 – 43,83cm. Trong đó công thức đối chứng có chiều cao cây thấp nhất là 40,21cm công thức 5 có chiều cao cây cao nhất là 43,83cm cao hơn công thức đối chứng là 3,62cm.
3.1.3. Ảnh hưởng của các mức phân lân đến số lượng nốt sần
Số lượng nốt sần có ý nghĩa rất quan trọng đối với cây đậu tương. Với khả năng có thể cố định Nitơ từ không khí để chuyển thành đạm hữu cơ trong thân lá, các nốt sần cung cấp 60 - 65% nhu cầu đạm của cây. Điều này có thể giải thích tại sao cây đậu tương cần một lượng đạm rất lớn, lớn nhất trong các nguyên tố dinh dưỡng, nhưng trong khuyến cáo về cân đối dinh dưỡng cho cây đậu tương người ta cho rằng chỉ nên bón từ 30 - 40 kg N/ha.
Trong các nguyên tố dinh dưỡng thì lân là nguyên tố có ảnh hưởng rất lớn đến sự hình thành và phát triển nốt sần. Số lượng và trọng lượng nốt sần nói lên khả năng cung cấp đạm cho cây nhiều hay ít. Chính vì vậy mà lân được xem là nguyên tố quan trọng trong quá trình sinh trưởng, phát triển và năng suất của cây đậu tương.
Cây đậu tương khi có 5 – 6 lá thật thì nốt sần bắt đầu ra hoa và đạt cực đại vào lúc thời kỳ bắt đầu ra hoa rộ, bắt đầu quả vào chắc.
Bảng 3.3. Ảnh hưởng của các mức lân bón đến số lượng nốt sần qua các thời kỳ sinh trưởng
Đơn vị: Nốt sần/cây
Ghi chú: Trong cùng một cột, các chữ cái mũ khác nhau sai khác nhau ở mức ý nghĩa 0,05
Số liệu trong bảng 3.3. cho thấy: Số lượng nốt sần tằng dần từ thời kỳ bắt đầu ra hoa đến ra hoa rộ và bắt đầu chín
Số lượng nốt sần thời kỳ bắt đầu ra hoa:
Số lượng nốt sần ở các công thức giao động từ: 8,2 – 13,8 nốt sần/cây. Trong đó, tất cả các công thức bón lân đều có số lượng nốt sần cao hơn và có sự sai khác có ý nghĩa về mặt thống kê so với công thức đối chứng không bón lân. Giữa các công thức bón lần ở mức 30 kg P2O5 và 60 kg P2O5 không thấy có sự sai khác về mặt thống kê ở chỉ tiêu này. Công thức bón 120 kg P2O5 có số lượng nốt sần đạt cao nhất và có sự sai khác về mặt thống kê so với các công thức bón lân ở các mức khác nhau.
Số lượng nốt sần thời kỳ ra hoa rộ:
Thời kỳ ra hoa rộ số lượng nốt sần tăng lên khá nhanh, hình thành nên nhiều nốt sần hữu hiệu.
TT Công thức Thời kỳ sinh trưởng
Bắt đầu ra hoa Ra hoa rộ Quả vào chắc 1 2 3 4 5 CT 1 CT 2 CT 3 CT 4 CT 5 8,20a 10,13b 10,66b 12,40c 13,80d 16,73a 17,53a 18,23a 19,86b 20,20b 26,43a 27,23a 28,33b 29,56c 30,00c LSD0,05 0,92 1,56 0,82
Số liệu trong bảng 3.3. cho thấy: ở thời kỳ này số lượng nốt sần giao động từ 16,73 – 20,20 nốt sần/cây và chỉ khi lượng lân bón trên 90 kg P2O5 thì số lượng nốt sần mới có sự sai khác về mặt thống kê so với công thức đối chứng không bón. Tuy nhiên, giữa công thức bón 90 kg P2O5 và 120 kg P2O5 không thấy có sự sai khác về mặt thống kê ở chỉ tiêu này.
Số lượng nốt sần thời kỳ bắt đầu quả vào chắc
Qua bảng số liệu trên cho ta thấy ở thời kỳ quả bắt đầu vào chắc thì số lượng nốt sần tăng lên khá nhanh và đạt cực đại, số lượng nốt sần ở các công thức giao động từ 26,43 – 30,00 nốt sần/cây. Ở thời kỳ này bón lân ở mức 30 kg P2O5 số lượng nốt sần không có sự sai khác so với công thức không bón lân, khi lượng lân bón từ 60 - 120 kg P2O5 thì số lượng nốt sần mới có sự sai khác so với không bón lân. Giữa mức lân bón 90 kg P2O5 và 120 kg P2O5 không thấy có sự sai khác ở chỉ tiêu này.
Hình 3.2. Ảnh hưởng của các mức phân lân đến số lượng nốt sần
3.1.4. Ảnh hưởng của các mức lân bón đến diện tích lá
Lá là bộ phận quan trọng của cây đậu tương quyết định đến năng suất về sau của cây, lá là nơi xảy ra quá trình quang hợp, tổng hợp chất hữu cơ từ CO2 và H2O thông qua năng lượng của ánh sáng mặt trời tạo ra vật chất khô tích luỹ và cung cấp
năng lượng cho hoạt đông sống của cây. Đồng thời là bộ phận của quá trình thoát hơi nước. Sự phát triển của lá quyết định đến năng suất. liều lượng bón lân ở các công thức có sự thay đổi về số lá và diện tích lá ở các công thức.
Sự phát triển của bộ lá quyết định đến năng suất, các công thức bón lân có bộ lá phát triển, hạm lượng diệp lục cao hấp thụ được nhiều năng lượng ánh sáng mặt trời quang hợp tốt và cho năng suất cao.
Diện tích lá là một chỉ tiêu phản ánh chính xác độ lớn, khả năng tích luỹ năng lượng cũng như tình hình sinh trưởng và phát triển của bộ lá cây đậu tương.
Ở các công thức bón lân khác nhau số lá trên cây cũng như kích thước lá cũng khác nhau ở các thời kỳ. Diện tích lá và nằn suất có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, cụ thể đối với các công thức bón lân khác nhau các công thức bón nhiều lân hơn thì diện tích lá lớn hơn và sự tích luỹ chất khô lớn và tiềm năng và năng suất cao hơn.
Qua sự theo dõi ở các thời kỳ khác nhau chúng tôi thu được kết quả ở bảng sau.
Bảng 3.4. Ảnh hưởng của các mức lân bón đến diện tích lá
Đơn vị: dm2/cây TT CÔNG
THỨC
THỜI KÌ SINH TRƯỞNG Bắt đầu hình thành quả Bắt đầu hình thành hạt Qủa bắt đầu chín 1 2 3 4 5 CT 1 CT 2 CT 3 CT 4 CT 5 6,63a 10,53b 11,06bc 11,46c 11,60c 10,83a 11,46a 14,46b 14,80b 15,13b 5,90a 7,16b 7,66bc 7,96c 8,16c LSD0.05 0,73 0,95 0,57
Ghi chú: Trong cùng một cột, các chữ cái mũ khác nhau sai khác nhau ở mức ý nghĩa 0,05
Kết quả thu được trong bảng 3.4. cho thấy: - Thời kỳ bắt đầu hình thành quả
Qua kết quả thu được ở thời kỳ bắt đầu hình thành quả chúng tôi thấy các công thức bón phân với liều lượng khác nhau có diện tích lá cao hơn so với công thức đối chứng không bón lân. Diện tích lá đạt thấp nhất ở công thức đối chứng không bón lân công thức 1 là 6,63(dm2/cây) và đạt cao nhất khi bón 120kg P2O5/ha là 11,60 (dm2/ cây)
Các công thức có bón lân đều cho diện tích lá cao hơn so với công thức không được bón lân. Tuy nhiên, giữa các mức lân bón 60, 90, 120 kgP2O5 không thấy có sự sai khác về mặt thống kê ở chỉ tiêu này.
- Thời kỳ bắt đầu hình thành hạt
Kết quả thu được ở thời kỳ bắt đầu hình thành hạt chúng tôi thấy các công thức bón phân với liều lượng khác nhau thì diện tích lá cũng khác nhau và cao hơn so với công thức đối chứng không bón phân diện tích lá thấp nhất ở công thức đối chứng là 10,83(dm2) và đạt cao nhất khi bón ở công thức 5 bón 120kg P2O5/ha, là 15,13(dm2/cây). Ở thời kỳ này bón lân với lượng 30kgP2O5/ha diện tích lá không có sự sai khác so với không bón lân. Chỉ khi lượng lân bón tăng lên 60kgP2O5/ha thì diện tích lá mới có sự sai khác so với công thức đối chứng không bón. Tuy nhiên, giữa các công thức bón lân ở các mức 60, 90, 120 kgP2O5/ha không thấy có sự sai khác về mặt thống kê ở chỉ tiêu này
- Thời kỳ quả bắt đầu chín
Kết quả thu được ở thời kỳ hạt bắt đầu chín các công thức bón lân với các mức bón khác nhau nhưng ở thời kỳ này lá rụng dần dần và diện tích lá giảm dần.
Diện tích lá ở thời kỳ bắt đầu chín biến động từ 5,90 – 8,18(dm2 ) trong đó công thức 1 đối chứng không bón lân đạt thấp nhất là 5,90dm2 và đạt cao nhất ở công thức 5 là 8,18(dm2).
Ở thời kỳ này tất cả các công thức bón lân ở các mức khác nhau đều có sự sai khác so với công thức không được bón lân. Bón lân ở các mức 30 và 60 kg P2O5/ha không thấy có sự sai khác về chỉ tiêu diện tích lá. Giữa các công thức bón lân ở các mức 60, 90, 120 kg P2O5/ha cũng không thấy có sự sai khác ở chỉ tiêu diện tích lá
Hình 3.3. Ảnh hưởng của các mức lân bón đến diện tích lá
3.1.5. Ảnh hưởng của các mức lân bón đến chỉ số diện tích lá qua các thời kỳ
Chỉ số diện tích lá (LAI - được đo bằng số m2 lá/m2 đất) là một chỉ tiêu sinh lý rất quan trọng đối với cây trông nói riêng và cây đậu tương nói chung và cây đậu tương nói riêng, chỉ số diện tích lá tối ưu là chỉ số diện tích lá mà cây trồng có thể sử dụng hiệu quả nhất năng lương ánh sáng mặt trời.
Nếu chỉ số diện tích lá thấp hơn trị số tối ưu thì không tận dụng được bức xạ