Ảnh hưởng của các mức phân lân đến số lượng nốt sần

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của các mức phân lân đến sinh trưởng, phát triển và năng suất của giống đậu tương DVN6 vụ xuân 2011 trên địa bàn xã xuân hòa, huyện nam đàn, nghệ an luận văn tốt nghiệp đại học (Trang 37 - 39)

3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

3.1.3.Ảnh hưởng của các mức phân lân đến số lượng nốt sần

Số lượng nốt sần có ý nghĩa rất quan trọng đối với cây đậu tương. Với khả năng có thể cố định Nitơ từ không khí để chuyển thành đạm hữu cơ trong thân lá, các nốt sần cung cấp 60 - 65% nhu cầu đạm của cây. Điều này có thể giải thích tại sao cây đậu tương cần một lượng đạm rất lớn, lớn nhất trong các nguyên tố dinh dưỡng, nhưng trong khuyến cáo về cân đối dinh dưỡng cho cây đậu tương người ta cho rằng chỉ nên bón từ 30 - 40 kg N/ha.

Trong các nguyên tố dinh dưỡng thì lân là nguyên tố có ảnh hưởng rất lớn đến sự hình thành và phát triển nốt sần. Số lượng và trọng lượng nốt sần nói lên khả năng cung cấp đạm cho cây nhiều hay ít. Chính vì vậy mà lân được xem là nguyên tố quan trọng trong quá trình sinh trưởng, phát triển và năng suất của cây đậu tương.

Cây đậu tương khi có 5 – 6 lá thật thì nốt sần bắt đầu ra hoa và đạt cực đại vào lúc thời kỳ bắt đầu ra hoa rộ, bắt đầu quả vào chắc.

Bảng 3.3. Ảnh hưởng của các mức lân bón đến số lượng nốt sần qua các thời kỳ sinh trưởng

Đơn vị: Nốt sần/cây

Ghi chú: Trong cùng một cột, các chữ cái mũ khác nhau sai khác nhau ở mức ý nghĩa 0,05

Số liệu trong bảng 3.3. cho thấy: Số lượng nốt sần tằng dần từ thời kỳ bắt đầu ra hoa đến ra hoa rộ và bắt đầu chín

 Số lượng nốt sần thời kỳ bắt đầu ra hoa:

Số lượng nốt sần ở các công thức giao động từ: 8,2 – 13,8 nốt sần/cây. Trong đó, tất cả các công thức bón lân đều có số lượng nốt sần cao hơn và có sự sai khác có ý nghĩa về mặt thống kê so với công thức đối chứng không bón lân. Giữa các công thức bón lần ở mức 30 kg P2O5 và 60 kg P2O5 không thấy có sự sai khác về mặt thống kê ở chỉ tiêu này. Công thức bón 120 kg P2O5 có số lượng nốt sần đạt cao nhất và có sự sai khác về mặt thống kê so với các công thức bón lân ở các mức khác nhau.

 Số lượng nốt sần thời kỳ ra hoa rộ:

Thời kỳ ra hoa rộ số lượng nốt sần tăng lên khá nhanh, hình thành nên nhiều nốt sần hữu hiệu.

TT Công thức Thời kỳ sinh trưởng

Bắt đầu ra hoa Ra hoa rộ Quả vào chắc 1 2 3 4 5 CT 1 CT 2 CT 3 CT 4 CT 5 8,20a 10,13b 10,66b 12,40c 13,80d 16,73a 17,53a 18,23a 19,86b 20,20b 26,43a 27,23a 28,33b 29,56c 30,00c LSD0,05 0,92 1,56 0,82

Số liệu trong bảng 3.3. cho thấy: ở thời kỳ này số lượng nốt sần giao động từ 16,73 – 20,20 nốt sần/cây và chỉ khi lượng lân bón trên 90 kg P2O5 thì số lượng nốt sần mới có sự sai khác về mặt thống kê so với công thức đối chứng không bón. Tuy nhiên, giữa công thức bón 90 kg P2O5 và 120 kg P2O5 không thấy có sự sai khác về mặt thống kê ở chỉ tiêu này.

 Số lượng nốt sần thời kỳ bắt đầu quả vào chắc

Qua bảng số liệu trên cho ta thấy ở thời kỳ quả bắt đầu vào chắc thì số lượng nốt sần tăng lên khá nhanh và đạt cực đại, số lượng nốt sần ở các công thức giao động từ 26,43 – 30,00 nốt sần/cây. Ở thời kỳ này bón lân ở mức 30 kg P2O5 số lượng nốt sần không có sự sai khác so với công thức không bón lân, khi lượng lân bón từ 60 - 120 kg P2O5 thì số lượng nốt sần mới có sự sai khác so với không bón lân. Giữa mức lân bón 90 kg P2O5 và 120 kg P2O5 không thấy có sự sai khác ở chỉ tiêu này.

Hình 3.2. Ảnh hưởng của các mức phân lân đến số lượng nốt sần

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của các mức phân lân đến sinh trưởng, phát triển và năng suất của giống đậu tương DVN6 vụ xuân 2011 trên địa bàn xã xuân hòa, huyện nam đàn, nghệ an luận văn tốt nghiệp đại học (Trang 37 - 39)