Thời gian và tỷ lệ mọc mầm

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của các mức phân lân đến sinh trưởng, phát triển và năng suất của giống đậu tương DVN6 vụ xuân 2011 trên địa bàn xã xuân hòa, huyện nam đàn, nghệ an luận văn tốt nghiệp đại học (Trang 33 - 34)

3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

3.1.1.Thời gian và tỷ lệ mọc mầm

Mọc mầm của hạt là giai đoạn đầu tiên của chu kì sinh trưởng của đậu tương, đây là quá trình hạt đậu tương chuyển từ trạng thái tiềm sinh sang trạng thái sống. Quá trình nảy mầm của đậu tương bắt đầu khi hạt hút nước trương lên, mầm phôi được phát động sinh trưởng sau đó mầm mọc lên khỏi mặt đất nhờ sự duỗi ra của vòng cung của trục dưới lá mầm, xoè lá tử diệp. Thời kỳ này cây đậu tương con sinh trưởng chủ yếu nhờ vao chất dinh dưỡng do diệp tử và lá mầm cung cấp để phát triển thân non và bộ rễ.

Mọc mầm của hạt giống chịu sự tác động của các yếu tố bên ngoài như: nhiệt độ, độ ẩm, điều kiện đất tơi xốp, độ gieo sâu thích hợp. Các yếu tố bên trong như: yếu tố di truyền, phẩm chất giống, độ dày vỏ hạt, hàm lương chất dinh dưỡng của phôi nhũ.

Tỷ lệ mọc mầm là yếu tố được quan tâm đầu tiên khi tiến hành gieo trồng vì nó ảnh hưởng chỉ tiêu năng suất và hiệu quả kinh tế, dụa vào tỷ lệ nảy mầm ma người ta xác định được lượng giống cần gieo.

Bảng 3.1. Thời gian và tỷ lệ mọc mầm của các công thức ngiên cứu Công thức Thời gian từ gieo đến mọc mầm

(ngày) Tỷ lệ mọc mầm (%) CT1(đ/c) 6 93,05 CT2 6 91,97 CT3 6 90,90 CT4 7 91,33 CT5 7 91,91

Kết quả ở bảng 3.1. cho thấy

Thời gian từ gieo đến mọc của các công thức biến động từ 6 – 7 ngày. Trong đó công thức đối chứng có thời gian từ gieo đến mọc là 6 ngày công thức 4 và công thức 5 có thời gian từ gieo đến mọc là 7 ngày muộn hơn công thức đối chứng 1 ngày các công thức còn lại có thời gian từ gieo đến mọc là 6 ngày bằng công thức đối chứng.

Tỷ lệ mọc mầm của các công thức biến động 90,0% - 93,05%. Trong đó công thức đối chứng có tỷ lệ mọc mầm là 93,05%. Trong đó công thức 3 có tỷ lệ mọc mầm thấp nhất là 90,90%, thấp hơn công thức đối chứng là 2,15%. Công thức đối chứng có tỷ lệ mọc mầm cao nhất đạt 93,05%, cao hơn công thức 2 là 1,08%, công thức 4 có tỷ lệ mọc mầm đạt 91,33% thấp hơn so với công thức đối chứng là 1,72%, công thức 5 có tỷ lệ mọc mầm đạt 91,91% thấp hơn tỷ lệ mọc mầm của công thức đối chứng là 1,14%.

Như vậy công thức 4 và công thức 5 có thời gian từ gieo đến mọc muộn hơn nhưng tỷ lệ mọc mầm cung cao hơn so với các công thức khác và thấp hơn công thức 1.

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của các mức phân lân đến sinh trưởng, phát triển và năng suất của giống đậu tương DVN6 vụ xuân 2011 trên địa bàn xã xuân hòa, huyện nam đàn, nghệ an luận văn tốt nghiệp đại học (Trang 33 - 34)