3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
3.1.4. Ảnh hưởng của các mức lân bón đến diện tích lá
Lá là bộ phận quan trọng của cây đậu tương quyết định đến năng suất về sau của cây, lá là nơi xảy ra quá trình quang hợp, tổng hợp chất hữu cơ từ CO2 và H2O thông qua năng lượng của ánh sáng mặt trời tạo ra vật chất khô tích luỹ và cung cấp
năng lượng cho hoạt đông sống của cây. Đồng thời là bộ phận của quá trình thoát hơi nước. Sự phát triển của lá quyết định đến năng suất. liều lượng bón lân ở các công thức có sự thay đổi về số lá và diện tích lá ở các công thức.
Sự phát triển của bộ lá quyết định đến năng suất, các công thức bón lân có bộ lá phát triển, hạm lượng diệp lục cao hấp thụ được nhiều năng lượng ánh sáng mặt trời quang hợp tốt và cho năng suất cao.
Diện tích lá là một chỉ tiêu phản ánh chính xác độ lớn, khả năng tích luỹ năng lượng cũng như tình hình sinh trưởng và phát triển của bộ lá cây đậu tương.
Ở các công thức bón lân khác nhau số lá trên cây cũng như kích thước lá cũng khác nhau ở các thời kỳ. Diện tích lá và nằn suất có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, cụ thể đối với các công thức bón lân khác nhau các công thức bón nhiều lân hơn thì diện tích lá lớn hơn và sự tích luỹ chất khô lớn và tiềm năng và năng suất cao hơn.
Qua sự theo dõi ở các thời kỳ khác nhau chúng tôi thu được kết quả ở bảng sau.
Bảng 3.4. Ảnh hưởng của các mức lân bón đến diện tích lá
Đơn vị: dm2/cây TT CÔNG
THỨC
THỜI KÌ SINH TRƯỞNG Bắt đầu hình thành quả Bắt đầu hình thành hạt Qủa bắt đầu chín 1 2 3 4 5 CT 1 CT 2 CT 3 CT 4 CT 5 6,63a 10,53b 11,06bc 11,46c 11,60c 10,83a 11,46a 14,46b 14,80b 15,13b 5,90a 7,16b 7,66bc 7,96c 8,16c LSD0.05 0,73 0,95 0,57
Ghi chú: Trong cùng một cột, các chữ cái mũ khác nhau sai khác nhau ở mức ý nghĩa 0,05
Kết quả thu được trong bảng 3.4. cho thấy: - Thời kỳ bắt đầu hình thành quả
Qua kết quả thu được ở thời kỳ bắt đầu hình thành quả chúng tôi thấy các công thức bón phân với liều lượng khác nhau có diện tích lá cao hơn so với công thức đối chứng không bón lân. Diện tích lá đạt thấp nhất ở công thức đối chứng không bón lân công thức 1 là 6,63(dm2/cây) và đạt cao nhất khi bón 120kg P2O5/ha là 11,60 (dm2/ cây)
Các công thức có bón lân đều cho diện tích lá cao hơn so với công thức không được bón lân. Tuy nhiên, giữa các mức lân bón 60, 90, 120 kgP2O5 không thấy có sự sai khác về mặt thống kê ở chỉ tiêu này.
- Thời kỳ bắt đầu hình thành hạt
Kết quả thu được ở thời kỳ bắt đầu hình thành hạt chúng tôi thấy các công thức bón phân với liều lượng khác nhau thì diện tích lá cũng khác nhau và cao hơn so với công thức đối chứng không bón phân diện tích lá thấp nhất ở công thức đối chứng là 10,83(dm2) và đạt cao nhất khi bón ở công thức 5 bón 120kg P2O5/ha, là 15,13(dm2/cây). Ở thời kỳ này bón lân với lượng 30kgP2O5/ha diện tích lá không có sự sai khác so với không bón lân. Chỉ khi lượng lân bón tăng lên 60kgP2O5/ha thì diện tích lá mới có sự sai khác so với công thức đối chứng không bón. Tuy nhiên, giữa các công thức bón lân ở các mức 60, 90, 120 kgP2O5/ha không thấy có sự sai khác về mặt thống kê ở chỉ tiêu này
- Thời kỳ quả bắt đầu chín
Kết quả thu được ở thời kỳ hạt bắt đầu chín các công thức bón lân với các mức bón khác nhau nhưng ở thời kỳ này lá rụng dần dần và diện tích lá giảm dần.
Diện tích lá ở thời kỳ bắt đầu chín biến động từ 5,90 – 8,18(dm2 ) trong đó công thức 1 đối chứng không bón lân đạt thấp nhất là 5,90dm2 và đạt cao nhất ở công thức 5 là 8,18(dm2).
Ở thời kỳ này tất cả các công thức bón lân ở các mức khác nhau đều có sự sai khác so với công thức không được bón lân. Bón lân ở các mức 30 và 60 kg P2O5/ha không thấy có sự sai khác về chỉ tiêu diện tích lá. Giữa các công thức bón lân ở các mức 60, 90, 120 kg P2O5/ha cũng không thấy có sự sai khác ở chỉ tiêu diện tích lá
Hình 3.3. Ảnh hưởng của các mức lân bón đến diện tích lá