Ảnh hưởng của các mức lân bón đến khả năng tích luỹ vật chất khô

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của các mức phân lân đến sinh trưởng, phát triển và năng suất của giống đậu tương DVN6 vụ xuân 2011 trên địa bàn xã xuân hòa, huyện nam đàn, nghệ an luận văn tốt nghiệp đại học (Trang 45 - 47)

3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

3.2. Ảnh hưởng của các mức lân bón đến khả năng tích luỹ vật chất khô

Bảng 3.6. Ảnh hưởng của các mức lân bón đến khả năng tích luỹ vật chất khô Đơn vị:gam/cây TT Công thức Thời kỳ bắt đầu hình thành quả (R3) Thời kỳ bắt đầu hình thành hạt (R5) Thời kỳ bắt đầu chín (R7) 1 CT1 9,26a 10,60a 17,66a 2 CT2 10,06b 11,60b 18,66b 3 CT3 10,09b 11,73b 19,53c 4 CT4 11,33c 12,50cb 20,13c 5 CT5 11,90d 13,26c 21,40d LSD0.05 0,53 0,89 0,82

Ghi chú: Trong cùng một cột, các chữ cái mũ khác nhau sai khác nhau ở mức ý nghĩa 0,05

Kết quả trong bảng 3.6 cho thấy - Thời kỳ bắt đầu hình thành quả:

Khả năng tích luỹ chất khô của cây đậu tương ở các công thức dao động từ 9,26 – 11,9g/cây, công thức đối chứng không bón lân thì khả năng tích luỹ khối lượng vật chất khô đạt 9,26g/cây và đạt cao nhất ở công thức 5 là 11,90g/cây ở công thức bón 120kgP2O5/ha. Ở thời kỳ này tất cả các công thức có bón lân đều có sự sai khác so với công thức không được bón lân. Bón lân ở mức 30 và 60 kgP2O5/ha không thấy có sự sai khác ở chỉ tiêu này. Khi lượng lân bón tăng lên thì khả năng tích luỹ vật chất khô của cây cũng tăng lên.

- Thời kỳ bắt đầu hình thành hạt

Qua bảng số liệu chúng tôi thấy : Chỉ tiêu về khả năng tích luỹ vật chất khô của ông thức đối chứng không bón lân thấp hơn so với các công thức có bón lân.

Khối lượng vật chất khô của công thức đối chứng không bón lân đạt thấp nhất (10,60g/cây) và đạt cao nhất ở công thức có bón lân công thức 12kgP2O5/ha (13,26g/cây), ở thời kỳ này có sự sai khác về mặt thống kê so với công thức đối chứng không bón lân. Trong đó công thức 5 có sự sai khác rõ nhất so với các công thức khác. Giữa các công thức bón lân ở các mức 30, 60, 90 kgP2O5 không thấy có sự sai khác về mặt thống kê ở chỉ tiêu này

Thời kỳ bắt đầu chín

Qua bảng số liệu chúng tôi thấy : Chỉ tiêu về khả năng tích luỹ vật chất khô của ông thức đối chứng không bón lân thấp hơn so với các công thức có bón lân.

Khối lượng vật chất khô ở thời kỳ này giao động từ 17,66 – 21,40 (gam/cây) khối lượng vật chất khô đạt thấp nhất 17,66 gam/cây và đạt cao nhất 21,40 gam/cây ở mức bón 120 P2O5/ha.

Ở thời kỳ này tất các công thức có bón lân đều có khối lượng vật chất khô cao hơn và có sự sai khác so với công thức không bón lân. Giữa các công thức bón lân ở các mức 60 và 90kgP2O5 không thấy có sự sai khác ở chỉ tiêu này

Qua những nhận xét trên chúng tôi thấy : bón lân có tác dụng tích cực đến khả năng tích luỹ vật chất khô của cây đậu tương.

Hình 3.4. Ảnh hưởng của các mức lân bón đến khả năng tích lũy vật chất khô

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của các mức phân lân đến sinh trưởng, phát triển và năng suất của giống đậu tương DVN6 vụ xuân 2011 trên địa bàn xã xuân hòa, huyện nam đàn, nghệ an luận văn tốt nghiệp đại học (Trang 45 - 47)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(63 trang)
w