3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
2.2. Địa điểm, thời gian nghiên cứu
2.2.1. Địa điểm
- Thí nghiệm được bố trí tại xã Xuân Hoà, huyện Nam Đàn, Nghệ An - Đất thí nghiệm được tiến hành trên đất cổ phù sa bồi tụ
- Một số chỉ tiêu sinh trưởng, các yếu tố cấu thành năng suất được tiến hành trong phòng thí nghiệm bộ môn nông học, khoa Nông Lâm Ngư, Đại học Vinh
2.2.2. Thời gian nghiên cứu
Ngày gieo: 20/02/2011 Ngày thu hoạch: 25/5/2011
Trong phòng thí nghiệm từ tháng 3 đến tháng 5 năm 2011
2.3. Nội dung nghiên cứu
Nghiên cứu ảnh hưởng của mức lân bón đến sinh trưởng, phát triển của giống đậu tương ĐVN-6
Nghiên cứu ảnh hưởng của mức lân bón đến diện tích lá và chỉ số diện tích lá Nghiên cứu ảnh hưởng của mức lân bón khả năng tích lũy vật chất khô của giống đậu tương ĐVN-6
Nghiên cứu ảnh hưởng của mức lân bón đến các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất giống đậu tương ĐVN-6
2.4. Phương pháp nghiên cứu2.4.1. Bố trí thí nghiệm 2.4.1. Bố trí thí nghiệm
Xác định ảnh của lượng phân lân đến năng suất đậu tương ĐVN-6 Thí nghiệm 1 nhân tố bố trí ngẫu ngiên hoàn toàn RCB, với 3 lần nhắc lại, mỗi ô thí nghiệm có kích thước là (4 x 2,5) = 10 m2 , tương ứng với 1 lần nhắc lại, khoảng cách các giữa các ô trong cùng lần nhắc lại là 30cm và giữa lần nhắc lại là 40cm xung quanh bố trí hàng rào bảo vệ bằng cây đậu tương. Diện tích thí nghiệm là 150m2
Công thức thí nghiệm
Thí nghiệm được bố trí 5 công thức, với 3 lần nhắc lại, theo kiểu RCB ( theo khối ngẫu nhiên hoàn toàn):
Công thức 1: Công thức đối chứng (nền): 6 tấn phân chuồng/ha + 30kg N/ha + 60kg K2O/ha + 500kg vôi. Công thức 2 : Nền + 30 kg P2O5 Công thức 3: Nền + 60 kg P2O5 Công thức 4: Nền + 90 kg P2O5 Công thức 5 : Nền + 120 kg P2O5 2.4.2. Sơ đồ thí nghiệm
Dải bảo vệ
Dải bảo vệ Dải
bảo vệ
Ia IVa IIa IIIa Va
Vb IIb IIIb Ib IVb
Ic IIc IVc Vc IIIc
Dải bảo vệ Ghi chú :
I, II, III, IV, V các công thức thí nghiệm a, b, c: là các lần nhắc lại
2.4.3. Quy trình kỹ thuật áp dụng trong thí nghiệm2..4.3.1. Chuẩn bị giống trước khi gieo 2..4.3.1. Chuẩn bị giống trước khi gieo
Giống là khâu rất quan trọng có ảnh hưởng quyết định đến mật độ, năng suất, do vậy giống cần được chuẩn bị cẩn thận trước khi gieo. Chuẩn bị giống gồm các khâu
- Phơi hạt giống: dù được bảo quản cẩn thận nhưng qua thời gian bảo quản hạt giống ít nhiều bị ẩm. Do đó trước khi gieo, hạt giống cần được phơi lại cho thật khô để khi gieo hạt giống tăng cường hoạt động của enzym chuyển hoá các chất trong hạt mạnh mẽ, rút ngắn thời kỳ ngủ nghỉ của hạt giống, làm cho hạt giống nảy mầm nhanh đều và khoẻ. Việc phơi lại hạt giống còn dể diệt nấm bệnh, giống được phơi trên nong tre.
- Chọn và phơi hạt giống: chọn những hạt to, mẩy vỏ lụa sáng, không chọn hạt nhăn nheo, tróc vỏ lụa, xây xát cơ giới.
- Xử lý hạt giống: trước khi gieo chúng tôi tiến hành kiểm tra tỷ lệ nảy mầm, kết quả cho thấy tỷ lệ nảy mầm đạt 92% và đảm bảo chất lượng để gieo.
* Làm đất
Trước khi làm đất, làm sạch cỏ dại rồi tiến hành làm đất, đất ruộng thí nghiệm được làm kỹ đảm bảo độ tơi xốp, thoáng khí nhằm tạo điều kiện cho bộ rễ phát triển tốt, vi khuẩn Rhyzobium hoạt động mạnh. Mặt ruộng được san bằng phẳng tránh đọng nước cục bộ.
Lên luống: sau khi làm đất xong thì tiến hành lên luống, chia ô thí nghiệm nhằm thoát nước tốt khi mưa lớn.
Luống rộng: 2,5m. Luống dài: 4m. Rãnh rộng: 20cm.
Chiều cao luống: 30cm.
- Thời vụ trồng: Vụ xuân: 20/2/2011
* Mật độ gieo: Mật độ cây: 40 cây/m2 ( 25cm x 20 cm) * Kỹ thuật bón phân
- Lượng phân bón: Bón theo các công thức thí nghiệm. Bón phân được chia làm 3 đợt:
- Bón lót: 1/2 lượng vôi + 100% phân chuồng + 100% supe lân và lấp đất mỏng trước khi gieo.
Đối với bón vôi, vì vôi có phản ứng chậm nên cần được bón trước khi gieo hạt 1 tuần.
Bón thúc:
- Bón thúc lần 1: bón lúc đậu tương có 3 - 4 lá, bón 1/ 2 N + 1/2 K2O , bón xa gốc 7 - 10cm, bón theo hàng kết hợp với làm cỏ xới xáo.
- Bón thúc lần 2: sau khi tàn lứa hoa đầu, kết hợp vun cao gốc 15 - 20cm, bón 1/2 N + 1/2 K2O + 50 % lượng vôi còn lại.
* Chăm sóc
- Xới lần 1: Khi cây có 2-3 lá kép, kết hợp bón thúc đạm và diệt cỏ dại. - Xới lần 2: Trước cây ra hoa, kết hợp chống đổ và diệt cỏ dại
- Tưới nước giữ độ ảm thường xuyên khoảng 70-75% độ ẩm tối đa đồng ruộng.
* Phòng trừ sâu bệnh
Phòng là chính để hạn chế thuốc bảo vệ thực vật.
- Thường xuyên kiểm tra đồng ruộng để phát hiện và tiêu diệt sâu bệnh kịp thời.
Một số loại thuốc dùng để diệt sâu bệnh như: - Dùng Dip terex 0,2% phòng trừ bọ xít. - Dùng Pa dan để trừ sâu đục quả.
- Dùng Monitor để diệt trừ sâu xanh hại lá. Mức độ nhiễm sâu hại chính:
2.5. Các chỉ tiêu và phương pháp theo dõi2.5.1. Các chỉ tiêu theo dõi về sinh trưởng 2.5.1. Các chỉ tiêu theo dõi về sinh trưởng
- Thời gian từ khi gieo đến mọc mầm( ngày ): tính từ ngày gieo đến ngày có 50% số cây mọc trên ô thí nghiệm
- Tỷ lệ mọc mầm(%) = (số cây mọc/tổng số hạt gieo) x 100%
- Phương pháp: Đếm số cây mọc trên hàng có đánh dấu trước mỗi ngày một lần vào buổi sáng.
* Chiều cao cây:
- Mỗi lần nhắc lại theo dõi 10 cây được đánh dấu trước.
- Xác định ở 5 thời kỳ: 4 lá kép, 6 lá kép, bắt đầu hình thành quả, bắt đầu hình thành hạt, bắt đầu chín
- Phương pháp đo: Đo từ đốt lá mầm thứ nhất đến đỉnh sinh trưởng.
2.5.2. Xác định diện tích lá và chỉ số diện tích láXác định diện tích lá Xác định diện tích lá
- Cách lấy mẫu: Mỗi giống nhổ 10 cây ở 3 vị trí, mỗi vị trí lấy ngẫu nhiên 5 cây liên tiếp/1ô thí nghiệm. Diện tích lá được xác định 3 thời kỳ R3, R5, R7, tiến hành ở những vị trí không cắm que đánh dấu để đo chiều cao cây.
- Phương pháp xác định: Sử dụng máy đo diện tích lá có số xêri là IR2002 Sau khi lấy mẫu về đem rửa sạch để ráo nước. Sau đó ngắt toàn bộ lá ra khỏi thân, chỉ cắt phần phiến lá rồi xếp lá lên máy đo diện tích lá để xác định diện tích lá, nhắc lại 3 lần (Chú ý: Lá khi sử dụng phải ráo nước, sạch và tươi như trạng thái tự nhiên của nó).
Xác định chỉ số diện tích lá
LAI = Diện tích lá bình quân/cây x Mật độ. Đơn vị tính của chỉ số diện tích lá: m2lá/m2đất.
2.5.3. Tích luỹ chất khô
- Cách lấy mẫu: Sử dụng mẫu sau khi đã đo diện tích lá ở trên - Phương pháp xác định: sử dụng phương pháp sấy khô.
Cây lấy mẫu: Toàn bộ thân, rễ, lá được rửa sạch, để cho ráo nước rồi cho vào túi đựng mẫu riêng biệt. Các túi đựng mẫu này được ký hiệu để phân biệt nhau và để phân biệt với túi đựng phần lá của nó. Sau đó xếp các túi dựng mẫu vào tủ sấy.
Lúc đầu sấy nhiệt độ 600C trong khoảng 10phút sau đó tăng nhiệt độ tủ sấy lên 1050C, tiếp tục sấy ở nhiệt độ 1050C trong khoảng 36 giờ thì lấy túi mẫu ra để nguội trong bình hút ẩm khoảng 5 phút (để tránh mẫu hút ẩm trở lại) rồi tiến hành cân lần thứ nhất. Tiếp tục sấy trong khoảng 2 giờ rồi cân lần thứ 2. Làm lại nhiều lần như vậy cho đến khi thấy khối lượng mẫu đem sấy không thay dổi là được. Khi chúng ta cân mẫu lần cuối cùng thì lấy mẫu đậu trong các túi đựng mẫu ra và tiến hành cân bao đựng mẫu.
Sau đó dựa vào ký hiệu của các túi đựng mẫu này và các túi đựng mẫu lá để gép các túi mẫu ở cùng một công thức với nhau thì xác định được khối lượng khô của từng công thức. Sau đó lấy trị số trung bình để tính trọng lượng khô của từng cây ứng với mỗi công thức.
3.6.1. Xác đinh số lượng và khối lượng nốt sần (ở 3 thời kỳ: bắt đầu ra hoa, bắt đầu hình thành quả, hạt bắt đầu chín) đầu hình thành quả, hạt bắt đầu chín)
3.6.2.1. Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất3.6.2.2. Các yếu tố cấu thành năng suất 3.6.2.2. Các yếu tố cấu thành năng suất
- Cách lấy mẫu: Tiến hành lấy mẫu khi thu hoạch đậu tương trên ô thí nghiệm không cắm que đánh dấu để đo chiều cao cây. Mỗi giống nhổ lấy 15 cây ở 3 vị trí, mỗi vị trí lấy ngẫu nhiên 5 cây liên tiếp/1ô thí nghiệm.
- Phương pháp xác định: Tiến hành xác định các chỉ tiêu sau: + Đếm tổng số quả trên cây.
Tỷ lệ quả chắc trên cây = Số hạt/quả =
+ Xác định khối lượng 100 hạt bằng cân điện tử.
3.6.2.3. Năng suất
Năng suất cá thể (NSCT) = (g/cây) Năng suất lý thuyết (NSLT) = (tạ/ha)
(Năng suất / ô thí nghiệm) x 10000m2
Năng suất thực thu = (tạ/ha) (NSTT) 10m2
Phương pháp xử lý số liệu
Các số liệu thu thập được trong quá trình nghiên cứu được xử lý theo các phương pháp thống kê sinh học, phần mềm Ecxel 2003 và phần mềm IRISTAT
CHƯƠNG 3
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.1. Ảnh hưởng của các mức phân lân đến các chỉ tiêu sinh trưởng của đậu tương tương
3.1.1. Thời gian và tỷ lệ mọc mầm
Mọc mầm của hạt là giai đoạn đầu tiên của chu kì sinh trưởng của đậu tương, đây là quá trình hạt đậu tương chuyển từ trạng thái tiềm sinh sang trạng thái sống. Quá trình nảy mầm của đậu tương bắt đầu khi hạt hút nước trương lên, mầm phôi được phát động sinh trưởng sau đó mầm mọc lên khỏi mặt đất nhờ sự duỗi ra của vòng cung của trục dưới lá mầm, xoè lá tử diệp. Thời kỳ này cây đậu tương con sinh trưởng chủ yếu nhờ vao chất dinh dưỡng do diệp tử và lá mầm cung cấp để phát triển thân non và bộ rễ.
Mọc mầm của hạt giống chịu sự tác động của các yếu tố bên ngoài như: nhiệt độ, độ ẩm, điều kiện đất tơi xốp, độ gieo sâu thích hợp. Các yếu tố bên trong như: yếu tố di truyền, phẩm chất giống, độ dày vỏ hạt, hàm lương chất dinh dưỡng của phôi nhũ.
Tỷ lệ mọc mầm là yếu tố được quan tâm đầu tiên khi tiến hành gieo trồng vì nó ảnh hưởng chỉ tiêu năng suất và hiệu quả kinh tế, dụa vào tỷ lệ nảy mầm ma người ta xác định được lượng giống cần gieo.
Bảng 3.1. Thời gian và tỷ lệ mọc mầm của các công thức ngiên cứu Công thức Thời gian từ gieo đến mọc mầm
(ngày) Tỷ lệ mọc mầm (%) CT1(đ/c) 6 93,05 CT2 6 91,97 CT3 6 90,90 CT4 7 91,33 CT5 7 91,91
Kết quả ở bảng 3.1. cho thấy
Thời gian từ gieo đến mọc của các công thức biến động từ 6 – 7 ngày. Trong đó công thức đối chứng có thời gian từ gieo đến mọc là 6 ngày công thức 4 và công thức 5 có thời gian từ gieo đến mọc là 7 ngày muộn hơn công thức đối chứng 1 ngày các công thức còn lại có thời gian từ gieo đến mọc là 6 ngày bằng công thức đối chứng.
Tỷ lệ mọc mầm của các công thức biến động 90,0% - 93,05%. Trong đó công thức đối chứng có tỷ lệ mọc mầm là 93,05%. Trong đó công thức 3 có tỷ lệ mọc mầm thấp nhất là 90,90%, thấp hơn công thức đối chứng là 2,15%. Công thức đối chứng có tỷ lệ mọc mầm cao nhất đạt 93,05%, cao hơn công thức 2 là 1,08%, công thức 4 có tỷ lệ mọc mầm đạt 91,33% thấp hơn so với công thức đối chứng là 1,72%, công thức 5 có tỷ lệ mọc mầm đạt 91,91% thấp hơn tỷ lệ mọc mầm của công thức đối chứng là 1,14%.
Như vậy công thức 4 và công thức 5 có thời gian từ gieo đến mọc muộn hơn nhưng tỷ lệ mọc mầm cung cao hơn so với các công thức khác và thấp hơn công thức 1.
Khả năng sinh trưởng, phát triển và cho năng suất của cây đậu tương phụ thuộc rất nhiều vào thân chính. Thân chính sinh trưởng, phát triển tốt khoẻ mạnh là tiền đề cho các bộ phận khác phát triển. Một trong những bộ phận mà sự phát triển của nó liên quan trực tiếp đến sinh trưởng, phát triển của thân chính là số lá và số cành trên cây. Nếu thân chính có chiều cao lớn sẽ cho số lá và có số cành trên thân nhiều tạo tiền đề cho việc tổng hợp chất hữu cơ và hình thành hoa của cây. Nhưng chiều cao thân chính sinh trưởng quá mức sẽ ảnh hưởng xấu đến quá trình hình thành và phát triển quả sau này. Do vậy vịêc cung cấp chất dinh dưỡng đầy đủ để thân chính sinh trưởng, phát triển tốt đạt chiều cao đặc trưng của giống là việc làm có ý nghĩa rất lớn. Tốc độ sinh trưởng, phát triển của chiều cao thân chính của cây đậu tương có sự khác nhau giữa các thời kỳ: ở thời kỳ cây con thì thân chính sinh trưởng bình thường và thân chính sinh trưởng đạt tốc độ cao nhất vào thời kỳ ra hoa, tạo quả. Sự sinh trưởng thân chính nhanh vào các thời kỳ này là điều kiện cơ bản cho cơ quan sinh thực hình thành nhiều, đồng thời nó còn tạo điều kiện cho bộ lá phát tiển tốt, tổng hợp được nhiều chất hữu cơ, đảm bảo cho quá trình ra hoa tạo quả.
Ngoài yếu tố dinh dưỡng thì chiều cao của cây đậu tương còn phụ thuộc vào điều kiện khí hậu mà đặc biệt là nhiệt độ, ánh sáng và chế độ nước.
Bảng 3.2. Ảnh hưởng của liều lượng lân đến tăng trưởng chiều cao cây của các công thức Đơn vị: cm TT Công thức 4 lá (V5) 6 lá (V7) Bắt đầu hình thành quả(R3) Bắt đầu hình thành hạt (R5) Bắt đầu chín (R7) 1 CT1 8,41 16,93 26,77 37,47 40,21 2 CT2 7,95 16,75 26,48 38,62 41,92 3 CT3 8,30 17,87 28,06 38,88 42,50 4 CT4 8,18 17,08 28,00 37,89 42,51 5 CT5 8,24 16,99 27,84 39,25 43,83
Hình 3.1. Chiều cao thân chính của các công thức thí nghiệm Từ kết quả thu được ở bảng 3.2 cho thấy
Chiều cao cây của các công thức ở thời kỳ 4 lá kép biến động từ 7,95 – 8,41cm. Trong đó, công thức đối chứng có chiều cao cây cao nhất đạt 8,41cm, công
thức 2 có chiều cao cây thấp nhất là 7,95cm, thấp hơn so với công thức đối chứng là 0,46cm.
Chiều cao cây ở thời kì 6 lá kép biến động từ 16,75 – 17,87cm. Trong đó công thức đối chứng có chiều cao cây là 16,93cm, công thức 2 có chiều cao thấp nhất là 16,75cm, thấp hơn so với công thức đối chứng là 0,18cm.
Chiều cao thời kỳ bắt đầu hình thành quả biến động từ 26,48 – 28,06cm. Trong đó công thức đối chứng có chiều cao cây cao 26,77cm, công thức 2 có chiều cao thấp nhất 26,48cm thấp hơn so với công thức đối chứng 0,29cm.
Chiều cao cây thời kỳ bắt đầu hình thành hạt biến động từ 37,47 – 39,25cm. Trong đó công thức đối chứng có chiều cao thấp nhất là 37,47cm, công thức 5 có chiều cao trung bình là 39,25cm, cao hơn so với công thức đối chứng là 1,78cm.
Chiều cao cây thời kỳ bắt chín biến động từ 40,21 – 43,83cm. Trong đó công thức đối chứng có chiều cao cây thấp nhất là 40,21cm công thức 5 có chiều cao cây cao nhất là 43,83cm cao hơn công thức đối chứng là 3,62cm.