Ảnh hưởng của các mứ phân lân đến chiều cao cây

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của các mức phân lân đến sinh trưởng, phát triển và năng suất của giống đậu tương DVN6 vụ xuân 2011 trên địa bàn xã xuân hòa, huyện nam đàn, nghệ an luận văn tốt nghiệp đại học (Trang 34 - 37)

3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

3.1.2.Ảnh hưởng của các mứ phân lân đến chiều cao cây

Khả năng sinh trưởng, phát triển và cho năng suất của cây đậu tương phụ thuộc rất nhiều vào thân chính. Thân chính sinh trưởng, phát triển tốt khoẻ mạnh là tiền đề cho các bộ phận khác phát triển. Một trong những bộ phận mà sự phát triển của nó liên quan trực tiếp đến sinh trưởng, phát triển của thân chính là số lá và số cành trên cây. Nếu thân chính có chiều cao lớn sẽ cho số lá và có số cành trên thân nhiều tạo tiền đề cho việc tổng hợp chất hữu cơ và hình thành hoa của cây. Nhưng chiều cao thân chính sinh trưởng quá mức sẽ ảnh hưởng xấu đến quá trình hình thành và phát triển quả sau này. Do vậy vịêc cung cấp chất dinh dưỡng đầy đủ để thân chính sinh trưởng, phát triển tốt đạt chiều cao đặc trưng của giống là việc làm có ý nghĩa rất lớn. Tốc độ sinh trưởng, phát triển của chiều cao thân chính của cây đậu tương có sự khác nhau giữa các thời kỳ: ở thời kỳ cây con thì thân chính sinh trưởng bình thường và thân chính sinh trưởng đạt tốc độ cao nhất vào thời kỳ ra hoa, tạo quả. Sự sinh trưởng thân chính nhanh vào các thời kỳ này là điều kiện cơ bản cho cơ quan sinh thực hình thành nhiều, đồng thời nó còn tạo điều kiện cho bộ lá phát tiển tốt, tổng hợp được nhiều chất hữu cơ, đảm bảo cho quá trình ra hoa tạo quả.

Ngoài yếu tố dinh dưỡng thì chiều cao của cây đậu tương còn phụ thuộc vào điều kiện khí hậu mà đặc biệt là nhiệt độ, ánh sáng và chế độ nước.

Bảng 3.2. Ảnh hưởng của liều lượng lân đến tăng trưởng chiều cao cây của các công thức Đơn vị: cm TT Công thức 4 lá (V5) 6 lá (V7) Bắt đầu hình thành quả(R3) Bắt đầu hình thành hạt (R5) Bắt đầu chín (R7) 1 CT1 8,41 16,93 26,77 37,47 40,21 2 CT2 7,95 16,75 26,48 38,62 41,92 3 CT3 8,30 17,87 28,06 38,88 42,50 4 CT4 8,18 17,08 28,00 37,89 42,51 5 CT5 8,24 16,99 27,84 39,25 43,83

Hình 3.1. Chiều cao thân chính của các công thức thí nghiệm Từ kết quả thu được ở bảng 3.2 cho thấy

Chiều cao cây của các công thức ở thời kỳ 4 lá kép biến động từ 7,95 – 8,41cm. Trong đó, công thức đối chứng có chiều cao cây cao nhất đạt 8,41cm, công

thức 2 có chiều cao cây thấp nhất là 7,95cm, thấp hơn so với công thức đối chứng là 0,46cm.

Chiều cao cây ở thời kì 6 lá kép biến động từ 16,75 – 17,87cm. Trong đó công thức đối chứng có chiều cao cây là 16,93cm, công thức 2 có chiều cao thấp nhất là 16,75cm, thấp hơn so với công thức đối chứng là 0,18cm.

Chiều cao thời kỳ bắt đầu hình thành quả biến động từ 26,48 – 28,06cm. Trong đó công thức đối chứng có chiều cao cây cao 26,77cm, công thức 2 có chiều cao thấp nhất 26,48cm thấp hơn so với công thức đối chứng 0,29cm.

Chiều cao cây thời kỳ bắt đầu hình thành hạt biến động từ 37,47 – 39,25cm. Trong đó công thức đối chứng có chiều cao thấp nhất là 37,47cm, công thức 5 có chiều cao trung bình là 39,25cm, cao hơn so với công thức đối chứng là 1,78cm.

Chiều cao cây thời kỳ bắt chín biến động từ 40,21 – 43,83cm. Trong đó công thức đối chứng có chiều cao cây thấp nhất là 40,21cm công thức 5 có chiều cao cây cao nhất là 43,83cm cao hơn công thức đối chứng là 3,62cm.

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của các mức phân lân đến sinh trưởng, phát triển và năng suất của giống đậu tương DVN6 vụ xuân 2011 trên địa bàn xã xuân hòa, huyện nam đàn, nghệ an luận văn tốt nghiệp đại học (Trang 34 - 37)