Ảnh hưởng của các mức lân bón đến năng suất đậu tương

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của các mức phân lân đến sinh trưởng, phát triển và năng suất của giống đậu tương DVN6 vụ xuân 2011 trên địa bàn xã xuân hòa, huyện nam đàn, nghệ an luận văn tốt nghiệp đại học (Trang 49 - 52)

3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

3.3.2.Ảnh hưởng của các mức lân bón đến năng suất đậu tương

Năng suất là chỉ tiêu quan trọng được quan tâm hàng đầu của các nhà khoa học. Năng suất là kết quả của sự tác động tổng hợp giữa kiểu gen và môi trường. Giống sinh trưởng, phát triển tốt, thích ứng với điều kiện sản xuất thì sẽ cho năng suất cao và ngược lại. Do vậy, các biện pháp kỹ thuật tác động tạo điều kiện thuận lợi cho cây đậu tương sinh trưởng, phát triển tốt tạo tiền đề thuận lợi cho việc hình thành năng suất.

Bảng 3.8. Ảnh hưởng của các mức lân bón đến năng suất TT Công thức Năng suất Năng suất cá thể (g/cây)

Năng suất lý thuyết (tạ/ha)

Năng suất thực thu (tạ/ha) 1 2 3 4 5 CT1 CT2 CT3 CT4 CT5 8,33a 9,52b 10,18c 10,85d 11,54e 33,33a 38,09b 40,72c 43,42d 46,18e 17,46a 18,63b 20,01c 21,49d 22,55d LSD0,05 0,35 1,42 1,15

Ghi chú: Trong cùng một cột, các chữ cái mũ khác nhau sai khác nhau ở mức ý nghĩa 0,05

Qua bảng số liệu chúng tôi rút ra nhận xét:

- Ảnh hưởng của liều lượng lân bón đến năng suất cá thể

Năng suất cá thể có mối quan hệ chặt chẽ với số hạt trên quả, số quả chắc trên cây và khối lượng 100 hạt.

Vì vậy nếu được cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cho cây làm cho số quả chắc trên cây và trọng lượng 100 hạt cao thì làm cho năng suất cá thể cao.

Qua bảng số liệu trên ta thấy năng suất cá thể giao động từ 8,33 – 11,54g/cây, công thức đối chứng không bón lân đạt thấp nhất 8,33(g) và đạt cao nhất 11,54(g) ở mức bón 120kg P2O5/ha. Tất cả các công thức có bón lân đều có sự sai khác so với công thức không bón lân

- Ảnh hưởng của các mức lân bón đến năng suất lý thuyết

Năng suất lý thuyết là kết quả đánh gía sơ bộ về mặt lý thuyết, năng suất lý thuyết có liên quan chặt chẽ đến số quả chắc/cây, số cây/m2 và khối lượng 100 hạt. Vì vậy, nếu được cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng làm cho số quả chắc/cây và khối lượng 100 hạt cao thì làm cho năng suất lý thuyết cao.

Qua bảng số liệu 3.8. chúng tôi thấy: năng suất lý thuyết của các công thức giao động từ 33,33 – 46,18 tạ/ha, công thức đối chứng không bón lân thấp hơn so với các công thức có bón lân với các mức khác nhau, năng suất lý thuyết của công thức đối chứng không bón lân đạt thấp nhất (33,33 tạ/ha) và đạt cao nhất (46,18tạ/ha) ở công thức bón 120 kg P2O5/ha. Có sự sai khác về mặt thống kê của tất cả các công thức có bón lân từ 30 - 120kg P2O5/ha so với công thức đối chứng không bón lân. Giữa các công thức có bón lân có sự sai khác so với công thức đối chứng không bón lân.

- Ảnh hưởng của các mức lân bón đến năng suất thực thu

Năng suất thực thu là chỉ tiêu toàn diện, cuối cùng đánh giá về hiệu quả của các công thức bón lân

Qua bảng số liệu chúng tôi thấy: công thức đối chứng không bón lân có năng suất thực thu thấp hơn so với các công thức có bón lân với các mức khác nhau. Năng suất thực thu của công thức đối chứng không bón lân đạt thấp nhất (17,46 tạ/ha) và đạt cao nhất (22,55tạ/ha) khi tăng lượng phân bón lên 120 kg P2O5/ha. Có sự sai khác về mặt thống kê về chỉ tiêu này khi tăng lượng phân bón từ 30 - 120kg P2O5 so với công thức đối chứng không bón lân. Tuy nhiên, khi bón lân ở mức 90 và 120 kg P2O5/ha thì năng suất thực thu không thấy có sự sai khác.

Hình 3.5. Ảnh hưởng của liều lượng lân đến năng suất

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của các mức phân lân đến sinh trưởng, phát triển và năng suất của giống đậu tương DVN6 vụ xuân 2011 trên địa bàn xã xuân hòa, huyện nam đàn, nghệ an luận văn tốt nghiệp đại học (Trang 49 - 52)