10 Thói quen sử dụng dịch vụ của khách hàng 0,0 92 0,18 Đe dọa
3.3.1. Nhóm giải pháp nâng cao năng lực tài chính 1 Tăng vốn điều lệ
3.3.1.1. Tăng vốn điều lệ
Quy mô về vốn điều lệ của một ngân hàng là một trong những tiêu chí đánh giá về năng lực tài chính và khả năng đảm bảo tỷ lệ an toàn vốn của ngân hàng.
Hầu hết các Ngân hàng tăng vốn điều lệ đều nhằm bổ sung vào nguồn vốn dài hạn của Ngân hàng, giúp Ngân hàng tăng năng lực tài chính, khả năng chống đỡ rủi ro và tăng cường khả năng cạnh tranh trên thị trường trong nước cũng như thị trường thế giới.
Đối với Eximbank, mục tiêu tăng vốn điều lệ của Eximbank Đồng Nai để đầu tư vào tài sản cố định, phát triển mạng lưới, tăng khả năng đáp ứng nhu cầu tín dụng, tăng khả năng huy động vốn đối với những khách hàng lớn.
Tại Việt Nam, trong khối Ngân hàng TMCP, Eximbank là ngân hàng có vốn điều lệ lớn nhất. Tuy nhiên, trong thời buổi kinh tế thị trường cạnh tranh gay gắt, Eximbank còn phải cạnh tranh với các ngân hàng quốc doanh (Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam, Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam, Ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển Việt Nam, Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam). Đặc biệt, những biến động của thị trường tài chính gần đây chứng tỏ tâm lý người dân Việt Nam xưa và nay đều tin tưởng vào Ngân hàng có vốn điều lệ lớn là Ngân hàng uy tín, có thể gửi tiền an toàn, lãi suất huy động cạnh tranh; và vay tiền với lãi suất cạnh tranh nhất, các chính sách về lãi suất cho vay luôn linh động, có nhiều sản phẩm cho vay phù hợp với người vay. Do vậy, yêu cầu về việc tăng vốn điều lệ luôn được Eximbank đưa lên hàng đầu.
Tăng vốn điều lệ là vấn đề rất cần thiết đối với Eximbank trong quá trình đổi mới và phát triển nhằm hướng đến mục tiêu hiệu quả và tăng trưởng bền vững.
Để có thể cạnh tranh trong thời gian tới và thực hiện được mục tiêu đề ra đến năm 2015 vốn điều lệ của ngân hàng là 18.089 tỷ đồng (tương đương 860 triệu USD) thì rõ ràng Eximbank phải tích cực lựa chọn biện pháp để tăng vốn phù hợp với tình hình hiện tại. Đối với thực trạng của Eximbank, tác giả đề xuất sử dụng hai phương thức chủ yếu để tăng vốn điều lệ là phát hành thêm cổ phiếu hoặc phát hành trái phiếu.
Đối với phương thức phát hành thêm cổ phiếu thì Eximbank cần lập kế hoạch tăng vốn tương ứng với quy mô hoạt động kinh doanh tại đơn vị trong từng giai đoạn, phù hợp với tốc độ tăng trưởng các chỉ tiêu kinh doanh trọng yếu nhưng phải phù hợp lộ trình quy định của NHNN và mục tiêu cụ thể của từng năm. Tránh tình trạng tăng vốn ồ ạt, không có kế hoạch sử dụng sẽ gây lãng phí vốn đầu tư, khi đó hiệu quả hoạt động không cao.
Phương thức phát hành cổ phiếu tạo nên sức ép rất lớn của ngân hàng đối với cổ đông, ngân hàng phải cam kết hoạt động đem lại hiệu quả cao để đảm bảo tỷ lệ chia cổ tức cho cổ đông, đảm bảo mức chi cổ tức hàng năm của Eximbank không thấp hơn mức trần lãi suất huy động nhà nước quy định (hiện nay là 9%/năm). Đối với phương thức này có thể đối tượng mua cổ phần là các cổ đông hiện hữu, nhà đầu tư trong và ngoài nước. Đặc biệt chú ý đến các nhà đầu tư muốn trở thành đối
tác chiến lược của ngân hàng (tập đoàn tài chính Ngân hàng và các định chế tài chính lớn nhất trong khu vực và trên thế giới). Lợi dụng mạng lưới sẵn có của các tổng công ty hay các tập đoàn tài chính thì ngân hàng ưu tiên bán cổ phiếu cho những đối tác chiến lược như thế này sẽ mang lại lợi ích cho cả hai bên. Do đó, đi đôi với việc lựa chọn các nhà đầu tư trong nước, Eximbank cần quan tâm đến các nhà đầu tư nước ngoài, đặc biệt là các tập đoàn tài chính để tận dụng sự hỗ trợ công nghệ kỹ thuật hiện đại, kỹ năng quản lý điều hành nhằm nâng cao vị thế cạnh tranh trong khu vực và trên thế giới. Tuy nhiên, hiện nay Ngân hàng nhà nước vẫn có thái độ dè dặt đối với việc tăng vốn điều lệ từ bên ngoài thông qua việc bán cổ phiếu cho nhà đầu tư nước ngoài. Cụ thể, nhà nước quy định hạn mức sở hữu tối đa của đối tác nước ngoài tại các Ngân hàng TMCP hiện nay chỉ được tối đa 20%.
Trong vài tháng trở lại đây, thị trường chứng khoán trầm lắng xuống, giá cổ phiếu cũng tiến gần với giá trị thực của nó. Do đó, khi cần huy động lượng vốn lớn bằng cách phát hành cổ phiếu thì ngân hàng bằng mọi cách phải chứng tỏ khả năng phát triển trong hoạt động kinh doanh của mình để nhà đầu tư tin tưởng. Và một điều khó khăn trong việc phát hành cổ phiếu trong giai đoạn này là giá cổ phiếu bán cho bên ngoài cũng nên xem xét thận trọng.
Bên cạnh đó, phương án phát hành trái phiếu cũng làm tăng tài sản của các Ngân hàng. Vốn huy động từ trái phiếu vẫn được coi là vốn tự có của Ngân hàng. Đây là nguồn vốn dài hạn, lãi suất hợp lý, ổn định cho Ngân hàng. Theo thông lệ quốc tế, để đảm bảo an toàn hoạt động, các Ngân hàng thương mại phải đạt mức vốn tự có 8%/tổng tài sản. Mặt khác, NHNN quy định mỗi chi nhánh của NHTM phải đảm bảo mức vốn tự có 20 tỷ đồng. Do đặc thù ngành, cạnh tranh quy mô, số lượng Ngân hàng ngày càng tăng nên NHTM phải tăng vốn điều lệ để cân bằng với tốc độ tăng trưởng tổng tài sản và số lượng chi nhánh.
Như vậy, dù chọn phương thức nào, khi thực hiện tăng vốn và sử dụng vốn, Eximbank phải đảm bảo tuân thủ các quy định về quản lý tài chính của công ty đại chúng và của nhà nước.