Hệ số ROE ( Return on Equity)

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH NGÂN HÀNG THƯƠNG mại cổ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU VIỆT NAM – CHI NHÁNH ĐỒNG NAI (Trang 43 - 45)

TỶ LỆ NỢ XẤU, NỢ QUÁ HẠN CỦA EXIMBANK ĐỒNG NAI (2009 30/6/2012)

2.3.2.2.Hệ số ROE ( Return on Equity)

Bảng 2.6 : Chỉ tiêu ROE của Eximbank Đồng Nai giai đoạn từ 2008-2011

Năm Lợi nhuận ròng Vốn chủ sở hữu ROE

2008 5.912 48.065 12,30%

2009 14.926 130.358 11,45%

2010 24.604 175.743 14,00%

2011 45.473 366.489 12,41%

[Nguồn : Báo cáo tổng kết Eximbank Đồng Nai hàng năm]

Về lợi nhuận đã được phân tích ở chỉ tiêu ROA, phần này chủ yếu là đi vào phân tích vốn chủ sở hữu. Trong nguồn vốn chủ sỡ hữu của ngân hàng có sự đóng góp lớn nhất của vốn điều lệ. Theo tiến trình phát triển của ngành ngân hàng thì Eximbank Đồng Nai cũng liên tục tăng vốn điều lệ nhằm phát triển, mở rộng thực hiện các nghiệp vụ kinh doanh cạnh tranh với các ngân hàng khác với mong muốn đem lại lợi nhuận tối đa. Có thể nhìn nhận rằng việc tăng vốn của Eximbank Đồng Nai theo quy định của NHNN cũng như phục vụ cho việc mở rộng mạng lưới theo quy định. Do đó hiệu quả hoạt động từ vốn chủ sở hữu chưa cao thể hiện qua chỉ

tiêu ROE năm 2011 là 12,41% mặc dù năm này có vốn chủ sở hữu cao nhất. Chỉ tiêu ROE của Eximbank Đồng Nai có xu hướng giảm dần cho thấy hiệu quả hoạt động trên vốn chủ sở hữu của ngân hàng ngày càng giảm. Và Eximbank Đồng Nai cứ tiếp tục hoạt động như hiện nay việc gia tăng vốn ồ ạt mà chưa có kế hoạch sử dụng vốn một cách hiệu quả sẽ làm ROE có khuynh hướng giảm hơn nữa, ảnh hưởng rất lớn đến quyền lợi của cổ đông.

Các chỉ tiêu cấu thành nên ROE.

Bảng 2.7 : Tổng hợp chỉ tiêu ROE giai đoạn 2008-2011 Năm ROE Lãi ròng/ Tổng

thu nhập Tổng thu nhập/ Tổng tài sản có Tổng tài sản có/ Vốn chủ sở hữu 2008 12,30% 15.55% 12.05% 6.57 2009 11,45% 16.10% 14.67% 4.85 2010 14,00% 12.93% 14.78% 7.33 2011 12,41% 13.77% 14.11% 6.38

[Nguồn : Báo cáo tổng kết Eximbank Đồng Nai hàng năm]

 Tỷ lệ sinh lời

Tổng thu nhập cao ảnh hưởng lớn tới vị thế của ngân hàng, nó tạo hình ảnh tốt đẹp trên thị trường tiền tệ từ đó tác động đến việc huy động vốn của ngân hàng. Nhưng vấn đề quan tâm của ngân hàng là lợi nhuận chứ không phải thu nhập, do đó phải xem xét tới chi phí, chi phí ở mức thấp thì lợi nhuận mới cao. Nhìn chung tổng chi phí của ngân hàng còn quá lớn mà chủ yếu là do thị trường biến động nên khó kiểm soát được chi phí, thể hiện ở tỷ lệ lãi ròng/tổng thu nhập có xu hướng giảm. Với kết quả này cho thấy ngân hàng cần phải xem xét, điều chỉnh lại chi phí cho phù hợp để tỷ lệ sinh lời cao hơn.

 Tỷ lệ hiệu quả sử dụng tài sản

Với số liệu trên cho thấy hiệu quả sử dụng tài sản của ngân hàng có xu hướng tăng, điều này cho thấy các danh mục đầu tư của ngân hàng ngày càng có hiệu quả, thể hiện khả năng bền vững về tài chính, khả năng sinh lời và năng lực quản lý của ngân hàng. Tài sản có đem lại thu nhập cho ngân hàng nhưng cũng đem lại nhiều rủi ro. Ngân hàng phải có khoản dự trữ tiền mặt tại NHNN, khoản này không sinh lời nhưng liên quan đến việc thanh toán của ngân hàng. Để nâng cao thu nhập ngân hàng phải đẩy mạnh việc cho vay, trong trường hợp chưa tìm được khách hàng tin

cậy có thể đầu tư sang chứng khoán, mặc dù đầu tư này có thể mang lại cho ngân hàng lợi nhuận tương đối lớn song cũng mang lại nhiều rủi ro không kém hoạt động tín dụng. Do đó, dù đầu tư theo danh mục nào đều phải xem xét kỹ và có chính sách quản lý một cách hợp lý nhằm tối đa hoá lợi nhuận, bảo đảm an toàn về tài sản có của ngân hàng.

 Tỷ lệ vốn chủ sở hữu

Tỷ lệ này phản ánh chính sách đòn bẩy tài chính, tức là việc lựa chọn nguồn vốn cho hoạt động của ngân hàng. Cùng mức vốn như nhau ngân hàng nào tạo ra được tổng tài sản cao cho thấy ngân hàng đó có khả năng huy động vốn cao phục vụ cho việc tạo ra lợi nhuận cho ngân hàng. Ta thấy tỷ lệ tổng tài sản có/vốn chủ sở hữu có xu hướng giảm, điều này cho thấy khả năng phát triển của ngân hàng chưa tương xứng với sự gia tăng vốn điều lệ. Như vậy khả năng huy động cũng như việc sử dụng vốn của ngân hàng còn hạn chế.

Qua việc phân tích các yếu tố trên, để nâng cao tỷ lệ ROE thì phải kiểm soát và nâng cao hiệu quả của cả ba chỉ tiêu tỷ lệ sinh lời, tỷ lệ hiệu quả sử dụng tài sản, tỷ lệ vốn chủ sở hữu.

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH NGÂN HÀNG THƯƠNG mại cổ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU VIỆT NAM – CHI NHÁNH ĐỒNG NAI (Trang 43 - 45)