Hoạt động cải tiến hiện tại tại nhà máy về hệ thống quản lý chất lượng gồm có hai phương thức là thông qua họp thư góp ý được đặt tại nhà ăn, tại các bộ phận và một số vị trí thuận tiện trong nhà máy như nhà hút thuốc, căn tin…nơi có nhiều người qua lại. Họp thư góp ý này chấp nhận chung cho mọi lĩnh vực và chấp nhận thư nặc danh. Việc cải tiến về quản lý chất lượng có thể được thực hiện thông qua kênh này. Phương thức thứ 2 gọi là “đề án” tức là một cải tiến của bất kỳ cá nhân nào là một hoạt động trực thuộc chương trình TPM. Chỉ cần viết theo mẫu và nộp lên trưởng phòng xét duyệt và mức tiền thưởng tùy vào mức độ đóng góp của cải tiến ấy. Cải tiến từ những điều đơn giản như những điểm nào bất cập trên phiếu kiểm tra sản phẩm đến những cải
41
tiến quy trình làm việc, cải tiến phù hợp những phương pháp làm việc hay đến việc loại bỏ những bất cập gây khó khăn cho công việc. Hàng năm công ty thống kê và trao giải cho những cá nhân đóng góp nhiều đề án nhất với giải “vua đề án” với mức thưởng cao cũng như các chế độ khác kèm theo.
Kết quả khảo sát về tình hình cải tiến được trình bày ở bảng 2.11 và bảng 2.12 Bảng 2.11Mức độ quan tâm, thúc đẩy về công tác cải tiến
Số người trả lời Tỉ lệ (%) Trả lời “rất kém” 9 4,7 Trả lời “kém” 14 7,3 Trả lời “trung bình” 43 22,4 Trả lời “tốt” 89 46,4 Trả lời “rất tốt” 37 19,3 Tổng số người thăm dò 192 100
(Nguồn: Kết quả thăm dò) Từ kết quả bảng 2.11 chúng ta có thể nhìn nhận rõ thực trạng cải tiến hệ thống quản lý chất lượng trong nhà máy là tốt. Điều này được minh chứng qua 46,4% số trả lời cho rằng công tác cải tiến được quan tâm và thúc đẩy tốt, 19,3 % cho rằng rất tốt và 22,4 % cho là mức trung bình.
Bảng 2.12 Vai trò hoạt động TPM trong hoạt động cải tiến hệ thống quản lý chất lượng Số người trả lời Tỉ lệ (%) Trả lời “rất kém” 4 2,1 Trả lời “kém” 9 4,7 Trả lời “trung bình” 35 18,2 Trả lời “tốt” 102 53,1 Trả lời “rất tốt” 42 24,9 Tổng số người thăm dò 192 100
(Nguồn: Kết quả thăm dò) Kết quả khảo sát bảng 2.12 chỉ ra rằng có 53,1% nhân viên đánh giá “tốt” vai trò của hoạt động TPM trong việc cải tiến hệ thống quản lý chất lượng. 24,9% cho rằng “rất
42
tốt”. Chúng ta có thể nhìn nhận rằng thực trạng cải tiến hệ thống quản lý chất lượng có nhiều hoạt động song hoạt động TPM có vai trò lớn và được đánh giá cao. Những chườn trình lớn của cải tiến như là thực hiện hoạt động 5S góp phần to lớn vào chỉnh đốn nhà xưởng, giảm thiểu phần nào sản phẩm không phù hợp do đặc thù sản xuất sợi nên vệ sinh kém sợi tạp sẽ làm hỏng sản phẩm. Việc triển khai mỗi người làm một bài học có trọng điểm (one point lesson) để dự thi sau khi tự mình triển khai một cải tiến/trải nghiệm hay và đào tạo trao đổi với đồng nghiệp. Những cải tiến những đổi mới có sự đóng góp của tất cả mọi người tạo bầu không khí làm việc hăng say trong nhà máy.
2.3Đánh giá chunghệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO/TS 16949:2009 tại nhà máy Tire cord công ty TNHH Hyosung Việt Nam
Sau ba năm đi vào áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO/TS 16949:2009, công ty TNHH Hyosung Việt Nam đã đạt được những kết quả nhất định: Vai trò trách nhiệm giữa các bộ phận được phân chia rõ ràng hơn, phân quyền quản lý được văn bản hóa chặc chẽ hơn, năng lực sản xuất và đảm bảo chất lượng sản phẩm được kiểm soát tốt hơn, thông tin trong hệ thống được ghi nhận và thống kê hóa thành dữ liệu phân tích tốt hơn, ban giám đốc tập trung tốt hơn vào kiểm soát mang tính hệ thống…
Cũng qua thời gian áp dụng vừa qua, nhà máy cũng nhận thấy hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO/TS 16949:2009 đang được vận hành còn nhiều tồn tại yếu kém, còn nhiều điểm cần phải cải thiện hơn.
Qua phân tích dữ liệu từ thực tế kết quả hoạt động tại nhà máy và qua thăm dò ý kiến công nhân viên, sự vận hành hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO/TS 16949:2009 tại nhà máy Tire cord công ty TNHH Hyosung Việt Nam, chúng tôi có thể đánh giá những thuận lợi, khó khăn cũng như những điểm mạnh, điểm yếu như sau.