- Nhóm nhân tố 2: đội ngũ giảng viên và độ tin cậy của nhà trường.
Kết luận chương
Trong chương này tác giả trình bày tầm nhìn và kế hoạch xây dựng phát triển trường Đại Học Lạc Hồng trong những năm tới, những nguyên nhân ảnh hưởng đến sự hài lòng của sinh viên đối với chất lượng dịch vụ hiện nay tại trường, trên cơ sở đánh giá của sinh viên vềchất lượng dịch vụ hiện nay được trình bày ở chương 2, tác giả đã đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao sự hài lòng của sinh viên vềchất lượng dịch vụ tại trường Đại học Lạc Hồng.
Các giải pháp được sắp xếp theo thứ tự ưu tiên cần giải quyết. Đầu tiên là giải pháp nâng cao khả năng đáp ứng phương tiện, thiết bị phục vụ nhu cầu học tập tiếp theo là bồi dưỡng đội ngũ giảng viên và tăng độ tin cậy của nhà trường đối với sinh viên và kế tiếp là tăng cường đầu tư cơ sở hạ tầng.
Cuối cùng là một số kiến nghị nhằm góp phần cải thiệnc h ấ t l ư ợn g d ị c h vụ cũng như là việc nâng cao sự hài lòng của sinh viên đối với chất lượng dịch vụ hiện nay tại Trường Đại Học Lạc Hồng.
KẾT LUẬN
Mục tiêu chính của nghiên cứu này là xác định các yếu tốchất lượng dịch vụ tại trường Đại học Lạc Hồng tác động đến sự hài lòng của sinh viên; đo lường sự tác động của các yếu tốchất lượng dịch vụ của nhà trường đến sự hài lòng của sinh viên; và đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao sự hài lòng của sinh viên vềchất lượng dịch vụ tại trường Đại học Lạc Hồng .
Để đánh giá sự hài lòng của sinh viên đối với chất lượng dịch vụ tại trường Đại học Lạc Hồng, một mô hình lý thuyết được xác định và kiểm định. Mô hình lý thuyết dựa trên cơ sở lý thuyết về chất lượng dịch vụ, sự hài lòng và các thành phần tác động vào sự hài lòng (được trình bày trong chương 1).
Tiếp theo ở chương 2, phương pháp nghiên cứu được sử dụng để xác định, đo lường các thang đo và kiểm định mô hình bao gồm hai giai đoạn là nghiên cứu định tính và nghiên cứu định lượng. Nghiên cứu định tính sử dụng phương pháp tham vấn ý kiến giảng viên có nhiều năm giảng dạy tại truờng. Nghiên định lượng được thực hiện bằng kỹ thuật phỏng vấn trực tiếp với một mẫu có kích thước 280. Cả hai nghiên cứu trên đều được thực hiện tại trường Đại Học Lạc Hồng với đối tượng nghiên cứu là sinh viên hệ chính qui đang học tập tại trường. Hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha và phân tích nhân tố EFA được thực hiện để phân tích, đánh giá thang đo các thành phần tác động vào sự hài lòng của sinh viên. Mô hình nghiên cứu được kiểm định thông qua phân tích tương quan và hồi qui tuyến tính đa biến.
Một số giải pháp được đề xuất nhằm nâng cao sự hài lòng của sinh viên vềchất lượng dịch vụ tại trường Đại học Lạc Hồng dựa trên kết quả nghiên cứu và những ý kiến bổ sung vềchất lượng dịch vụ được ghi nhận trực tiếp từ sinh viên (được trình bày trong chương 3).
Kết quả đạt được
Sau khi tiến hành kiểm tra độ tin cậy thông qua hệ số Cronbach’s Alpha và phân tích nhân tố EFA của thang đochất lượng dịch vụ tại trường Đại học Lạc Hồng thì kết quả thang đochất lượng dịch vụ chỉ còn lại 4 nhân tố: phương tiện, thiết bị phục vụ nhu cầu học tập cho sinh viên; đội ngũ giảng viên và
tăng độ tin cậy của nhà trường đối với sinh viên; sự quan tâm của nhà trường đối với sinh viên; cơ sở hạ tầng. Bên cạnh đó, thang đo sự hài lòng của sinh viên cũng đạt độ tin cậy và độ giá trị cho phép của thang đo. Từ đó, một mô hình đưa ra gồm 4 nhân tố (phương tiện, thiết bị phục vụ nhu cầu học tập cho sinh viên; đội ngũ giảng viên và tăng độ tin cậy của nhà trường đối với sinh viên; sự quan tâm của nhà trường đối với sinh viên; cơ sở hạ tầng) tác động đến sự hài lòng của sinh viên tại trường Đại Học Lạc Hồng.
Kết quả phân tích hồi qui tuyến tính, chỉ còn lại ba nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của sinh viên đó là phương tiện, thiết bị phục vụ nhu cầu học tập cho sinh viên; đội ngũ giảng viên và tăng độ tin cậy của nhà trường đối với sinh viên; cơ sở hạ tầng. Cả ba nhân tố này đều bị đánh giá với điểm số trung bình khá thấp. Chính vì thế cần phải tìm nguyên nhân và đưa ra giải pháp để cải thiện ba nhân tố này từ đó làm tăng sự hài lòng của sinh viên đang học tập tại trường Đại Học Lạc Hồng được tác giả đề xuất trong chương 3.
Hạn chế của đề tài
- Để đánh giá được sự hài lòng của người học đối với chất lượng dịch vụ cần phải thực hiện nhiều cách đánh giá khác nhau và ở nhiều khía cạnh khác nhau. Tuy nhiên do hạn chế về thời gian, nghiên cứu chỉ dừng lại ở mức độ khảo sát đánh giá sự hài lòng của sinh viên đang học tại ttrường đối với chất lượng đào tạo.
- Nghiên cứu chỉ tập trung vào nhóm đối tượng các sinh viên đang học tại trường mà chưa mở rộng phạm vi nghiên cứu sinh viên ở các nơi liên kết cũng như cựu sinh viên.
- Việc chọn mẫu trong nghiên cứu được tiến hành theo cách thức ngẫu nhiên, chưa được bố trí đều cho các Khoa và sinh viên các lớp đêm cũng như hệ tại chức, hoàn chỉnh, văn bằng 2 của Trường. Chính vì thế mẫu nghiên cứu chưa khái quát được toàn bộ những tính chất của tổng thể nghiên cứu.
Hướng nghiên cứu tiếp theo
Với những hạn chế về phạm vi nghiên cứu, tác giả thấy cần có một nghiên cứu đánh giá toàn diện hơn về các khía cạnh ảnh hưởng đến sự hài lòng của người học đối với chất lượng dịch vụ tại Trường. Vì vậy, vấn đề này đưa ra một hướng nghiên cứu nữa cho các nghiên cứu tiếp theo.