Phân tích nhân tố khám phá EFA

Một phần của tài liệu Nâng cao sự hài lòng của sinh viên đối với chất lượng dịch vụ tại trường đại học lạc hồng (Trang 41 - 42)

CHƯƠNG 2: SỰ HÀI LÒNG CỦA SINH VIÊN ĐỐI VỚI CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC LẠC HỒNG

2.2.3.2.2Phân tích nhân tố khám phá EFA

Sau khi kiểm tra hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha và loại bỏ các biến không đạt yêu cầu. Các biến đã đạt yêu cầu đều được đưa vào phân tích nhân tố khám phá

EFA, khi thực hiện phân tích nhân tố khám phá EFA cần có một số tiêu chuẩn:

Hệ số tải nhân tố ≥ 0.5. Tất cả các hệ số tải của các nhân tố phải thỏa điều kiện ≥ 0.5 thì mới đạt yêu cầu phân tích. Nếu biến quan sát nào có hệ số tải nhân tố < 0.5 sẽ bị loại. Đồng thời tổng phương sai trích của thang đo phải ≥ 50% và hệ số eigenvalue với yêu cầu có giá trị >1 để có ý nghĩa thì thang đo mới được chấp nhận.

Hệ số KMO: là chỉ số được dùng để xem xét sự thích hợp của việc phân tích nhân tố. Với điều kiện trị số KMO lớn (0.5 ≤ KMO ≤1) thì việc phân tích nhân tố là thích hợp. Đồng thời phải kiểm định giá trị Bartlett xem xét giả thuyết trong tổng thể các biến không có tương quan. Điều kiện cần thiết cho việc phân tích nhân tố là các biến phải có tương quan với nhau (nghĩa là Sig ≤ 0.05 thì kiểm định có ý nghĩa thống kê). [12]

Thang đo các nhân tố chất lượng dịch vụ

Trong phân tích nhân tố khám phá EFA đối với thang đo chất lượng dịch vụ đào tạo, tác giả sử dụng phương pháp rút trích các nhân tố được thực hiện theo các thành phần chính (Principal components) kết hợp với phương pháp xoay Varimax (có tác dụng tối thiểu số lượng biến có hệ số lớn trong cùng một nhân tố).

Sau khi phân tích nhân tố lần 1, có 1 nhân tố được rút trích (xin xem phụ lục 2). Có 1 biến có hệ số tải nhân tố < 0.5 là nl4 (0.480), nên biến này bị loại.

Bảng 2.14: Biến có hệ số tải nhân tố < 0.5 sau khi phân tích nhân tố lần 1

Lần Biến bị loại Hệ số tải

Một phần của tài liệu Nâng cao sự hài lòng của sinh viên đối với chất lượng dịch vụ tại trường đại học lạc hồng (Trang 41 - 42)