- Nhóm nhân tố 2: đội ngũ giảng viên và độ tin cậy của nhà trường.
3.2.1 Giải pháp tác động vào nhóm nhân tố
Nhóm nhân tố 1 với tên gọi phương tiện, thiết bị phục vụ nhu cầu học tập bao gồm các biến quan sát thuộc thành phần đáp ứng của nhà trường đối với sinh viên. Từ những phân tích thực trạng ở chương 2 cho thấy đây là nguyên nhân làm cho sinh viên không hài lòng đối với chất lượng đào tạo tại trường nhiều nhất hiện nay, qua đó tác giả xin đề xuất một số giải pháp để có thể cải thiện nhân tố này cụ thể như sau:
Phương tiện, thiết bị phục vụ nhu cầu học tập là rất cần thiết và là nhân tố được sinh viên quan tâm nhất, bởi vì nếu có trang thiết bị tốt và đầy đủ thì trường sẽ phục vụ tốt, đáp ứng được nhu cầu học tập và nghiên cứu cho sinh viên. Hiện nay mức độ đáp ứng phương tiện, thiết bị phục vụ nhu cầu học tập của trường được sinh viên đánh giá ở mức thấp. Mỗi khi sinh viên có nhu cầu nghiên cứu hoặc học những môn học cần đến thiết bị thực hành, nếu trường đáp ứng đầy đủ sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho sinh viên có cơ hội ứng dụng lý thuyết đã học vào thực tế, rèn luyện kỹ năng và thao tác nghề nghiệp ngay khi đang học, hơn nữa giúp sinh viên phát huy tốt khả năng tìm tòi sáng tạo của họ. Bên cạnh đó hệ thống thư viện với phòng đọc rộng rãi, cung cấp đa dạng các loại tài liệu sách báo phục vụ cho việc nghiên cứu và học tập tham khảo sẽ giúp cho người học phát huy khả năng tự học và
nghiên cứu. Để thực hiện tốt giải pháp này trường cần làm những việc như rà soát, kiểm tra lại những thiết bị cũ, cần có kế hoạch đầu tư cụ thể về trang thiết bị theo từng kỳ, từng năm học cho sinh viên và phải đầu tư theo đặc thù của sinh viên các ngành kinh tế và các ngành kỹ thuật.
Trường cần cần kiểm tra, rà soát lại những dụng cụ, thiết bị: Hiện nay trường đang cung cấp, thống kê một số dụng cụ, thiết bị cũ hoặc đã khấu hao hết tại các phòng thí nghiệm, thực hành để có kế hoạch thay thế và mua sắm mới. Việc đầu tư thay thế, mua sắm mới trang thiết bị phải đồng bộ và gắn kết chặt chẽ giữa lý thuyết với thực hành, sát với các lĩnh vực chuyên môn ngành học của sinh viên.
Lập kế hoạch thực hành cho sinh viên các Khoa: trường cần qui định những Khoa có nhu cầu cho sinh viên thực hành, lập kế hoạch cụ thể đồng thời liệt kê những dụng cụ, thiết bị cần thiết sử dụng trong kỳ để Phòng Quản trị thiết bị lên kế hoạch trình Hiệu trưởng và trang bị cho sinh viên sử dụng. Đối với các Khoa ngành kinh tế, hiện nay trường có bố trí một phòng thực hành dành cho sinh viên. Theo đó, các Khoa ngành kinh tế sẽ liên hệ với Phòng thực hành sắp xếp thời gian cụ thể cho việc thực hành các môn học nhằm giúp sinh viên có điều kiện thực hành cũng như cung cấp tài liệu thực hành để sinh viên có thể vận dụng lý thuyết vào thực tế giống như thực hành công việc tại một công ty cụ thể như: thực hành làm chứng từ xuất nhập khẩu, khai báo hải quan, khai báo thuế, các công việc tuyển dụng của phòng nhân sự trong công ty…tránh tình trạng một số sinh viên khi đi thực tập tốt nghiệp còn bỡ ngỡ với công việc cũng như chưa quen với cách ứng xử trong công ty. Riêng đối với các Khoa ngành kỹ thuật cần những thiết bị thực hành, hóa chất, máy móc như: Khoa Hóa, Khoa Công nghệ sinh học môi trường, cần lên kế hoạch phân bổ lịch thí nghiệm cho các lớp, kiểm tra các loại hóa chất, thiết bị cần sử dụng trong kỳ, nếu còn thiếu phải báo lại để trường có kế hoạch mua thêm nhằm phục vụ tốt nhu cầu thí nghiệm của sinh viên. Bên cạnh đó, những sinh viên Khoa Điện – điện tử, Khoa Công nghệ thông tin khi có nhu cầu chế tạo máy, chế tạo robocon, trường cần đầu tư mua thêm các thiết bị, mạch điện, chip điện tử, một số máy móc…phục vụ nhu cầu nghiên cứu của sinh viên. Mặt khác, qua thăm dò ý kiến của sinh viên, tác giả nhận thấy một số sinh viên ngành điện tử có nhu cầu muốn tham gia chế tạo robocon nhưng không có điều kiện vì trường chỉ đáp ứng một phần trang thiết bị, còn lại sinh viên phải tự đóng tiền hàng tháng nên một số
sinh viên không có điều kiện tham gia phát huy năng lực, nếu có thể trường sẽ hỗ trợ phần kinh phí này để khuyến khích sinh viên tham gia nhiều hơn.
Đầu tư trang thiết bị chuyên ngành: Bên cạnh những thiết bị thực hành trường cần đầu tư thêm trang thiết bị phục vụ cho việc giảng dạy chuyên ngành, có thể sắp xếp những phòng học dành riêng cho các Khoa Đông phương, Ngôn ngữ anh, những phòng học này nên trang bị tivi lớn, máy nghe, trang bị âm thanh chuẩn để phục vụ tốt cho việc học của sinh viên. Những sinh viên ngành này đặc thù của họ là học những môn học cần phát huy kỹ năng nghe nhìn, hiện nay trường chưa có phòng học riêng cũng như chưa đáp ứng điều kiện cần thiết cho các sinh viên học ngành này. Có thể được, trường cần sắp xếp dành riêng một cơ sở cho các Khoa này học, để trang bị đầy đủ thiết bị giúp sinh viên có cơ hội học tốt hơn.
Nâng cấp hệ thống thư viện: trường cần đầu tư, nâng cấp hệ thống thư viện để có thể cung cấp một cách đầy đủ, đa dạng, phong phú các tài liệu hỗ trợ cho việc học tập của sinh viên. Cập nhật thường xuyên nhiều đầu sách chuyên ngành có giá trị và các tài liệu tham khảo bao gồm sách, báo, tạp chí trong nước và nước ngoài nhằm đáp ứng nhu cầu học tập của sinh viên và nghiên cứu của giảng viên. Đặc biệt thư viện điện tử, nên cập nhật nhiều chủng loại sách và bài giảng có giá trị và tạo điều kiện cho sinh viên dễ tiếp cận, không những sinh viên ở cơ sở chính mà còn các sinh viên ở các nơi liên kết đào tạo với trường chưa tải được tài liệu điện tử phục vụ cho việc học tập. Hiện nay, thư viện điện tử của trường đang hoàn thiện dần, ngày càng có nhiều sách có giá trị cho sinh viên tham khảo, tuy nhiên sách dành cho các sinh viên các Khoa Ngôn ngữ Anh, Khoa Đông phương còn nhiều hạn chế, chưa đủ nhiều chủng loại cho sinh viên tham khảo vì đây là sách nước ngoài và một số tạp chí chuyên ngành trong và ngoài nước thư viện còn thiếu, chưa cập nhật tốt cho sinh viên.
Nâng cấp hệ thống phòng máy: trường cần nâng cấp hệ thống phòng máy, hiện còn một số phòng máy cấu hình máy thấp, chạy một số chương trình phần mềm ứng dụng còn chậm, sinh viên gặp khó khăn khi học các phần mềm ứng dụng. Bên cạnh đó số máy bố trí trong một phòng quá nhiều gây trở ngại cho sinh viên trong lúc học và không nghiêm túc trong kiểm tra và thi. Ví dụ như phòng máy 3, các máy bố trí trong phòng hầu như đã cũ, cấu hình thấp, trường cần nâng cấp sửa chữa. Và phòng máy 11, số lượng máy bố trí trong phòng này quá nhiều
(hơn 70 máy), như vậy khi sinh viên học giảng viên không kiểm soát được hết sinh viên trong lớp và những sinh viên ngồi ở những máy phía sau không kịp theo dõi bài giảng.
Mua thêm phần mềm quản lý: trường cần đầu tư mua thêm phần mềm quản lý đào tạo, các chương trình phần mềm ứng dụng, đưa nhiều thông tin về tài liệu tham khảo để sinh viên tham khảo làm phong phú hơn thư viện điện tử. Thông tin trên website trường và các Khoa cần chú trọng cập nhật thông tin kịp thời để sinh viên biết. Các Khoa khi cần cung cấp thông tin đến sinh viên nên vừa đưa thông tin lên mạng đồng thời dán thêm ở các bảng thông báo của Khoa để thông tin đến với sinh viên một cách nhanh nhất. Việc này trước kia có thực hiện nhưng hiện nay một số Khoa không thực hiện nữa. Nếu có thể, trong trang web của trường cần có một mục dành cho các sự kiện nổi bật trong và ngoài nước trong tuần để sinh viên cập nhật đặc biệt với những sinh viên không có điều kiện tiếp cận nhiều nguồn thông tin.
3.2.2 Giải pháp tác động vào nhóm nhân tố 2
Nhóm nhân tố 2 được gọi là nhân tố đội ngũ giảng viên và độ tin cậy của nhà trường bao gồm các biến thuộc thành phần năng lực phục vụ và độ tin cậy của trường đối với sinh viên. Bồi dưỡng, nâng cao trình độ chuyên môn đội ngũ cán bộ giảng dạy và tăng độ tin cậy của trường đối với sinh viên là nhiệm vụ rất quan trọng, lâu dài trong việc đảm bảo và nâng caochất lượng dịch vụ tại trường Đại học Lạc Hồng. Bởi vì có những giảng viên giỏi mới là cơ sở vững chắc để đào tạo ra các sinh viên giỏi. Giảng viên giỏi là những người luôn thường xuyên nghiên cứu cũng như trao dồi thêm kinh nghiệm thực tế ứng dụng vào bài giảng giúp sinh viên dễ dàng tiếp cận với nguồn kiến thức. Do đó, cần tập trung phát triển hơn nữa về đội ngũ giảng viên tại t rường nhằm nâng cao sự hài lòng của sinh viên về nhân tố này. Ngoài ra, tăng độ tin cậy của nhà trường đối với sinh viên cũng là việc rất cần thiết vì sinh viên càng có niềm tin vào trường thì càng làm tăng sự hài lòng của sinh viên đối với trường. Để thực hiện tốt giải pháp này tác giả xin đưa ra một số giải pháp tác động vào nhóm nhân tố này như sau:
Đội ngũ giảng viên
Để có một đội ngũ giảng viên được đào tạo trong cùng một chuẩn mực vừa giỏi về chuyên môn, vừa tinh xảo về nghiệp vụ. Nhà trường cần tăng cường bồi
dưỡng kiến thức sư phạm cho các giảng viên thỉnh giảng (giảng viên đang công tác ở các đơn vị) và tăng cường khả năng chuyên môn của các giảng viên cơ hữu của trường. Trường cần đưa ra một chuẩn mực cụ thể để các Khoa mời giáo viên thỉnh giảng ở các trường khác về dạy. Ví dụ giảng viên thỉnh giảng tối thiểu phải có trình độ thạc sĩ, đang giảng dạy ở các trường có danh tiếng, hoặc đang làm lãnh đạo ở các công ty và có kinh nghiệm nhiều năm trong lĩnh vực giảng dạy. Mỗi kỳ, trường cần tổ chức những cuộc hội thảo không những trao dồi về chuyên môn mà còn nhằm mục đích trao đổi, học tập, cải tiến và đổi mới phương pháp giảng dạy cho các giảng viên.
Thiết lập các chương trình để phát triển và đánh giá giảng viên: trường cần lập kế hoạch để phát triển và đánh giá giảng viên làm căn cứ để nâng bậc, trong đó, Trưởng Khoa thực hiện đánh giá hằng năm về công tác giảng dạy, tăng mức lương theo thành tích. Tốt nhất là chương trình sử dụng các tiêu chuẩn liên quan đến kết quả học tập của sinh viên, các đánh giá về môn học của sinh viên, số lượng ấn phẩm phát hành, các bài tham luận tại hội nghị, phát triển môn học, tài trợ nghiên cứu, có những gắn kết hiệu quả với doanh nghiệp và tham gia các hoạt động phục vụ cho Khoa và Trường.
Thực hiện các chính sách hỗ trợ, khuyến khích giảng viên: trường cần có các chính sách hỗ trợ, khuyến khích động viên các giảng viên trong quá trình học tập nâng cao trình độ ở bậc sau đại học, nghiên cứu sinh trong và ngoài nước. Hiện nay, trường đã hỗ trợ chi phí học thạc sĩ 20 triệu đồng, tiến sĩ 30 triệu đồng. So với mặt bằng chung hiện nay thì mức hỗ trợ này còn thấp, chưa đáp ứng được nhu cầu học tập của giảng viên. Bên cạnh đó, trường cần hỗ trợ, khuyến khích động viên giảng viên, nhân viên trường học tập nâng cao trình độ tin học, ngoại ngữ. Sắp tới trường qui định giảng viên đứng lớp phải có trình độ ngoại ngữ tối thiểu là toeic 400 điểm, nhưng do điều kiện hiện tại còn rất nhiều giảng viên chưa đáp ứng được yêu cầu này, chưa có bằng toeic theo qui định. Như vậy, có thể trung tâm tin học và ngoại ngữ của trường sắp xếp mở một lớp học ngoại ngữ dành riêng cho các giảng viên giúp họ có điều kiện nâng cao trình độ ngoại ngữ đáp ứng nhu cầu giảng dạy chất lượng cao như hiện nay.
định số tiết dạy cụ thể trong tuần để giảng viên có thời gian nghiên cứu, đầu tư thỏa đáng trong việc cải tiến cách thức giảng dạy vừa mang tính sáng tạo, hiện đại vừa mang hiệu quả cao, chuyên môn sâu hơn để áp dụng vào bài giảng một cách sinh động hơn, tránh trường hợp giảng viên giảng dạy trên lớp quá nhiều không có thời gian cập nhật những kiến thức mới khiến kiến thức truyền đạt cho sinh viên lạc hậu. Đồng thời, trường cần qui định mỗi tuần giảng viên cơ hữu phải có ít nhất một buổi họp trao đổi về chuyên môn giảng dạy, để giảng viên có thể rút kinh nghiệm với nhau trong quá trình giảng dạy.
Ngoài ra, trường cần có qui định về nghiên cứu khoa học hằng năm của giảng viên, thực ra trường vẫn đang áp dụng qui định này, nhưng cần áp dụng một cách triệt để hơn, đồng thời cũng khuyến khích giảng viên tham gia nhiệt tình hơn. trường có thể hỗ trợ thêm kinh phí để giảng viên có điều kiện nghiên cứu sâu hơn đề tài nghiên cứu khoa học, có điều kiện tiếp cận với nhiều khoa học kỹ thuật tiên tiến phục vụ cho việc nghiên cứu góp phần nâng cao hơn chất lượng của đề tài nghiên cứu. Bên cạnh đó, nhà trường cần có những khuyến khích động viên giảng viên viết thêm sáng kiến kinh nghiệm trong giảng dạy nhằm phát triển, bồi dưỡng và hỗ trợ cho các giảng viên còn thiếu kinh nghiệm.
Tạo mối quan hệ thân thiết giữa thầy và trò: giảng viên cần có sự thay đổi về nhận thức trong quá trình dạy và học, nhận thức về mối quan hệ giữa thầy và trò, và có tâm huyết với nghề nghiệp. Để từ đó, giảng viên có phương pháp giảng dạy lấy người học làm trung tâm tức là giảng viên luôn đối thoại, đặt vấn đề, tạo tình huống thảo luận cho sinh viên. Nhằm giúp giảng viên nâng cao được kỹ năng sư phạm và hiểu thêm mức độ tiếp thu bài giảng của sinh viên. Xác định, lựa chọn phù hợp các phương tiện và phương pháp giảng dạy phù hợp với các bậc học, khóa học và loại hình đào tạo trên cơ sở nắm vững các ưu, nhược điểm của từng loại phương tiện và phương pháp giảng dạy để vận dụng cho phù hợp nhằm phát huy tinh thần tự học, tự nghiên cứu và sáng tạo của sinh viên.
Thêm nhiều chính sách ưu đãi đối với giảng viên: nên tạo môi trường làm việc thuận lợi để thu hút đồng thời giữ lại các giảng viên nhiều kỳ vọng, tận tâm và đã được đào tạo từ nước ngoài. Trường cần có những chính sách khuyến khích những giảng viên du học nước ngoài về làm việc tại trường, ví dụ mức lương giảng
dạy cần phân cấp nếu là giảng viên được đào tạo ở nước ngoài sẽ cao hơn như vậy mới khuyến khích được họ về làm việc với trường. Tuyển chọn giảng viên bằng cách giữ lại những sinh viên ưu tú của trường và đầu tư đào tạo những sinh viên này trở thành giảng viên giỏi của trường. Những sinh viên tốt nghiệp loại khá, giỏi và có đề tài nghiên cứu khoa học cấp trường, trường nên giữ lại những sinh viên này để có chính sách đào tạo hợp lý nhằm xây dựng một đội ngũ giảng viên nguồn sau này cho trường.
Quan tâm đến chế độ tiền lương, chi phí giảng dạy cho giảng viên: chế độ lương cho giảng viên tại trường cần được đổi mới thích hợp với chi phí sinh