4. Những tài liệu được sử dụng trong nghiên cứ u:
3.2.3 Tăng cường chiêu thị mở rộng thị trường xuất khẩu sang Mỹ
3.2.3.1 Duy trì hình thức gia công
Từ trước đến nay XN chỉ hoạt động sản xuất với các đơn đặt hàng chủ yếu theo hình thức GC cho các khách hàng Châu Âu, Đức, Anh, Nga. Đây là những khách hàng truyền thống của XN trong suốt thời gian qua.
Bởi vậy, bước đầu xí nghiệp nên tiếp tục duy trì sản suất theo hình thức gia công, có thể bán hoặc phân phối cho các khách hàng trung gian để họ có thể đưa hàng vào thị trường Mỹ. Thông qua những hình thức sau:
+ Xí nghiệp nhận GC hàng may mặc cho các DN, công ty của Hàn Quốc, HongKong, Mêxicô tại HCM, Bình Dương vv… Để từ đó các công ty này có thể
tiêu chuẩn hóa hơn và mang những sản phẩm này xuất khẩu vào thị trường Mỹ. + Xí nghiệp có thể tìm kiếm khách hàng và XK hàng hóa mình sang các thị
trường trung gian như: HongKong, Đài Loan, Mêxicô vv… sau đó để các doanh nghiệp nước này xuất khẩu, đưa sản phẩm của xí nghiệp vào thị trường Mỹ. Đây có
thể được xem là hình thức XK ủy thác, nhờ xuất khẩu. Bởi XN chưa quen với thị
trường Mỹ, những hiểu biết và kinh nghiêm trên thị trường này còn hạn chế. Do vậy đây có thể xem là một cách hữu hiệu trong việc tìm kiếm mở rộng TT mới.
Với 2 hình thức trên để XN có thể gián tiếp mang sản phẩm của mình vào thị
trường Mỹ là cách để tiếp cận và thâm nhập vào TT tiềm năng nhưng nhiều cạnh tranh này.
3.2.3.2 Xuất khẩu trực tiếp
Trong phương thức kinh doanh các nhà DN Mỹ thường sử dụng phương thức kinh doanh “mua dứt bán đoạn”. Với tác phong cách nhanh nhẹn thì các DN Mỹ
không thích làm việc qua trung gian vì sẽ gây mất thời gian, gây lãng phí, nên họ rất ít kinh doanh theo phương thức gia công. Vì vậy khi xí nghiệp muốn mở rộng thị
trường này thì cần chú ý những công việc sau khi thực hiện kinh doanh XNK với khách hàng Mỹ:
+ Đầu tiên, XN cần nỗ lực tìm kiếm các khách hàng từ Mỹ có thể thông qua khách hàng truyền thống, tăng cường quảng bá maketing cho sản phẩm hay chủ động tìm đến, giới thiệu, chào hàng với các khách hàng tại Mỹ đang có nhu cầu về
sản phẩm may mặc vv…ở khâu này thì nhiệm vụ của ban lãnh đạo xí nghiệp và bộ
phận maketing là rất quan trọng, quyết định sự thành công và tồn tại của xí nghiệp sau này. Thông qua internet, các đơn đặt hàng trên mạng, khách hàng vv…
+ Phòng thiết kế cố gắng cùng với những công nghệ thiết kế thời trang và sự
am hiểu về thị trường Mỹ, giúp XN tạo ra những sản phẩm có chất lượng, thỏa mãn nhu cầu thị yếu và đối tượng người tiêu dùng tại Mỹ, bước đầu giới thiệu đến người tiêu dùng và thu hút sự quan tâm của họ.
+ Khi đã chiếm được thị phần, tạo lòng tin, sự quan tâm của khách hàng cũng như người sử dụng, tiếp đến xí nghiệp cần khẳng định vị trí cho sản phẩm mình trên trường quốc tế. Đó là việc đăng ký nhãn hiệu, quyền sở hữu trí tuệ cho sản phẩm, nhằm tạo uy tín và thương hiệu cho sản phẩm và cả xí nghiệp.
Tóm lại bằng hình thức XK trực tiếp hay gián tiếp, XN cần nỗ lực nhiều hơn, phát huy năng lực thế mạnh của mình vận dụng nội lực của cả phòng ban trong xí nghiệp
từ khẩu hoàn thiện sản xuất đến khâu tiếp thị giới thiệu sản phẩm đến các khách hàng và người tiê dùng trên TT Mỹ.
3.2.3.3 Thiết lập hệ thống phân phối tại Mỹ trong giai đoạn 2015-2017
Qua một thời gian dài tiến hành nghiên cứu nhu cầu của người tiêu dùng tại Mỹ, sau đó tiến hành tung sản phẩm vào TT Mỹ thông qua các hình thức trực tiếp hay gián tiếp, xí nghiệp sẽ đánh giá được sự tiếp nhận ủng hộ hay thờ ơ của khách hàng đối với những sản phẩm của XN mình, hoặc bằng các cuộc tham dò khảo sát, hỏi ý kiến vv… Và khi nhận được sự tin tưởng, dấu hiệu khả quan từ phía khách hàng thì đó là cơ hội cho XN thực hiện bước tiếp theo. Cùng với uy tín và tiềm lực sản suất, XK, xí nghiệp có thể tiến hành đặt hệ thống phân phối trực tiếp đến tay người tiêu dùng tại thị trường Mỹ.
+ Nhưng với khả năng cung ứng và trình độ hiện có thì XN thì nên liên kết chặt chẽ hơn, tạo mối quan hệ tốt đẹp bền vững với lực lượng thương nhân Việt kiều
đang sinh sống và làm việc tại Mỹ. Đây là nguồn cầu quan trọng và dễ tiếp cận nhất. Vì những thương nhân này mặc dù làm ăn sinh sống tại Mỹ nhưng tinh thần và lòng yêu nước luôn hướng về đất nước. Vì thế, họ sẽ sẵn sàng cộng tác giúp đỡ cho các doanh nghiệp Việt nam muốn làm ăn tại MỹĐây chính là “nhà maketing, nhà phân phối” tốt nhất. Hơn nữa, sựủng hộ của gần 1,8 triệu dân Việt kiều, hay nhóm người Việt gốc Hoa mà đang sinh sống tại Mỹ là động lực là nơi tiêu thụ lớn mà XN nên hướng tới.
+ Ngoài ra, xí nghiệp cần phải tạo mối quan hệ tốt với công chúng- người tiêu dùng Mỹ. Nếu có thểđược thì XN nên tạo quan hệ tốt với các hãng may hay tập
đoàn có tiếng tăm và uy tín trong ngành. Vì đây là con đường đi ngắn nhất và nhanh nhất để có thể giới thiệu hàng hóa sản phẩm của XN đến người tiêu dùng. Khi có thể
liên kết với những hãng may mặc có danh tiếng thì sản phẩm của chúng ta sẽ tạo
được uy tín và lòng tin nơi khách hàng.
+ Sau khi thiết lập được mối quan hệ tốt, tiếp theo XN nên hợp tác với các
đại lý bán hàng ngay tại Mỹ. Công việc này không những sẽ giúp cho khách hàng dễ
hàng dễ dàng hơn, khi đó XN có thể cung cấp hàng hóa đến tay người tiêu dùng một cách nhanh chóng, đảm bảo tính liên tục cho quá trình cung cấp vì khoảng cách địa lý giữa ta với thị trường Mỹ cách nhau khá xa.
Cuối cùng, việc chọn lựa các đại lý phân phối sản phẩm XN nên chọn đại lý uy tín, mức hoa hồng vừa phải hợp lý nhằm kích thích việc bán hàng ở đại lý. Cần tiếp cận và mở rộng thị trường Mỹ tại những siêu thị, khu chợ, khu phố, thuộc các bang California, Boston vv…nơi có nhiều người Việt nam sinh sống nhằm nhận
được sựủng hộđối với những sản phẩm mà XN xuất khẩu sang TT Mỹ.
Và để đưa được sản phẩm vào TT này thì việc tìm hiểu luật pháp, các quy định, đạo luật khi nhập khẩu hàng dệt may và những thủ tục XNK là việc cần thiết và ưu tiên không kém phần quan trọng. Vì đây là công cụ để thâm nhập vào TT này. Nếu XN làm tốt công tác này thì có thể xem là một phần thành công khi tiếp cận thị trường này.
Kết quả dự kiến do giải pháp mang lại:
Khi thực hiện những giải pháp trên, xí nghiệp sẽ vững vàng hội nhập vào nền kinh tế khu vực và thế giới. Đặc biệt là thị trường Mỹ nhằm mang về lợi nhuận ngày càng cao, cải tiến thiết bị và phát triển mạnh mẽ.
+ Tinh thần và thái độ làm việc của đội ngũ nhân viên và cán bộ trong toàn xí nghiệp được nâng cao, gắn bó hợp tác cùng thi đua lao động và sáng tạo, tránh việc
đình công làm trì trệ quá trình sản xuất và uy tín của xí nghiệp.
+ Trên 70% lao động có tay nghề cùng đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp hơn có khả năng bắt kịp với xu hướng thời trang mới, trình độ quản lý của các nhân viên trong các phòng ban nhanh nhạy khoa học trong việc thu thập và xử lý thông tin, cũng như sự thay đổi.
+ Năng suất, chất lượng cho sản phẩm đạt trên 90%, việc thực hiện nhãn mác,
đóng gói đúng tiêu chuẩn, giảm tỷ lệ hư hỏng cắt may dưới 5%.
+ Hơn 70% máy móc được cải tiến, và đổi mới phù hợp với công nghệ trên thị trường, mang lại năng suất cao đáp ứng cho những đơn hàng lớn.
+ Phòng thiết kếđược tách riêng và hoàn thiện công tác nghiên cứu, tiếp cận và dễ dàng xâm nhập vào thị trường mới.
+ Khi áp dụng những giải pháp trên đến năm 2017 là xí nghiêp có thể tìm
được đối tác, khách hàng và sẳn sàng xuất khẩu hàng sang thị trường Mỹ.
ÎVới tốc độ phát triển bình quân từ 10-15%/ năm doanh thu xí nghiệp tăng tương
đối 40,03% trong năm 2009 so với 2010. Nhưng sau khi áp dụng các giải pháp này tốc độ phát triển của xí nghiệp tăng lên khoảng 15-20% trong những năm sau đó với tỷ lệ tăng tương đối 60%.
Kết luận chương 3
Thị trường Mỹ là thị trường có dung lượng lớn nhất toàn cầu về nhập khẩu hàng may mặc và chủng loại, mẫu mã, chất lượng cũng rất đa dạng. Tuy nhiên đây cũng là thị trường với tính cạnh tranh rất cao, vì thị trường này hoạt động theo cơ
chế tự do nên hàng hóa nhập khẩu từ nhiều quốc gia khác nhau (trên 200 nước) Riêng đối với hàng may mặc của Việt Nam trong năm gần đây có kim ngạch xuất khẩu cao nhất trong cơ cấu các ngành hàng xuất khẩu. Và thị trường nhập khẩu chính cũng là thị trường Mỹ .
Do vậy, xí nghiệp cần áp dụng những giải pháp cụ thể, từng bước nghiên cứu tiếp cận và thâm nhập vào thị trường “ khó tính” nhưng đầy tiềm năng này, nâng cao tính cạnh tranh cho sản phẩm cũng như tạo nguồn lực vững chắc về con người và công nghệ để có thể tạo được lợi thế cạnh tranh, tạo chỗ đứng cho sản phẩm. Xây dựng và đẩy mạnh quan hệ hợp tác với cộng đồng người Việt tại Mỹ, tìm ra đối tượng khách hàng, và vị trí mở rộng sang thị trường Mỹ, vững vàng hội nhập và tăng trưởng mạnh mẽ.
KIẾN NGHỊ
Một số kiến nghịđối với Nhà Nước.
Xây dựng chính sách thu hút và khuyến khích đầu tư nước ngoài trong ngành sản xuất nguyên vật liệu để sản xuất như: Bông day, dệt, in nhuộm vv… khuyến khích đầu tư vào các vùng nông thôn, đông dân cư nhằm giải quyết việc làm, cân bằng sinh thái bảo vệ môi trường. Nhưng phải biết cách sử dụng nguồn vốn hợp lý.
Chính sách bình ổn lãi suất, giá sẽ giúp các doanh nghiệp ổn định trong sản xuất , thông báo kịp thời về thời gian cắt điện để cho các doanh nghiệp chủ động hơn trong sản xuất.
Hỗ trợ tài chính cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong việc mở rộng sản suất và nâng cao năng suất gia công từng bước chuyển dần từ gia công xuất khẩu sang xuất khẩu trực tiếp.
Tổ chức những chuyến khảo sát thị trường, cung cấp những thông tin cần thiết cho ngành hàng may mặc ở các khu vực đặc biệt là thị trường Mỹ về tiêu chuẩn kỹ thuật, quy định luật lệ khi nhập khẩu, đơn giản hóa thủ tục hải quan xuất nhập khẩu, mở các chương trình giới thiệu, trương bày sản phẩm, diễn đàn trao đổi thông tin nhanh nhất.
Xây dựng trung tâm thời trang nhằm cung cấp những mẫu mã, máy móc thiệt bị hiện đại cho thuê mướn, tổ chức các cuộc thi bình chọn “Top Ten” cho các sản phẩm may mặc. Mở rộng và nâng cấp các trường đào tạo chuyên nghiệp, các trường dạy nghề về công nghệ thiết kế thời trang, chương trình, phương pháp đào tạo sát và có thểứng dụng trong thực tế.
Mở rộng quy mô bằng cách liên liên kết các cụm công nghiệp may với nhau, chuyên môn hóa hợp tác hóa nhắm đảm bảo cung ứng cung ứng, phấn đấu xây dựng Việt nam thành trung tâm thời trang trong khu vực Đông Nam Á.
Một số kiến nghịđối với Hiệp hội Dệt may Việt Nam
Tổ chức các buổi hội thảo hay các cuộc thi về thiết kế thời trang nhằm tìm ra nhà thiết kế có tài năng. Đào tạo phát triển nguồn nhân lực phù hợp với xu hướng thời trang, với sự thay đổi sáng tạo của ngành.
Tổ chức các buổi hội thảo, hội chợ trưng bày triển lãm sản phẩm về ngành hàng may mặc nhằm giới thiệu sản phẩm của các doanh nghiệp với nhau, học hỏi kinh nghiệm sản xuất, thông tin kinh tế thị trường, xu hướng thời trang phát triển của các doang nghiệp.
Nghiên cứu các thị trường nhập khẩu lớn về may mặc, đặc biệt là thị trường Mỹ nơi có nhiều quy định, luật lệ, đạo luật cho hàng may mặc nhập khẩu vào Mỹ, những thông tin về khách hàng, đối thủ để các doanh nghiệp có chiến lược cung
ứng nhằm giúp các doanh nghiệp Việt Nam có thêm kiến thức sự hiểu biết, nắm bắt những thông tin cấn thiết về thị trường này.
Tạo cầu nối giữa nhà cung cấp nguyên phụ liệu và các nhà sản xuất hàng may mặc, nhằm có thể chủđộng hơn trong việc tìm kiếm nguyên vật liệu để sản xuất.
Phối hợp với Cục xúc tiến thương mại Việt Nam giúp các doanh nghiệp tiếp thị sản phẩm đến các thị trường trong nước và trên thế giới, nhằm xây dựng thương hiệu cho các doanh nghiệp nói riêng và cho cả ngành Dệt- May Việt Nam.
Năm nay, ngành dệt may xây dựng mục tiêu phát triển theo hướng “ Chất lượng, thời trang, có trách nhiệm với xã hội và thân thiện với môi trường” Đây cũng chính là những yêu cầu đòi hỏi của thị trường tiềm năng Mỹ.
KẾT LUẬN
Trong cơ cấu các ngành hàng xuất khẩu của Việt Nam hiện nay, thì Dệt- May hiện là ngành có kim ngạch xuất khẩu cao nhất dẫn đầu trong tất cả các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam. Đây là ngành có nhiều tiềm năng trong tương lai, cả
nước cùng phấn đấu để trở thành ngành công nghiệp chủ chốt của Quốc gia. Bởi chính tiềm năng sẳn có về nguồn lao động, truyền thống về ngành hàng dệt may lâu năm nên đây chính là ngành có nhiều lợi thếđể phát triển.
Bên cạnh đó, ngành luôn nhận được sự quan tâm hỗ trợ giúp đỡ của Chính phủ trong việc đầu tư mở rộng quy mô sản xuất, công nghệ, đầu tư theo chiều sâu, tăng diện tích cung cấp nguồn nguyên vật liệu, nâng cấp công nghệ trong công nghệ thiết kế thời trang vv… nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường trong nước và cả thị trường nước ngoài, đặc biệt là thị trường Mỹ. Tiếp đến là việc cải thiện cơ chế chính sách đầu tư, nhằm thu hút nguồn đầu tư
nước ngoài, thực hiện đơn giản hóa thủ tục xuất nhập khẩu cho hàng hóa.
Cùng với tiềm năng phát triển của ngành, hiện nay ngành cũng ra sức phần
đấu hoàn thành mục tiêu trong giai đoạn 2011-2015, với kim ngạch xuất khẩu là 13,2 tỷ USD, cố gắng để đưa ngành trở thành ngành công nghiệp chủđạo, lớn nhất cả nước. Ngoài ra, việc gia nhập là thành viên của Hiệp hội dệt may Việt nam – Vitas cũng sẽ nhận được nhiều sự giúp đỡ tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tiến gần đến thị trường người tiêu dùng trong nước và nước ngoài.
Đối với xí nghiệp, trải qua nhiều năm trong việc sản xuất hàng gia công cho nước ngoài, cùng khắc phục những khó khăn của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu, điều này cũng đã chứng tỏ năng lực quản lí và sản xuất của xí nghiệp. Ban lãnh đạo giàu kinh nghiệm, ứng phó nhanh với tình huống khó khăn, nguồn lao
động ổn định có tay nghề trong sản xuất và nghiệp vụ chuyên môn. Nắm bắt được xu hướng phát triển của ngành hàng may mặc, đặc biệt là nhu cầu tiêu thụ hàng may mặc tại thị trường Mỹ hiện nay với giá trị nhập khẩu hàng may mặc lớn nhất trên thế giới. Xí nghiệp cũng nên mở rộng, tìm cách tiếp cận và thâm nhập vào thị