Triển vọng của ngành may mặcViệt Nam

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm mở rộng hoạt động xuất khẩu hàng may mặc của xí nghiệp may đồng thịnh–công ty CPTH gỗ tân mai sang thị trường mỹ giai đoạn 2011 2017 (Trang 68)

4. Những tài liệu được sử dụng trong nghiên cứ u:

3.1.1Triển vọng của ngành may mặcViệt Nam

Theo dựđoán của Hiệp hội Dệt may Việt Nam -Vitas thì giá trị XK hàng dệt may của cả nước năm 2011 đạt khoảng 12,5-13 tỷ USD, và thực tế hiện nay đã có nhiều DN đã có đơn đặt hàng XK đến hết quý 3 của năm. Hai thị trường truyền thống và lớn nhất của Việt nam vẫn là EU và Hoa Kỳ. Tính riêng xuất khẩu sang Mỹ

chiếm trên 55% tổng giá trị XK của ngành.

Mục tiêu giá trị XK mà ngành hàng may mặc Việt nam đặt ra trong thời gian tới là trên 19 tỷ USD vào năm 2019 và 25-27 tỷ USD vào năm 2020.

Như vậy, sau hơn 15 năm, tổng giá trị XK hàng Dệt may Việt nam đã tăng hơn 12 lần, hiện đang dẫn đầu trong kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng trong cả

nước.

Bên cạnh nhưng mục tiêu đó thì Vitas đã có nhiều chương trình đối với ngành may mặc như: tăng diên tích trồng bông, sản xuất 1 tỷ mét vải xuất khẩu, đào tạo và phát triển nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của ngành.

Về phía Nhà nước sẽ giảm 50% thuế giá trị gia tăng cho các sản phẩm may mặc và có nhiều chương trình hỗ trợ cụ thể như:

“Chiến lược phát triển ngành dệt- may Việt nam”

Mục tiêu của chiến lược này là: Phát triển ngành Dệt- may trở thành một trong những ngành công nghiệp trọng điểm mũi nhọn về xuất khẩu, thỏa mãn ngày càng cao nhu cầu tiêu dùng trong nước, tạo nhiều việc làm cho xã hội, nâng cao khả

+ Đẩy mạnh công tác thiết kế mẫu thời trang, kiểu dáng sản phẩm may. Tập trung đầu tư, cải tiến hệ thống quản lý sản xuất, quản lý chất lượng, áp dụng các biện pháp tiết kiệm nhằm tăng nhanh năng xuất lao động, giảm giá thành sản xuất và nâng cao tính cạnh tranh của sản phẩm may Việt nam trên thị trường quốc tế. + Dùng nguồn vốn ngân sách và vốn ODA để hỗ trợ đối với các dự án quy hoạch phát triển vùng nguyên liệu, trồng bông trồng dâu, nuôi tằm, đầu tư các công trình xử lý nước thải vv..

“Chương trình đào tạo nguồn nhân lực dệt may Việt Nam” do Bộ Tài Chính ban hành và hướng dẫn nhằm tạo nguồn nhân lực có tay nghề và nhiều kinh nghiệm trong xu thế hội nhập hiện nay.

“Chương trình phát triển cây bông vải Việt nam đến năm 2015” được Thủ

Tướng Chính phủ phê duyệt, nhằm giải quyết những khó khăn trong về nguồn nguyên liệu hiện nay.

Như vậy, hiện nay Dệt may là ngành luôn nhận được sự quan tâm và hỗ trợ

từ phía Nhà nước, các Bộ ngành liên quan nhằm đưa ngành hàng này trở thành ngành mũi nhọn trong cơ cấu các mặt hàng XN của Việt nam.

[Nguồn 12,16]

3.1.2 Định hướng chiến lược phát triển cho xí nghiệp Đồng Thịnh

Xây dựng chiến lược, biện pháp cụ thể, thiết thực để có thể tiếp cận và thâm nhập vào thị trường Mỹ trong giai đoạn 2011-2017. Nhằm xây dựng thị trường Mỹ

là TT xuất khẩu tiềm năng trong tương lai.

Nghiên cứu TT tìm kiếm khách hàng mới có tiềm năng. Nâng cao tỷ trọng và kim ngạch xuất khẩu của xí nghiệp. Đầu tư hơn khả năng cạnh tranh cho sản phẩm khi mở rộng TT sang Mỹ.

Bảng 3.1 Mục tiêu giá trị sản xuất kinh doanh của xí nghiệp giai đoạn 2011- 2017 Chỉ tiêu Đơn vị Năm 2011 Năm 2013 Năm 2015 Năm 2017 Giá trị sản xuất USD 3.059.015 3.701.420 4.478.718 5.911.907 Sản phẩm xuất khẩu Chiếc 1.560.000 1.900.000 2.100.000 2.300.000

Doanh thu USD 3.059.015 3.701.420 4.478.718 5.911.907 Nguồn: [8]

3.2 Giải pháp cụ thể nhằm mở rộng thị trường xuất khẩu hàng may mặc của xí nghiệp Đồng Thịnh sang thị trường Mỹ giai đoạn 2011-1017 xí nghiệp Đồng Thịnh sang thị trường Mỹ giai đoạn 2011-1017

Dựa trên phân tích về cơ sởđề xuất giải pháp, đặc biệt là qua ma trận SWOT cho chúng ta thấy rõ cần có những giải pháp cụ thể từ nội lực bên trong lẫn thông tin hiểu biết về TT Mỹ để xí nghiệp có thể tiếp cận và thâm nhập vào thị trường Mỹ

một cách dễ dàng hơn giảm thiểu những rủi ro, sau đây là một số những giải pháp:

3.2.1 Nâng cao năng lực sản xuất (2011-2013) 3.2.1.1 Nguồn lực con người 3.2.1.1 Nguồn lực con người

Lao động luôn là một trong 4 yếu tố không thể thiếu để cấu thành nên nền kinh tế thị trường. Nguồn lực con người là tất cả những cá nhân tham gia vào hoạt

động bất kỳ của một tổ chức, doanh nghiệp, xí nghiệp nhằm đạt được những mục tiêu kế hoạch do tổ chức đó đặt ra.

Nhìn chung, cán bộ công nhân viên trong XN đều có sự gắn bó, tinh thần trách nhiệm với công việc và xí nghiệp. Thế nhưng ban lãnh đạo của xí nghiệp cần xây dựng chính sách thu hút, có kiến thức và kỹ năng quản lý nhằm khai thác tốt nhất các năng lực tiềm tàng của các nhân viên. Một nguồn nhân lực tốt có hiệu quả

sẽ làm tăng năng suất lao động và hiệu quả công việc của XN. Muốn làm được như

vậy thì xí nghiệp cần làm những công việc sau:

+ Phát hiện ra những người có năng lực trong công việc ngay chính trong xí nghiệp hoặc tuyển dụng bên ngoài và phải có phẩm chất đạo đức tốt.

Biện pháp thực hiện: thông qua các cuộc thi đua giữa tổ trong XN, hay từ các cuộc thi bên ngoài, nhằm tìm ra và đảm bảo đủ số lượng lao động trong công việc và chất lượng công việc được giao. Hay phân bổđúng người đúng việc.

+ Công việc thứ hai mà người quản lí nên làm là có kế hoạch đào tạo và phát triển nguồn nhân lực. Mục đích của công việc này là nhằm đào tạo nâng cao tay nghề cho cán bộ công nhân viên về trình độ chuyên môn, kỹ năng trong từng nghiệp vụ phát huy tối đa năng năng lực của họ.

Biện pháp thực hiện: Xí nghiệp nên cử 2 nhân viên 1 NV phòng kĩ thuật học trên Sài Gòn với chuyên ngành thiết kế, 1NV phòng nhân sự theo học chuyên ngành maketing tại Biên Hòa.

+ Thứ ba là đề ra những chính sách nhằm giữ chân và duy trì nguồn nhân lực,

động viên kích thích thông qua chính sách lương, thưởng, chế độ hợp lý, quan tâm

đến đời sống tinh thần của mỗi nhân viên.

Nhất là khi cả thế giới cùng phát triển theo xu thế hội nhập toàn cầu, lực lượng lao

động luôn thay đổi vì hiện tượng chảy máu “chất xám” cả trong và ngoài nước, khi mà công việc ngày càng đòi hỏi sự tiến bộ nâng cao trong tay nghề, cách thức điều hành công nghệ mới, hơn nữa khi xí nghiệp tiến hành mở rộng tiếp cận thị trường Mỹ thì đòi hỏi cơ cấu và quy mô nguồn nhân lực cũng phải được thay đổi về cả chất lượng và số lượng và may mặc là ngành thâm dụng nhiều lao động, có sự dịch chuyển nhiều. Bởi vậy công tác quản lý là rất quan trọng.

Biện pháp: Chính sách lương thưởng vào các ngày giỗ tổ Hùng Vương, Quốc khánh 2/9, 30/4 và 1/5 đặc biệt là dịp Tết. chế độ bảo hiểm và khám sức khẻo 1năm/2lần. Cần cải thiện suất ăn công nghiệp 13.000 đ/ người…

Tài trợ thăm quan vui chơi, phụ cấp vv…

3.2.1.2 Công tác quản lý điều hành

Vai trò người quản lý là vô cùng quan trọng trong nền kinh tế mở hiện nay, bởi đây chính là việc quản lý nắm giữ một nguồn tài sản lớn- Đó là “con người”. Việc quản lý nguồn nhân lực trong xí nghiệp đòi hỏi tài lãnh đạo của người quản lý phải vừa có tính khoa học vừa là nghệ thuật trong quản lý nguồn nhân lực.

Phong cách lãnh đạo cũng sẽảnh hưởng đến không khí làm việc, tâm lý và sự cống hiến của các nhân viên trong xí nghiệpÆ tạo động lực, kích thích tinh thần làm việc của nhân viên.

Hiện tại, lực lượng nhân viên trong văn phòng đều đã tốt nghiệp từ trung cấp chuyên nghiệp trở lên có cảđại học và cao đẵng. Nhưng để mở rộng và tiến xa hơn trên thị trường mới nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong sản xuất và quản lý. Như kiểm soát thời gian nghỉ giải lao của công nhân. Chẵng hạn: mỗi chuyền may cần có 1-2 thẻđểđi vệ sinh, uống nước…tránh tụ tập, xao lãng công việc

Nhân viên có thểđược tham gia tham quan, đào tạo ngắn hạn tại công ty hay

ở các doanh nghiệp khác trong địa bàn tỉnh như May Đồng Tiến

3.2.1.3 Cải tiến và đổi mới trang thiết bị máy móc.

Công cụ, máy móc là những thiết bị quan trọng trong những dây chuyền sản xuất và là yếu tố cần thiết trong bất kỳ doanh nghiệp sản xuất nào. Vì chúng sẽ góp phần tạo ra sản phẩm, giúp hoàn thành mục đích cuối cùng của những người tham gia sản xuất. Thật vậy, nếu năng lực quản lý lãnh đạo có kinh nghiệm, tay nghề của lực lượng lao động cán bộ công nhân viên cao nhưng dây chuyền sản xuất của xí nghiệp đã lạc hậu, khả năng sản suất bị hạn chế thì khó có thể mang lại hiệu quả tốt cho xí nghiệp, sản phẩm được tạo thành sẽ không đáp ứng được các tiêu chuẩn kỹ

thuật về mẫu mã, kiểu dáng, đường chỉ may vv…Thậm chí có khi còn làm trì trệđến hoạt động sản xuất của cả xí nghiệp sản phẩm kém chất lượng, hư hỏng nhiều sẽ

không đảm bảo đến đơn hàng và tiến độ giao hàng cho đối tác.

Vì thế việc đầu tư cải tiến máy móc thiết bịđể sản xuất là việc rất quan trọng, lãnh đạo XN cần chú trọng và quan tâm nhiều hơn nữa. Hiện tại trang thiết bị của xí nghiệp cũng được cải tiến hơn trước đây thế nhưng xí nghiệp cần bắt kịp và thay đổi với sự đổi mới công nghệ như hiện nay là rất cần thiết. Vì sản phẩm may mặc là ngành hàng luôn cần sựđổi mới, cải tiến về mẫu mã, chất lượng nhằm tạo sự mới lạ

phù hợp với sự thay đổi về xu hướng thời trang của con người, rút ngắn thời gian sản xuất, đáp ứng hợp đồng với số lượng lớn. Mặt khác việc sử dụng những thiết bị

lượng, năng suất sản xuất được nâng lên, giảm thiểu tiêu hao nguyên liệu tối đa, tiết kiệm thời gian, nguyên liệu sản xuất, góp phần tạo ra những sản phẩm đẹp mắt, sắc xảo và tinh tế hơn. Đảm bảo sự cạnh tranh cho sản phẩm trong và ngoài nước, máy móc chủ yếu nhập khẩu từ nước ngoài, phục vụ tối đa năng lực sản xuất theo những hợp đồng của xí nghiệp.

Cổ phần hóa, thu hút đầu tư nước ngoài nhằm tạo nguồn vốn vững chắc để

xây dựng cơ sở, mở rộng quy mô và thay đổi công nghệ trong sản xuất là cách để

nâng cao năng lực cạnh tranh và mở rộng thị trường.

Biện pháp thực hiện: Hiện nay, trên thị trường công nghệ để sản xuất hàng may mặc từ Trung Quốc nhập vào Việt Nam cũng khá đa dạng với chi phí thấp. Vì thếđây cũng là hướng đi tạm thời cho xí nghiệp trong thời gian đầu khi chưa thu hut

được vốn. Vi với một dàn máy có ít nhất 8 máy may 1 kim, và 2 máy vắt sổ chỉ với

54 triệu đồng thì 10 công nhân có thể làm việc, trong khi đó nếu là máy của Nhật sẽ

100 triệu- Ông TH chủ cửa hàng cung cấp máy móc thiết bị trên đường Nguyễn Thái Bình, P.4, Q. Tân Bình, Tp.HCM cho biết.

3.2.2 Nâng cao tính cạnh tranh cho sản phẩm xuất khẩu (2013-2015) 3.2.2.1 Xây dựng và đầu tư trong khâu thiết kế

Mẫu mã sản phẩm được quyết định bởi khâu thiết kế. Đó cũng là yếu tố quyết

định đến sự lựa chọn của những khách hàng, với những sản phẩm được thiết kếđa dạng, phù hợp với nhu cầu và thị yếu người tiêu dùng cho từng vùng miền, dân tộc, sở thích nói chung là tùy thuộc vào đối tượng mà xí nghiệp hướng đến thì sẽ tạo dựng được niềm tin, và chiếm được sự lựa chọn của người tiêu dùng.

Hiện tại, XN chỉ hoạt động chủ yếu theo phương thức gia công, mẫu mã phụ

thuộc vào yêu cầu của khách hàng, nên khâu thiết kế chưa được quan tâm, và đầu tư đúng mức, thậm chí bỏ qua khâu thiết kế trong quá trình sản suất.

Như vậy, để xí nghiệp có thể mở rộng thâm nhập vào TT Mỹ thì ngoài việc

đảm bảo đúng số lượng, thời gian giao hàng thì bước đầu xí nghiệp cần phải thành lập phòng thiết kế riêng với nguồn lực có khả năng về thẩm mỹ trong việc thiết kế

trường. Như vậy, xí nghiệp có thể giải quyết được những đơn hàng một cách dễ

dàng hơn, và có thể tăng tính cạnh tranh trên thị trường Mỹ.

Cần tìm hiểu về sở thích, khí hậu từng bang và từng giai đoạn thời gian trên thị trường này, phù hợp với mục đích người sử dụng. Hơn nữa thiết kế cần tạo nét riêng, độc đáo trong sản phầm mang đặc trưng của xí nghiệp, nhưng đồng thời phải biết tiết kiệm trong khâu thiết kế, giảm chi phí nguyên vật liệu tránh lãng phí trong quá trình cắt may.

Và để hỗ trợ cho khâu thiết kế có hiệu quả hơn thì XN cũng cần trang bị máy móc, đầu tư vào công nghệ thiết kế thời trang như máy tính chuyên dùng nhằm trợ

giúp thiết kế và sản xuất CAD- CAM (Computer Added Design- Computer Added Manufacturing). Công nghệ này sẽ giúp cho việc vẽ phát thảo trên máy, hình thành những mẫu cắt với độ chính xác cao, tạo bản vẻ kỹ thuật, mô tả chất liệu vải sử

dụng.

3.2.2.2 Đầu tư vào nhãn mác, bao bì cho sản phẩm.

Nhãn mác, bao bì là thành phần ngày càng trở nên cấp thiết và được chú trọng nhiều trong xuất nhập khẩu. Bởi lẽ trong hoạt động ngoại thương thì phạm vi hoạt động rộng lớn hơn, khí hậu, văn hóa, luật pháp cũng hoàn toàn khác biệt nhau. Chính vì mở rộng phạm vi hoạt động đã tạo nên nhãn mác bao bì trong ngoại thương luôn được đánh giá cao và coi trọng hơn.

Để giải quyết vấn đề này XN cần đầu tư hơn vào công nghệ cũng như hình thức nhãn mác bao bì cho những sản phẩm may mặc để tạo nét riêng gây chú ý và thu hút sự quan tâm của người tiêu dùng mà một điều quan trọng nữa là trên bao bì nhãn mác đó phải cung cấp những thông tin cần thiết, đầy đủ về tính chất, trọng lượng, xuất xứ, chất liệu, mã vạch, đảm bảo cho hàng hóa được an toàn trong quá trình vận chuyển.

Vậy khi quyết định mở rộng và tiếp cận thị trường Mỹ, xí nghiệp cần đầu tư

thỏa đáng trong khâu thiết kế bao bì nhãn mác. Phải làm cho phù hợp với các tiêu chuẩn quốc tế, những đòi hỏi yêu cầu nghiêm ngặt bên phía hải quan Mỹ như những

thông tin phải được ghi bằng tiếng anh, phải có mã vạch và những thông tin cần thiết về ngày sản xuất, chi tiết trong quá trình SX như số hiệu đơn hàng….

Ngoài ra, bao bì nhãn mác sẽ tạo sự chú ý, cái nhìn đầu tiên cho người sử dụng có thể thiết phục người tiêu dùng có nên lựa chọn sản phẩm này hay không? Có như

vậy xí nghiệp mới tạo được hình ảnh cho sản phẩm và XN của mình. Đây cũng chính là trợ thủ nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của sản phẩm xí nghiệp với các sản phẩm may mặc của đối thủ khi cùng XK vào thị trường Mỹ.

3.2.2.3 Sản phẩm và định giá cho sản phẩm.

› Sản Phẩm

Sản phẩm trên TT nội địa thì việc tìm kiếm những thông tin cần thiết để phù hợp cho sản phẩm có lẽ sẽ đơn giản hơn nhiều so với sản phẩm mang tính quốc tế. Bởi lẽ, sản phẩm mang tính quốc tếđòi hỏi sự am hiểu rộng rãi về văn hóa, khí hậu,

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm mở rộng hoạt động xuất khẩu hàng may mặc của xí nghiệp may đồng thịnh–công ty CPTH gỗ tân mai sang thị trường mỹ giai đoạn 2011 2017 (Trang 68)