Nâng cao năng lực sản xuất

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm mở rộng hoạt động xuất khẩu hàng may mặc của xí nghiệp may đồng thịnh–công ty CPTH gỗ tân mai sang thị trường mỹ giai đoạn 2011 2017 (Trang 70)

4. Những tài liệu được sử dụng trong nghiên cứ u:

3.2.1Nâng cao năng lực sản xuất

3.2.1.1 Nguồn lực con người

Lao động luôn là một trong 4 yếu tố không thể thiếu để cấu thành nên nền kinh tế thị trường. Nguồn lực con người là tất cả những cá nhân tham gia vào hoạt

động bất kỳ của một tổ chức, doanh nghiệp, xí nghiệp nhằm đạt được những mục tiêu kế hoạch do tổ chức đó đặt ra.

Nhìn chung, cán bộ công nhân viên trong XN đều có sự gắn bó, tinh thần trách nhiệm với công việc và xí nghiệp. Thế nhưng ban lãnh đạo của xí nghiệp cần xây dựng chính sách thu hút, có kiến thức và kỹ năng quản lý nhằm khai thác tốt nhất các năng lực tiềm tàng của các nhân viên. Một nguồn nhân lực tốt có hiệu quả

sẽ làm tăng năng suất lao động và hiệu quả công việc của XN. Muốn làm được như

vậy thì xí nghiệp cần làm những công việc sau:

+ Phát hiện ra những người có năng lực trong công việc ngay chính trong xí nghiệp hoặc tuyển dụng bên ngoài và phải có phẩm chất đạo đức tốt.

Biện pháp thực hiện: thông qua các cuộc thi đua giữa tổ trong XN, hay từ các cuộc thi bên ngoài, nhằm tìm ra và đảm bảo đủ số lượng lao động trong công việc và chất lượng công việc được giao. Hay phân bổđúng người đúng việc.

+ Công việc thứ hai mà người quản lí nên làm là có kế hoạch đào tạo và phát triển nguồn nhân lực. Mục đích của công việc này là nhằm đào tạo nâng cao tay nghề cho cán bộ công nhân viên về trình độ chuyên môn, kỹ năng trong từng nghiệp vụ phát huy tối đa năng năng lực của họ.

Biện pháp thực hiện: Xí nghiệp nên cử 2 nhân viên 1 NV phòng kĩ thuật học trên Sài Gòn với chuyên ngành thiết kế, 1NV phòng nhân sự theo học chuyên ngành maketing tại Biên Hòa.

+ Thứ ba là đề ra những chính sách nhằm giữ chân và duy trì nguồn nhân lực,

động viên kích thích thông qua chính sách lương, thưởng, chế độ hợp lý, quan tâm

đến đời sống tinh thần của mỗi nhân viên.

Nhất là khi cả thế giới cùng phát triển theo xu thế hội nhập toàn cầu, lực lượng lao

động luôn thay đổi vì hiện tượng chảy máu “chất xám” cả trong và ngoài nước, khi mà công việc ngày càng đòi hỏi sự tiến bộ nâng cao trong tay nghề, cách thức điều hành công nghệ mới, hơn nữa khi xí nghiệp tiến hành mở rộng tiếp cận thị trường Mỹ thì đòi hỏi cơ cấu và quy mô nguồn nhân lực cũng phải được thay đổi về cả chất lượng và số lượng và may mặc là ngành thâm dụng nhiều lao động, có sự dịch chuyển nhiều. Bởi vậy công tác quản lý là rất quan trọng.

Biện pháp: Chính sách lương thưởng vào các ngày giỗ tổ Hùng Vương, Quốc khánh 2/9, 30/4 và 1/5 đặc biệt là dịp Tết. chế độ bảo hiểm và khám sức khẻo 1năm/2lần. Cần cải thiện suất ăn công nghiệp 13.000 đ/ người…

Tài trợ thăm quan vui chơi, phụ cấp vv…

3.2.1.2 Công tác quản lý điều hành

Vai trò người quản lý là vô cùng quan trọng trong nền kinh tế mở hiện nay, bởi đây chính là việc quản lý nắm giữ một nguồn tài sản lớn- Đó là “con người”. Việc quản lý nguồn nhân lực trong xí nghiệp đòi hỏi tài lãnh đạo của người quản lý phải vừa có tính khoa học vừa là nghệ thuật trong quản lý nguồn nhân lực.

Phong cách lãnh đạo cũng sẽảnh hưởng đến không khí làm việc, tâm lý và sự cống hiến của các nhân viên trong xí nghiệpÆ tạo động lực, kích thích tinh thần làm việc của nhân viên.

Hiện tại, lực lượng nhân viên trong văn phòng đều đã tốt nghiệp từ trung cấp chuyên nghiệp trở lên có cảđại học và cao đẵng. Nhưng để mở rộng và tiến xa hơn trên thị trường mới nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong sản xuất và quản lý. Như kiểm soát thời gian nghỉ giải lao của công nhân. Chẵng hạn: mỗi chuyền may cần có 1-2 thẻđểđi vệ sinh, uống nước…tránh tụ tập, xao lãng công việc

Nhân viên có thểđược tham gia tham quan, đào tạo ngắn hạn tại công ty hay

ở các doanh nghiệp khác trong địa bàn tỉnh như May Đồng Tiến

3.2.1.3 Cải tiến và đổi mới trang thiết bị máy móc.

Công cụ, máy móc là những thiết bị quan trọng trong những dây chuyền sản xuất và là yếu tố cần thiết trong bất kỳ doanh nghiệp sản xuất nào. Vì chúng sẽ góp phần tạo ra sản phẩm, giúp hoàn thành mục đích cuối cùng của những người tham gia sản xuất. Thật vậy, nếu năng lực quản lý lãnh đạo có kinh nghiệm, tay nghề của lực lượng lao động cán bộ công nhân viên cao nhưng dây chuyền sản xuất của xí nghiệp đã lạc hậu, khả năng sản suất bị hạn chế thì khó có thể mang lại hiệu quả tốt cho xí nghiệp, sản phẩm được tạo thành sẽ không đáp ứng được các tiêu chuẩn kỹ

thuật về mẫu mã, kiểu dáng, đường chỉ may vv…Thậm chí có khi còn làm trì trệđến hoạt động sản xuất của cả xí nghiệp sản phẩm kém chất lượng, hư hỏng nhiều sẽ

không đảm bảo đến đơn hàng và tiến độ giao hàng cho đối tác.

Vì thế việc đầu tư cải tiến máy móc thiết bịđể sản xuất là việc rất quan trọng, lãnh đạo XN cần chú trọng và quan tâm nhiều hơn nữa. Hiện tại trang thiết bị của xí nghiệp cũng được cải tiến hơn trước đây thế nhưng xí nghiệp cần bắt kịp và thay đổi với sự đổi mới công nghệ như hiện nay là rất cần thiết. Vì sản phẩm may mặc là ngành hàng luôn cần sựđổi mới, cải tiến về mẫu mã, chất lượng nhằm tạo sự mới lạ

phù hợp với sự thay đổi về xu hướng thời trang của con người, rút ngắn thời gian sản xuất, đáp ứng hợp đồng với số lượng lớn. Mặt khác việc sử dụng những thiết bị

lượng, năng suất sản xuất được nâng lên, giảm thiểu tiêu hao nguyên liệu tối đa, tiết kiệm thời gian, nguyên liệu sản xuất, góp phần tạo ra những sản phẩm đẹp mắt, sắc xảo và tinh tế hơn. Đảm bảo sự cạnh tranh cho sản phẩm trong và ngoài nước, máy móc chủ yếu nhập khẩu từ nước ngoài, phục vụ tối đa năng lực sản xuất theo những hợp đồng của xí nghiệp.

Cổ phần hóa, thu hút đầu tư nước ngoài nhằm tạo nguồn vốn vững chắc để

xây dựng cơ sở, mở rộng quy mô và thay đổi công nghệ trong sản xuất là cách để

nâng cao năng lực cạnh tranh và mở rộng thị trường.

Biện pháp thực hiện: Hiện nay, trên thị trường công nghệ để sản xuất hàng may mặc từ Trung Quốc nhập vào Việt Nam cũng khá đa dạng với chi phí thấp. Vì thếđây cũng là hướng đi tạm thời cho xí nghiệp trong thời gian đầu khi chưa thu hut

được vốn. Vi với một dàn máy có ít nhất 8 máy may 1 kim, và 2 máy vắt sổ chỉ với

54 triệu đồng thì 10 công nhân có thể làm việc, trong khi đó nếu là máy của Nhật sẽ

100 triệu- Ông TH chủ cửa hàng cung cấp máy móc thiết bị trên đường Nguyễn Thái Bình, P.4, Q. Tân Bình, Tp.HCM cho biết.

3.2.2 Nâng cao tính cạnh tranh cho sản phẩm xuất khẩu (2013-2015) 3.2.2.1 Xây dựng và đầu tư trong khâu thiết kế

Mẫu mã sản phẩm được quyết định bởi khâu thiết kế. Đó cũng là yếu tố quyết

định đến sự lựa chọn của những khách hàng, với những sản phẩm được thiết kếđa dạng, phù hợp với nhu cầu và thị yếu người tiêu dùng cho từng vùng miền, dân tộc, sở thích nói chung là tùy thuộc vào đối tượng mà xí nghiệp hướng đến thì sẽ tạo dựng được niềm tin, và chiếm được sự lựa chọn của người tiêu dùng.

Hiện tại, XN chỉ hoạt động chủ yếu theo phương thức gia công, mẫu mã phụ

thuộc vào yêu cầu của khách hàng, nên khâu thiết kế chưa được quan tâm, và đầu tư đúng mức, thậm chí bỏ qua khâu thiết kế trong quá trình sản suất.

Như vậy, để xí nghiệp có thể mở rộng thâm nhập vào TT Mỹ thì ngoài việc

đảm bảo đúng số lượng, thời gian giao hàng thì bước đầu xí nghiệp cần phải thành lập phòng thiết kế riêng với nguồn lực có khả năng về thẩm mỹ trong việc thiết kế

trường. Như vậy, xí nghiệp có thể giải quyết được những đơn hàng một cách dễ

dàng hơn, và có thể tăng tính cạnh tranh trên thị trường Mỹ.

Cần tìm hiểu về sở thích, khí hậu từng bang và từng giai đoạn thời gian trên thị trường này, phù hợp với mục đích người sử dụng. Hơn nữa thiết kế cần tạo nét riêng, độc đáo trong sản phầm mang đặc trưng của xí nghiệp, nhưng đồng thời phải biết tiết kiệm trong khâu thiết kế, giảm chi phí nguyên vật liệu tránh lãng phí trong quá trình cắt may.

Và để hỗ trợ cho khâu thiết kế có hiệu quả hơn thì XN cũng cần trang bị máy móc, đầu tư vào công nghệ thiết kế thời trang như máy tính chuyên dùng nhằm trợ

giúp thiết kế và sản xuất CAD- CAM (Computer Added Design- Computer Added Manufacturing). Công nghệ này sẽ giúp cho việc vẽ phát thảo trên máy, hình thành những mẫu cắt với độ chính xác cao, tạo bản vẻ kỹ thuật, mô tả chất liệu vải sử

dụng.

3.2.2.2 Đầu tư vào nhãn mác, bao bì cho sản phẩm.

Nhãn mác, bao bì là thành phần ngày càng trở nên cấp thiết và được chú trọng nhiều trong xuất nhập khẩu. Bởi lẽ trong hoạt động ngoại thương thì phạm vi hoạt động rộng lớn hơn, khí hậu, văn hóa, luật pháp cũng hoàn toàn khác biệt nhau. Chính vì mở rộng phạm vi hoạt động đã tạo nên nhãn mác bao bì trong ngoại thương luôn được đánh giá cao và coi trọng hơn.

Để giải quyết vấn đề này XN cần đầu tư hơn vào công nghệ cũng như hình thức nhãn mác bao bì cho những sản phẩm may mặc để tạo nét riêng gây chú ý và thu hút sự quan tâm của người tiêu dùng mà một điều quan trọng nữa là trên bao bì nhãn mác đó phải cung cấp những thông tin cần thiết, đầy đủ về tính chất, trọng lượng, xuất xứ, chất liệu, mã vạch, đảm bảo cho hàng hóa được an toàn trong quá trình vận chuyển.

Vậy khi quyết định mở rộng và tiếp cận thị trường Mỹ, xí nghiệp cần đầu tư

thỏa đáng trong khâu thiết kế bao bì nhãn mác. Phải làm cho phù hợp với các tiêu chuẩn quốc tế, những đòi hỏi yêu cầu nghiêm ngặt bên phía hải quan Mỹ như những

thông tin phải được ghi bằng tiếng anh, phải có mã vạch và những thông tin cần thiết về ngày sản xuất, chi tiết trong quá trình SX như số hiệu đơn hàng….

Ngoài ra, bao bì nhãn mác sẽ tạo sự chú ý, cái nhìn đầu tiên cho người sử dụng có thể thiết phục người tiêu dùng có nên lựa chọn sản phẩm này hay không? Có như

vậy xí nghiệp mới tạo được hình ảnh cho sản phẩm và XN của mình. Đây cũng chính là trợ thủ nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của sản phẩm xí nghiệp với các sản phẩm may mặc của đối thủ khi cùng XK vào thị trường Mỹ.

3.2.2.3 Sản phẩm và định giá cho sản phẩm.

› Sản Phẩm

Sản phẩm trên TT nội địa thì việc tìm kiếm những thông tin cần thiết để phù hợp cho sản phẩm có lẽ sẽ đơn giản hơn nhiều so với sản phẩm mang tính quốc tế. Bởi lẽ, sản phẩm mang tính quốc tếđòi hỏi sự am hiểu rộng rãi về văn hóa, khí hậu, thị yếu con người, hơn nữa thị trường Mỹ với số dân nhập cư khá đông làm đa dạng các nền văn hóa, sở thích, phong tục, thời tiết khí hậu của từng bang cũng khác nhau. Và tất cả những điều đó là nhằm mục đích thỏa mãn nhu cầu người tiêu dùng Mỹ cả về vật chất lẫn tâm lý khi sử dụng sản phẩm. Vì thế, khi xí nghiệp xuất hàng sang thị trường này thì cần tìm hiểu thật kỹ tránh những ảnh hưởng tiêu cực, phản cảm cho người sử dụng.

Về kích thước: Thị trường Mỹ khá phức tạp vì ngoài người dân gốc Mỹ và dân Châu Phi có thân hình to cao, vạm vỡ thì dân nhập cư như người Châu Á từ Việt Nam, Trung Quốc, Hàn Quốc vv.. thì có hình dáng nhỏ con hơn. Như vậy, tuy thuộc vào đối tượng khách hàng mà xí nghiệp lựa chọn hướng đến mà sẽ có kích thước size phù hợp cho từng đối tượng khách hàng cho phù hợp với vóc dáng của họ.

Về chất liệu: Nhìn chung người tiêu dùng Mỹ khá khó tính trong việc lựa chọn chất liệu vải để mặc, nhất là những chất liệu mới không tạo được sự thoải mái cho người dùng.

Theo những cuộc khảo sát cho thấy rằng người Mỹ ưa chuộng với những sản phẩm làm từ chất liệu vải bông từ thiên nhiên, hàng vải cotton, hàng dệt kim, hoặc chất liệu có hàm lượng cotton trong đó cao hơn những chất liệu khác. Cũng cần chú

ý về tính độc đáo của sản phẩm như sản phẩm thêu, ren ,đan…Nhưng sản phẩm bằng chất liệu gì cũng phải tạo thoáng mát, mềm mại, phù hợp với sự năng động của người Mỹ. Những sản phẩm như áo Jacket, Vest, Quần Tây sẽ là thế mạnh của xí nghiệp. Cần thu hút những đơn hàng này.

Về màu sắc: Màu sắc sản phẩm phụ thuộc vào thị yếu của người tiêu dùng, vào khí hậu, nhiệt độ, mục đích cho từng dịp sử dụng, độ tuổi và nó còn bị ảnh hưởng bởi cả xu hướng thời trang.

Nhưng nhìn chung người Mỹ có làn da trắng với màu sắc nhẹ nhàng, tao nhã, không tạo sự kích ứng cho người nhìn là sự lựa chọn hàng đầu của người tiêu dùng cả trong sinh hoạt hằng ngày và trong công sở làm việc. Có thể là áo thun và áo sơ

mi khi làm việc với gam màu xanh biển, tím nhạt, trắng, xám…Thế nhưng, vào những dịp đặc biệt tiệc tùng, họp mặt thì những màu sặc sỡ lại là lựa chọn yêu thích của họ.

Và với những người có làn da sậm màu thì những trang phục màu sắc càng sáng, những gam màu nóng thì sẽ phù hợp với thị yếu của họ trong sinh hoạt lẫn công sở.

Và với người dân Châu Á sống ở đó có sở thích với những gam màu nhẹ

nhàng, tao nhã: trắng, xám, xanh nhạt…nhưng phải sang trọng, đặc sắc, đậm màu trong những dịp đặc biệt.

Như vậy, từ việc tìm hiểu thị yếu, sở thích đến mục đích, những dịp đặc biệt của từng người dân mà xí nghiệp có thể sản xuất những sản phẩm thỏa mãn nhu cầu đa dạng, thu hút cái nhìn đầu tiên của người tiêu dùng.

› Định giá:

Định giá nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của sản phẩm là kinh nghiệm thành công của nhiều công ty trên thế giới, đặc biệt là các DN may mặc của Trung Quốc, Ấn Độ, Mêxicô vì ngoài những sản phẩm hàng hiệu đắt tiền, thì những sản phẩm giá rẻ phù hợp với người lao động có thu nhập thấp hơn như dân nhập cư cũng là chiến lược kinh doanh hiệu quả.

Xí nghiệp bước đầu tiếp cận với thị trường đa dạng này, chưa có thương hiệu tên tuổi có lẽ cũng nên học tập theo cách sản xuất và định giá rẻ cho những đối tượng là dân nhập cư với thu nhập thấp hơn, thỏa mãn thị trường bình dân của Mỹ. Nhưng so với những sản phẫm cũng nhập khẩu vào Mỹ từ Trung Quốc, Ấn độ, thì giá sản xuất của chúng ta cũng còn cao hơn những sản phẩm từ các quốc gia này. Do vậy, xí nghiệp cần có những biện pháp để khắc phục nhược điểm này như:

+ Nâng cao năng suất lao động giảm chi phí nhân công, nguyên vật liệu nhập khẩu trên đơn vị sản phẩm làm ra.

+ Tiến hành sản xuất theo tiêu chuẩn ISO 9000 nhằm giảm tỉ lệ cắt hư hỏng

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm mở rộng hoạt động xuất khẩu hàng may mặc của xí nghiệp may đồng thịnh–công ty CPTH gỗ tân mai sang thị trường mỹ giai đoạn 2011 2017 (Trang 70)