Sự cần thiết xuất khẩu hàng may mặcViệt Nam vào Mỹ:

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm mở rộng hoạt động xuất khẩu hàng may mặc của xí nghiệp may đồng thịnh–công ty CPTH gỗ tân mai sang thị trường mỹ giai đoạn 2011 2017 (Trang 26)

4. Những tài liệu được sử dụng trong nghiên cứ u:

1.4 Sự cần thiết xuất khẩu hàng may mặcViệt Nam vào Mỹ:

Nhìn chung trong 20 năm qua, xuất khẩu ngành dệt may Việt Nam tăng 78 lần khi kim ngạch XK năm 1991 chỉ là 116 triệu USD, nhưng đến năm 2009 thì giá trịđạt 9,1 tỷ USD. Đây là ngành có sự tăng trưởng cao, xuất sắc vượt lên dầu thô và hiện là ngành có kim ngạch xuất khẩu lớn nhất trong cơ cấu các ngành hàng xuất khẩu của Việt Nam. Trong tương lai, đây được xem là ngành công nghiệp chủ đạo của đất nước. Hơn nữa ngành đã tạo việc làm giải quyết trên 3 triệu lao động, góp phần tăng trưởng kinh tếđất nước, cân bằng cán cân xuất nhập khẩu.

Mặt khác, khi Việt Nam trở thành thành viên của ASEAN, APEC, WTO… các hiệp định thương mại đa phương và song phương giữa Việt nam với các nước khác cũng đã tạo điều kiện cho hàng may mặc Việt nam có mặt tại một số thị trường quan trọng. Hiện hàng may mặc của Việt Nam có mặt ở hầu hết các thị trường nhập khẩu quan trọng trên thế giới như: EU, Châu Á và đặc biệt là TT Mỹ.

[Nguồn 15]

Bảng 1.1 Kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam qua các năm

ĐVT: Triệu USD

Năm Giá trị Năm Giá trị Năm Giá trị Năm Giá trị 1997 1.503 2001 1.975 2005 4.806 2009 9.07

1998 1.45 2002 2.752 2006 5.91 2010 11.21

1999 1.746 2003 3.689 2007 7.35

2000 1.892 2004 4.386 2008 9.01

1.4.2 Thị trường Hoa Kỳ:

1.4.2.1 Đặc điểm về thị trường Mỹ với hàng may mặc VN. a) Đặc điểm văn hóa con người.

Theo thống kê của Wikipedia thì Hoa kỳ với diện tích khoảng 9,83 triệu km2, có khoảng 310 triệu dân thành phần xã hội Hoa Kỳ rất đa dạng với nhiều cộng

đồng người có nguồn gốc từ Châu Âu, Châu Phi, Mỹ Latinh, Châu Á… Chính vì vậy đã tạo nên sựđa dạng phong phú về phong tục tập quán cách sống, quan điểm, tôn giáo, ngôn ngữ…

Thu nhập hơn 47.000USD/người/năm. GDP năm 2010 khoảng 14.200 tỷ USD. Có 1 học giả đã nói rằng: “Cái gắn bó người Mỹ với nhau là quyền lợi chứ

không phải là tư tưởng” và có thể xem chủ nghĩa thực dụng là nét nổi bật trong lối sống và văn hóa của người Mỹ, thể hiện cách sống sòng phẳng, rõ ràng với bất kì ai. Chủ nghĩa cá nhân luôn được đề cao trong sinh hoạt lẫn trong công việc.

Về tôn giáo: ở Mỹ có tới trên 200 tôn giáo khác nhau, song có 3 tôn giáo chính là: Kito giáo, Thiên Chúa giáo, và Do Thái giáo. Ngoài ra còn có Đạo Phật,

Đạo Hồi, hay không theo tôn giáo nào…Tuy nhiên, chủ nghĩa cá nhân vẫn được đề

cao và coi trọng hơn tín ngưỡng, vì vậy đôi khi họ tán thành theo những tôn giáo trái ngược với đức tin mà họđang theo.

Chính điều này là thuận lợi và cơ hội cho các doanh nghiệp muốn thâm nhập vào thị trường Mỹ, bởi yếu tố về tín ngường không phải là điều trở ngại và gây khó khăn như các thị trường khác, hơn nữa chủ nghĩa cá nhân luôn được đề cao, tạo sự

dễ dàng khi tiếp cân với người tiêu dùng.

[Nguồn: 17]

b) Đặc điểm về kinh tế Mỹ.

Kinh tế Mỹ hoạt động theo cơ chế TT cạnh tranh tự do với lịch sử phát triển lâu dài. Đây là nền kinh tế lớn nhất thế giới trong đó có ngành nông nghiệp hiện đại, ngành công nghiệp hùng mạnh hàng đầu thế giới, và cũng là nơi nắm giữ nhiều trung tâm thương mại và tài chánh quan trọng của thế giới.

Nhưng nhìn chung, thì những năm gần đây thì nền kinh tế Mỹ bị khủng hoảng nặng nề bởi cuộc khủng hoảng tài chính vào cuối năm 2007 và kéo theo đó là sự sụp đổ của các tập đoàn tài chính lớn ở Mỹ, và tiếp theo đó là ở châu Âu và lan tỏa khắp thế giới. Vì Mỹ là trung tâm kinh tế tài chính đứng đầu thế giới, là quốc gia nhập khẩu hàng hóa lớn nhất từ các quốc gia khác. Nhưng đến nay theo dự báo của các chuyên gia kinh tế thì trong năm 2011 nền kinh tế Hoa Kỳ sẽ khởi sắc hơn và sẽ

phục hồi trở lại.

c) Hệ thống pháp luật của Mỹ.

Mỹ là TT có nhu cầu tiêu thụ hàng may mặc lớn nhất thế giới trong những năm gần đây, nhưng đây cũng chính là môi trường chứa nhiều cạnh tranh và rủi ro cho các nhà doanh nghiệp khi tham gia vào thị trường này vì hệ thống pháp luật, các quy định và chính sách khi nhập khẩu, được quy định chặt chẽ, chi tiết và rất phức tạp. Vì ngoài luật liên bang thì việc thâm nhập vào thị trường này còn chịu chi phối bởi luật của từng bang. Đây được coi như là vũ khí thương mại của Mỹ.

Nhìn chung có 4 luật cơ bản mà các doanh nghiệp khi NK hàng vào thị

trường Mỹ cần chú ý:

Luật thuế suất năm 1930: Nhằm điều tiết hàng hóa khi nhập khẩu vào Mỹ, chống lại hàng hóa giả nhập khẩu vào Mỹ. Theo luật này quy định mức thuế nhập khẩu rất cao. Hiện nay, mức thuế suất này đã được sửa đổi và hạ xuống nhiều lần.

Luật buôn bán năm 1974: Luật này nhằm định hướng cho việc buôn bán. Trong luật này có các điều khoản để đền bù thiệt hại khi hàng hóa của các ngành công nghiệp Mỹ bị cạnh tranh với các hàng hóa được nhập khẩu. Vì thế sẽ có nhiều bất lợi đối với các hàng hòa nhập khẩu khi Chính phủ Mỹđứng sau và bảo hộ hàng hóa trong nước.

Hiệp định buôn bán 1979: Hiệp định này quy định về sự bảo trợ của Chính phủđối với chướng ngại kỹ thuật trong buôn bán, các thay đổi về thuế chống hàng ế

thừa, thuế bù trừ- thường áp dụng cho các hàng hóa bị nghi là có trợ giá và bán phá giá…

Luật tổng hợp về buôn bán và cạnh tranh năm 1988: Thiết lập các thủ tục đặc biệt mà Mỹ áp dụng với các quốc gia không mở cửa đối với hàng hóa Mỹ, và vi phạm quyền sở hữu trí tuệ với các loại hàng hóa của Mỹ.

Ngoài ra, các hàng hóa khi định giá để xuất khẩu vào thị trường Mỹ thì các doanh nghiệp cần phải tính toán cân nhắc kĩ càng chú ý đến 2 luật sau:

Luật thuế chống bán phá giá (Anti- dumping Duties – Ads).

Thuế chống bán phá giá nhằm mục đích ngăn ngừa các hàng hóa được bán phá giá. Với luật này, sẽ áp dụng một mức thuếđể đánh vào các loại hàng hóa nhập khẩu bán cho người tiêu dùng Mỹ với mục đích làm cho hàng hóa nhập khẩu không thể bán thấp hơn so với giá trị thực trên thị trường- là giá thường được bán trên thị trường của người sản xuất.

Luật thuế chống trợ giá (Counter Vailing Duties – CVDs)

Luật này được sử dụng nhằm ngăn chặn việc Chính phủ của nước xuất khẩu có những hình thức trợ cấp về giá với các hàng hóa xuất khẩu vào thị trường Mỹ.

Về luật thuế, Mỹ sử dụng HTS- Danh bạ thuế quan thống nhất và GSP- Chế độưu đãi thuế quan phổ cập. Nhưng đáng chú ý là với chếđộ thuế quan phổ cập thì sẽ miễn thuế hoàn toàn hoặc ưu đãi với mức thuế thấp cho hàng hóa từ các quốc gia

đang phát triển mà được Mỹ chấp nhận. Mức thuế này còn thấp hơn so với mức thuế ưu đãi tối huệ quốc.

Về phía Hải quan, khi hàng hóa được nhập khẩu vào thị trường Mỹ sẽ được áp dụng thuế suất gắn với biểu thuế quan Mỹ gồm có 2 cột: Cột 1 là cột thuế suất tối huệ quốc, cột 2 là thuế suất pháp định dùng cho các nước không được hưởng tối huệ

quốc.

Cần chú ý thêm các quy định của Hải quan như việc dán nhãn mác phải ghi rõ tên nước xuất xứ, thời gian địa điểm sản xuất, các thông tin về sản phẩm, chếđộ hoàn thuế, các đạo luật bảo vệ môi trường và người tiêu dùng...

1.4.2.2 Ngành dệt may khi Việt Nam kí hiệp định thương mại Việt-Mỹa) Hiệp định thương mại Việt- Mỹ a) Hiệp định thương mại Việt- Mỹ

Hiệp định thương mại song phương Việt Nam – Hoa Kỳ có hiệu lực từ ngày 10/12/2001. Trong hiệp định này Hoa Kỳ có nghĩa vụ là phải áp dụng quy chế tối huệ quốc (MFN) đối với Việt Nam, quy chế vềđối xử quốc gia (NT).

+ Thuế suất thuế nhập khẩu giảm từ 30-40% cho các loại hàng hóa của Việt nam khi nhập khẩu vào thị trường Mỹ và trong đó có mặt hàng may mặc.

+ Hạn ngạch (HN) bị dở bỏ, Việt nam được hưởng quy chế tối huệ quốc. Ấy chính là điều kiện mở cho môi trường đầu tư kinh doanh dễ dàng hơn, khả năng thu hút vốn đầu tư nước ngoài đặc biệt là ở Mỹ ngày càng gia tăng.

+ Hiệp định sẽ đảm bảo cho quyền sở hữu trí tuệ được coi trọng hơn. Các doanh nghiệp Việt Nam sẽ tạo dựng được thương hiệu và uy tín cho hàng hóa mình nếu biết đầu tưđể nâng cao chất lượng, tính cạnh tranh cho sản phẩm hàng hóa xuất khẩu sang thị trường Mỹ, và vững vàng cả trên thị trường thế giới.

b) Hiệp định Dệt- May

Đầu năm 2003 giữa Việt Nam và Hoa Kỳ bắt đầu đàm phán và ký Hiệp định Dệt- may. Hiệp định này bắt đầu có hiệu lực vào đầu tháng 6/ 2003, lúc này phía Hoa Kỳ áp đặt quota nhằm hạn chế việc nhập khẩu hàng hóa Việt Nam vào Hoa Kỳ. Nhưng đến tháng 1 năm 2005 Hiệp định Dệt May của WTO bị bãi bỏ, HN dệt may xuất khẩu được tháo gỡđối với các nước đang phát triển. Nhưng Việt nam vẫn phải chịu hạn ngạch dệt may, lúc này Hoa Kỳ cam kết sẽ bỏ hạn ngạch khi Việt Nam

được gia nhập WTO.

c) Tổ chức WTO

Việt nam gia nhập tổ chức WTO vào cuối năm 2007. Đây là một “sân chơi” rộng lớn mở ra nhiều cơ hội lớn cho Việt Nam trong việc xuất khẩu hàng hóa vào các thị trường trên thế giới.

Hơn nữa khi Việt Nam gia nhập vào tổ chức này thì hạn ngạch ngành dệt may khi xuất khẩu vào thị trường Hoa Kỳ sẽ được xóa bỏ. Đây sẽ là đòn bẩy cho ngành ngoại thương XK khẩu hàng hóa phát triển. WTO sẽ mở ra nhiều cơ hội lớn

cho nền kinh tế quốc gia trong việc giao thương mở rộng TT với nền kinh tế thế

giới và sẽ là lợi thế cho các ngành sản suất cần nhiều lao động như ngành hàng may mặc và đây cũng chính là lợi thế của Việt nam.

Tóm lại, những sự kiện trên có tác động rất lớn đến khả năng tiếp cận và mở

rộng thị trường Mỹ. Hai năm kể từ khi Hiệp định thương mại này có hiệu lực, thì lượng hàng hóa XK vào Hoa Kỳ tăng mạnh 128% vào năm 2001 và sang năm 2002 là 90%. Đến năm 2004 và 2005 hàng hóa Việt nam xuất khẩu vào Hoa Kỳ có tỷ lệ

ngang bằng với các vùng khác trên thế giới.

Khi Việt Nam gia nhập vào tổ chức thương mại thế giới này. Kim ngạch xuất khẩu đã tăng trưởng một cách mạnh mẽ, lập kỷ luật đầy ấn tượng . Từ năm 1996 tổng giá trị xuất khẩu đạt chỉ 1,15 tỷ USD, xấp xỉ 2 tỷ vào năm 2001, và đến năm 2007 thì giá trị xuất khẩu đạt khoảng 7,8 tỷ USD, và một năm sau đó (2008) thì giá trị này đã tăng mạnh đạt khoảng 9,1 tỷ USD.

Như vậy, từ năm 2002 đến 2008 và 2009 thì xuất khẩu hàng dệt may đã tăng trưởng liên tục, với tốc độ nhanh đáng kể trong gia đoạn này, trung bình mức tăng trong giai đoạn này khoảng 22%/ năm. Tại năm 2007 đạt mức 3,8 tỷ USD. Tính chung 10 năm trở lại đây (2001-2009) xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam tăng 100 lần vì các rào cản về thuế dần bị dỡ bỏ, Việt Nam không còn chịu mức thuế phân biệt như trước.

Hơn nữa, với việc mở rộng tiếp cận TT mới đã thúc đẩy ngành dệt may không ngừng tăng trưởng. Trong thời điểm đó, ngành dệt may cũng đã tạo cơ hội làm việc cho 600.000 lao động Việt nam trong cả nước.

Tóm lại, Dệt may và XK hàng may mặc là ngành truyền thống, giữ vai trò quan trọng chủ đạo trong nền KT khi quá trình CNH và HĐH diễn ra toàn cầu. Và HK vẫn là TT NK chính của Việt Nam. Bên cạnh đó mối quan hệ kinh tế chính trị giữa hai quốc gia ngày càng được cải thiện và siệt chặt hơn. Do vậy, đẩy mạnh XK hàng may mặc vào HK là một hướng đi đúng nhằm thúc đẩy kinh tếđất nước phát triển tăng KNXK, giúp các DN hội nhập nhanh vào nền KT toàn cầu, ổn định xã hội.

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU HÀNG MAY MẶC CỦA XÍ NGHIỆP SANG CÁC THỊ TRƯỜNG

2.1 Tổng quan về Xí nghiệp May Đồng Thịnh- công ty CPTH gỗ Tân Mai. 2.1.1 Giới thiệu về xí nghiệp may Đồng Thịnh. 2.1.1 Giới thiệu về xí nghiệp may Đồng Thịnh.

2.1.1.1 Giới thiệu chung:

Xí nghiệp may Đồng Thịnh được đặt tại: Đường Nguyễn Văn Hoa, Phường Thống Nhất, Thành phố Biên Hòa, Tỉnh Đồng Nai

Điện Thoại: 061.3823020 – Fax: 061.3817630

Website: www.donatex.vn – Email: donatex@donatex.vn Thành viên ban giám đốc.

Giám đốc Xí nghiệp: Ông Lê Quí Hồng

Phó giám đốc 1: Bà: Lê Thị Mỹ Hà – phụ trách sản xuất

Phó giám đốc 2: Bà: Lê Thị Thanh Hải – phụ trách kinh doanh.

Xí nghiệp May Đồng Thịnh là một trong những thành viên của Công ty CPTH Gỗ Tân Mai, với diện tích là 8.596 m2 xí nghiệp hiện chuyên sản xuất gia công các mặt hàng may mặc để xuất khẩu sang các thị trường nước ngoài.

Được thành lập vào năm 1995 và trực thuộc Công ty gỗ Tân Mai. Hiện xí nghiệp có tổng số 850 cán bộ công nhân viên và 16 chuyền may quần áo, hằng năm xí nghiệp có thể cung cấp gần 300.000 sản phẩm áo và 1.248.000 sản phẩm quần.

Mặt hàng chủ yếu của xí ngiệp là: Áo Jackets, Vest, Quần Tây, Váy.. bằng vải nỉ dành cho quí ông, quí bà và trẻ em.

Xí nghiệp chuyên sản xuất các mặt hàng may mặc và xuất khẩu sang các thị

trường ngước ngoài như: EU, Autralia, Hongkong và South Africa. Ngoài ra, xí nghiệp còn có những khách hàng truyền thống như:

+ EU: Bueltel Bekleidung, BHB Fashion, New Look Retailers Ltd. + Autralia: Best Corporation

+ Hongkong: Worldwide Fashion, T&T Garment trading Co.Ltd. + South Africa: Woolworths International SA (PTY)LTD

Hình 1.1: Sản phẩm chủ lực của xí nghiệp

Nguồn: [13]

2.1.1.2 Lịch sử hình thành và phát triển xí nghiệp.

Ban đầu XN hoạt động là một công ty và có tên là công ty TNHH May Đồng Thịnh. Được thành lập vào năm 1995 bởi sự hợp tác giữa Nhà máy gỗ Tân Mai với Công ty May Đồng Tiến. với tỷ lệ 60% vốn điều lệ là do Công ty chế biến gỗ Tân Mai và 40% vốn còn lại là công ty TNHH Đồng Tiến bỏ ra.

Vào ngày 15/04/1995 công ty được ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Nai cấp giấy phép hoạt động số 005208/GPTLDN, nguồn lực lúc đó với giá trị chỉ hơn 1 tỷđồng Việt Nam và khoảng 50 công nhân. Công ty hoạt động chủ yếu là gia công xuất khẩu hàng may mặc.

Đến tháng 1năm 2008 Công ty may Đồng Thịnh đổi tên thành Xí nghiệp may Đồng Thịnh thuộc Công ty CPTH Gỗ Tân Mai, và chịu sự quản lý của Công ty Gỗ Tân Mai. Mặc dù vậy, XN vẫn hoạt động như một công ty chuyên sản xuất gia công hàng may mặc. Tuy chỉ là doanh nghiệp nhỏ, những XN vẫn tạo lập hướng đi vững chắc cho riêng mình, không ngừng vươn lên phát triển với tốc độ tăng trưởng bình quân 10-15%/ năm

Hình 1.2: Hình ảnh về xí nghiệp may Đồng thịnh

Nguồn: [13]

2.1.1.3 Chính sách chiến lược và mục tiêu của Xí nghiệp:

Với phương châm hoạt động “ Năng suất chất lượng là vấn đề sống còn của xí nghiệp, toàn thể công nhân viên xí nghiệp may Đồng Thịnh không ngừng phấn

đấu để nâng cao hiệu quả lượng và chất lượng sản phẩm nhằm thỏa mãn các yêu cầu của khách hàng “Sự phát triển bền vững của Xí nghiệp được xây dựng trên cơ

sở đem lại lợi ích đối với khách hàng và không ngừng nâng cao lợi ích của toàn bộ

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm mở rộng hoạt động xuất khẩu hàng may mặc của xí nghiệp may đồng thịnh–công ty CPTH gỗ tân mai sang thị trường mỹ giai đoạn 2011 2017 (Trang 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)