Sản phẩm và định giá cho sản phẩ m

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm mở rộng hoạt động xuất khẩu hàng may mặc của xí nghiệp may đồng thịnh–công ty CPTH gỗ tân mai sang thị trường mỹ giai đoạn 2011 2017 (Trang 75 - 78)

4. Những tài liệu được sử dụng trong nghiên cứ u:

3.2.2.3Sản phẩm và định giá cho sản phẩ m

› Sản Phẩm

Sản phẩm trên TT nội địa thì việc tìm kiếm những thông tin cần thiết để phù hợp cho sản phẩm có lẽ sẽ đơn giản hơn nhiều so với sản phẩm mang tính quốc tế. Bởi lẽ, sản phẩm mang tính quốc tếđòi hỏi sự am hiểu rộng rãi về văn hóa, khí hậu, thị yếu con người, hơn nữa thị trường Mỹ với số dân nhập cư khá đông làm đa dạng các nền văn hóa, sở thích, phong tục, thời tiết khí hậu của từng bang cũng khác nhau. Và tất cả những điều đó là nhằm mục đích thỏa mãn nhu cầu người tiêu dùng Mỹ cả về vật chất lẫn tâm lý khi sử dụng sản phẩm. Vì thế, khi xí nghiệp xuất hàng sang thị trường này thì cần tìm hiểu thật kỹ tránh những ảnh hưởng tiêu cực, phản cảm cho người sử dụng.

Về kích thước: Thị trường Mỹ khá phức tạp vì ngoài người dân gốc Mỹ và dân Châu Phi có thân hình to cao, vạm vỡ thì dân nhập cư như người Châu Á từ Việt Nam, Trung Quốc, Hàn Quốc vv.. thì có hình dáng nhỏ con hơn. Như vậy, tuy thuộc vào đối tượng khách hàng mà xí nghiệp lựa chọn hướng đến mà sẽ có kích thước size phù hợp cho từng đối tượng khách hàng cho phù hợp với vóc dáng của họ.

Về chất liệu: Nhìn chung người tiêu dùng Mỹ khá khó tính trong việc lựa chọn chất liệu vải để mặc, nhất là những chất liệu mới không tạo được sự thoải mái cho người dùng.

Theo những cuộc khảo sát cho thấy rằng người Mỹ ưa chuộng với những sản phẩm làm từ chất liệu vải bông từ thiên nhiên, hàng vải cotton, hàng dệt kim, hoặc chất liệu có hàm lượng cotton trong đó cao hơn những chất liệu khác. Cũng cần chú

ý về tính độc đáo của sản phẩm như sản phẩm thêu, ren ,đan…Nhưng sản phẩm bằng chất liệu gì cũng phải tạo thoáng mát, mềm mại, phù hợp với sự năng động của người Mỹ. Những sản phẩm như áo Jacket, Vest, Quần Tây sẽ là thế mạnh của xí nghiệp. Cần thu hút những đơn hàng này.

Về màu sắc: Màu sắc sản phẩm phụ thuộc vào thị yếu của người tiêu dùng, vào khí hậu, nhiệt độ, mục đích cho từng dịp sử dụng, độ tuổi và nó còn bị ảnh hưởng bởi cả xu hướng thời trang.

Nhưng nhìn chung người Mỹ có làn da trắng với màu sắc nhẹ nhàng, tao nhã, không tạo sự kích ứng cho người nhìn là sự lựa chọn hàng đầu của người tiêu dùng cả trong sinh hoạt hằng ngày và trong công sở làm việc. Có thể là áo thun và áo sơ

mi khi làm việc với gam màu xanh biển, tím nhạt, trắng, xám…Thế nhưng, vào những dịp đặc biệt tiệc tùng, họp mặt thì những màu sặc sỡ lại là lựa chọn yêu thích của họ.

Và với những người có làn da sậm màu thì những trang phục màu sắc càng sáng, những gam màu nóng thì sẽ phù hợp với thị yếu của họ trong sinh hoạt lẫn công sở.

Và với người dân Châu Á sống ở đó có sở thích với những gam màu nhẹ

nhàng, tao nhã: trắng, xám, xanh nhạt…nhưng phải sang trọng, đặc sắc, đậm màu trong những dịp đặc biệt.

Như vậy, từ việc tìm hiểu thị yếu, sở thích đến mục đích, những dịp đặc biệt của từng người dân mà xí nghiệp có thể sản xuất những sản phẩm thỏa mãn nhu cầu đa dạng, thu hút cái nhìn đầu tiên của người tiêu dùng.

› Định giá:

Định giá nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của sản phẩm là kinh nghiệm thành công của nhiều công ty trên thế giới, đặc biệt là các DN may mặc của Trung Quốc, Ấn Độ, Mêxicô vì ngoài những sản phẩm hàng hiệu đắt tiền, thì những sản phẩm giá rẻ phù hợp với người lao động có thu nhập thấp hơn như dân nhập cư cũng là chiến lược kinh doanh hiệu quả.

Xí nghiệp bước đầu tiếp cận với thị trường đa dạng này, chưa có thương hiệu tên tuổi có lẽ cũng nên học tập theo cách sản xuất và định giá rẻ cho những đối tượng là dân nhập cư với thu nhập thấp hơn, thỏa mãn thị trường bình dân của Mỹ. Nhưng so với những sản phẫm cũng nhập khẩu vào Mỹ từ Trung Quốc, Ấn độ, thì giá sản xuất của chúng ta cũng còn cao hơn những sản phẩm từ các quốc gia này. Do vậy, xí nghiệp cần có những biện pháp để khắc phục nhược điểm này như:

+ Nâng cao năng suất lao động giảm chi phí nhân công, nguyên vật liệu nhập khẩu trên đơn vị sản phẩm làm ra.

+ Tiến hành sản xuất theo tiêu chuẩn ISO 9000 nhằm giảm tỉ lệ cắt hư hỏng sản phẩm, tái chế, nâng cao năng suất.

+ Phối hợp với các nhà cung cấp nguyên vật liệu trong nước, DN trong khu chế xuất để tìm kiếm nguồn nguyên vật liệu đạt chất lượng và giá thành thấp hơn khi nhập khẩu.

Mặt khác, nếu xí nghiệp có thể liên kết hợp tác được với các doanh nghiệp có thương hiệu và uy tín trên thị trường thì có thểđịnh giá cao hơn, nhưng vẫn có thể

cạnh tranh với các sản phẩm của chính hãng đó sãn xuất.

Nhưng một thực tế hiện nay là các DN Việt nam sản xuất hàng may mặc

đang có nguy cơ là bị kiện bán phá giá trên thị trường Mỹ. Và cũng từ kinh nghiệm của Trung Quốc, xí nghiệp nên cẩn thận trong việc định giá sản phẩm đảm bảo tính cạnh tranh trên thị trường Mỹ với các sản phẩm khác nhưng phải tránh bị cho là bán phá giá và phải chịu thuế bán phá giá cho mặt hàng đó.

Tóm lại, việc tạo ra sản phẩm phù hợp với nhu cầu thị yếu người tiêu dùng, và khách hàng tại Mỹ là việc cũng không dễ dàng, thế nhưng đểđịnh giá phù hợp có lợi cho nhà sản xuất, đảm bảo tính cạnh tranh với các sản phẩm khác từ khắp nơi trên thị trường khó tính này là việc cũng không đơn giản gì. Do vậy xí nghiệp cần phải tìm hiểu thật kỹ trong việc sản xuất và định giá bán hợp lý cho sản phẩm mình khi mở rộng và xuất hàng sang TT này, nhằm mang lại lợi nhuận cho xí nghiệp, nhưng cũng tránh bị xem là bán phá giá với các sản phẩm của các nhà sản xuất trong nước. Bảng đơn giá về một số chủng loại hàng may mặc trong tháng 2/ 2011( Phụ lục 5)

Ngoài ra: Để kiểm tra kết quả đạt được thì Xí nghiệp có thể sử dụng đồ sau nhân quả hay Biểu đồ Pareto nhằm phát hiện nguyên nhân các sản phẩm lỗi, có biện pháp khắc phục kịp thời.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm mở rộng hoạt động xuất khẩu hàng may mặc của xí nghiệp may đồng thịnh–công ty CPTH gỗ tân mai sang thị trường mỹ giai đoạn 2011 2017 (Trang 75 - 78)