Vị trí chức năng các phòng ban

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm mở rộng hoạt động xuất khẩu hàng may mặc của xí nghiệp may đồng thịnh–công ty CPTH gỗ tân mai sang thị trường mỹ giai đoạn 2011 2017 (Trang 37 - 42)

4. Những tài liệu được sử dụng trong nghiên cứ u:

2.1.2 Vị trí chức năng các phòng ban

2.1.2.1 Phòng tổ chức hành chính.

- Nhiệm vụ phòng hành chính: lưu trữ cất giữ hồ sơ, giấy tờ, công văn của xí nghiệp. Có chức năng tổ chức, quản lí công nhân viên trong xí nghiệp tuyển dụng và đào tạo lao động khi XN cần.

- Giám sát, theo dõi và đề cử cán bộ, tổ chức khen thưởng hay phê bình kỉ

luật khi nhân viên vi phạm quy chế của xí nghiệp.

- Xử lí công việc mang tính chất hành chánh như: phục vụ nhu cầu nhà ở, phương tiện, tiếp khách, nhận và gửi công văn. Cung cấp văn phòng phẩm cho các phòng ban trong xí nghiệp.

2.1.2.2 Phòng kỹ thuật chuẩn bị sản xuất.

- Tham mưu cho GĐ, phối hợp với các phòng ban khác tham gia vào hoạt

động sản xuất và tiêu thụ sản phẩm của xí nghiệp.

- Tiếp nhận các mẩu mã sản phẩm mới được giao. Tiến hành phân tích kỹ

thuật cách thức để thực hiện cắt may các sản phẩm, kiểm tra nguyên vật liệu cần dùng để sản xuất. Phối hợp với phòng xuất nhập khẩu để lấy nguyên phụ liệu, và chỉ đạo xuống phân xưởng để thực hiện công đoạn gia công.

- Nghiên cứu cách gia công sản phẩm vừa nhanh, vừa tiết kiệm nguyên vật liệu nhưng phải đảm bảo chất lượng cho sản phẩm nhằm tối ưu hóa lợi nhuận.

2.1.2.3 Phòng kế toán.

- Phối hợp với các bộ phận chức năng trong XN thực hiện các nhiệm vụ, chỉ

tiêu của Giám đốc. Phòng kế toán có trách nhiệm giải quyết các vấn đề liên quan

đến việc thu chi tài chính, quá trình luân chuyển vốn của xí nghiệp.

- Kiểm tra và hoạch toán tất cả các chi phí, nghiệp vụ mua bán XNK, cân đối nguồn vốn đang nắm giữ, các loại quỹ của xí nghiệp. Quản lí và theo dõi sự thay đổi của tài sản, nguồn vốn hoạt động của xí nghiệp, cũng như các chí phí khác. Xây dựng bảng kế hoạch tài chính cho XN có thể theo năm hay quí.

- Kiểm tra sổ sách và lập các hóa đơn chứng từ, phiếu xuất nhập hàng hóa hàng ngày của xí nghiệp theo đúng quy định. Lập và thông báo bảng báo cáo tài chính theo đúng định kì (quí hoặc năm), tính toán và phân phối lợi nhuận kinh doanh cho các cổđông.

Đóng góp vào ngân sách Nhà nước, kiểm tra và thanh toán các công nợ khác.

2.1.2.4 Phòng kế hoạch xuất nhập khẩu.

- Tham mưu cho GĐ trong lĩnh vực xuất nhập khẩu. Xây dựng và thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh xuất nhập khẩu (ngắn, trung hoặc dài hạn) và có chiến lược phát triển cho cả xí nghiệp cũng như từng đơn vị.

- Thực hiện nhiệm vụ khai báo hải quan cho các nguyên vật liệu nhập khẩu và hoàn thành bộ chứng từ và các thủ tục cần thiết cho hàng hóa XK như: P/L, C/O, P/O…Theo dõi quá trình nhập và xuất hàng hóa của xí nghiệp, làm việc thường xuyên với các đại lí, hãng dịch vụ vận tải giao nhận. Thông báo chuẩn bị kho bãi để

nhập hàng, kí kết các biên bản liên quan đến giao nhận.

- Cung cấp điều phối nguyên vật liệu cần thiết cho phân xưởng sản xuất, tỉ lệ

cắt may cho phù hợp với đơn hàng của khách hàng.

- Tìm kiếm phát triển TT và khách hàng mới: Đàm phán thỏa thuận và kí kết hợp đồng mới cho xí nghiệp đưa ra dự đoán về nước xuất khẩu cũng như số lượng xuất, thu thập những thông tin để có sự thích ứng với xu hướng thay đổi của thị

trường ngày nay.

2.1.2.5 Phân xưởng sản xuất 1 và 2:

- Phối hợp với các phòng ban tiếp nhận và hoàn thành hợp đồng gia công sản xuất. Có trách nhiệm sản xuất hàng hóa theo đúng hợp đồng. Thực hiện kế hoạch sản xuất đúng thời gian tiến độ giao hàng. Đồng thời phải đảm bảo đúng tiêu chuẩn và chất lượng cho sản phẩm.

- Sử dụng có hiệu quả nguồn nguyên liệu đầu vào, giảm tỉ lệ sai soát và hư

hỏng sản phẩm dưới 1%, hàng tái chế sau ủi thành phẩm xuống dưới 5%. Đảm bảo không có hàng kém chất lượng đến tay người tiêu dùng. Trong quá trình sản xuất tránh gây tổn thất và lãng phí nguồn nguyên liệu.

2.1.2.6 Các phòng kho khác tại xí nghiệp:

1 kho nguyên liệu; 1 phụ liệu kho; 1 phân xưởng cắt; 2 kho thành phẩm; 1 phòng y tế; 1 phòng cơđiện; 1 phòng bảo vệ; 1 phòng ăn tập thể dành cho tất cả cán bộ công nhân viên trong xí nghiệp ăn trưa. [ nguồn: 11]

2.1.3 Quy mô của xí nghiệp. 2.1.3.1 Cơ cấu nguồn lao động. Bảng 2.1 Cơ cấu lao động của xí nghiệp: Chỉ tiêu Số lao động Tỷ lệ Tổng số lao động 860 100% Lao động Nam 292 33,95% Lao động nữ 568 66,06% Nguồn: [7] Bảng 2.2 Trình độ lao động của xí nghiệp. Nguồn: [7] Chỉ Tiêu Tổng số lao động Trình độ đại học Trình độ cao đẳng Trình độ trung cấp Trình độ phổ thông Khác Số LĐ 860 26 13 33 568 220 Tỷ lệ 100% 3,02% 1,51% 3,84% 66,05% 25,58%

Đánh giá chung:

Với đặc thù của ngành sản xuất hàng may mặc cần sự khéo léo, tỉ mỹ nên cơ

cấu lao động trong xí nghiệp chủ yếu là lao động nữ, chiếm gần 70% trong tổng tỉ lệ

lao động cả xí nghiệp. Số lao động nam còn lại làm ở khâu hoàn thành nhưủi, đóng gói…

Nhìn chung cán bộ công nhân viên trong các phòng ban đều đã tốt nghiệp đại học- cao đẳng hay trung cấp chuyên nghiệp. Riêng đội ngũ công nhân ở các phân xưởng hiện nay hầu hết đã tốt nghiệp phổ thông cơ sở. Họ có tay nghề trong việc sản xuất hàng may mặc, tinh thần ham học hỏi và siêng năng của người thợ lao

động thủ công.

Số lao động trong những năm gần đây luôn được ổn định. Họ được đào tạo nâng cao tay nghề, kĩ năng làm việc để đạt được yêu cầu về mẫu mã và chất lượng cho sản phẩm phù hợp với khách hàng.

2.1.3.2 Quy trình công nghệ.

Với quy mô 16 dây chuyền may đều nhập khầu từĐức, trong đó có 8 chuyền may quần và 8 chuyền may áo. Hàng năm xí nghiệp có thể sản xuất 300.000 áo các loại và hơn 1.248.000 sản phẩm quần để xuất khẩu sang nước ngoài.

Hiện nay các máy cũ lỗi thời, không đạt năng suất dần được thay thế bằng những máy móc hiện đại hơn, năng suất cao hơn.

Sơđồ: 2.2 Quy trình công nghệ sản xuất của xí nghiệp Nguồn:[10] TÀI LIỆU KỸ THUẬT RA ĐẬP SƠĐỒ KHO NGUYÊN VẬT LIỆU ÉP KEO CHẤM DẤU RA HÀNG MAY LỚP LÓT MAY LỚP CHÍNH CẮT MAY HOÀN CHÌNH CHỈNH

KHUY NÚT ỦI HƠI VỆ SINH CÔNG

NGIỆP NHẬP KHO

™ Giải thích sơđồ:

- Bước đầu là dựa vào mẫu sản phẩm do khách hàng đặt và theo tài liệu kỹ

thuật sẵn có, các nhân viên phòng kỹ thuật chuẩn bị ra mẫu rập cho từng chi tiết tạo nên sản phẩm theo tỷ lệ kích cỡ và định mức theo yêu cầu, tiếp theo sẽ chuyển đến bộ phận sơ đồ theo định mức và tỷ lệ hao hụt nguyên liệu vải chính, vải lót đã thỏa thuận trước với khách hàng.

- Sau khi nhận được sơ đồ thì xưởng cắt sẽ bắt đầu tổ chức đến kho nguyên liệu để nhận vải chính, vải lót về cắt tạo ra bán thành phẩm, tiếp tục đem đi ép keo, chấm dấu để ra hàng và sẽ mang giao cho các phân xưởng may.

- Khi các phân xưởng may nhận được bán thành phẩm từ các tổ cắt, thì sẽ

phân công cho các công nhân may theo từng gia đoạn. Đồng thời, phân xưởng cũng sẽ nhận cả nguyên phụ liệu như: nút, keo, dây kéo, chỉ, các loại nhãn mác đính kèm. Kế đó, tất cả sản phẩm được hoàn tất thông qua các khâu đính nút, ủi hơi, vệ sinh công nghiệp cho sản phẩm.

- Cuối cùng, bộ phận KCS sẽ tiến hành kiểm tra chất lượng cho sản phẩm và

đóng gói, loại bỏ những sản phẩm không đạt yêu cầu.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm mở rộng hoạt động xuất khẩu hàng may mặc của xí nghiệp may đồng thịnh–công ty CPTH gỗ tân mai sang thị trường mỹ giai đoạn 2011 2017 (Trang 37 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)