Giải pháp 3: Xây dựng tốt mối quan hệ cấp trên và cấp dưới.

Một phần của tài liệu Giải pháp hoàn thiện công tác quản trị nguồn nhân lực tại tổng công ty cao su đồng nai đến năm 2015 (Trang 80 - 83)

Mối quan hệ cấp trên và cấp dưới là một trong những yếu tố tác động ảnh hưởng tinh thần làm việc của nhân viên. Vì vậy để tăng mức độ thỏa mãn cán bộ công nhân viên đối với công ty thì vấn đề mối quan hệ cấp trên, cấp dưới cũng cần được quan tâm và làm tốt.

Cấp trên thực hiện tốt vai trò nhiệm vụ, là người đương đầu với những thử thách trong công việc như: Ra quyết định, kiên trì và chú trọng giải quyết những công viêc

bị trở ngại của cấp dưới, có tính quyết đoán, biết cách kiểm phân công sắp xếp giao việc cho cấp dưới .

Ủy quyền tạo cơ hội phát triển cho nhân viên, quan tâm tới nhân viên, đặc biệt đối xử công bằng với nhân viên, thực hiện động viên, kích thích nhân viên kịp thời, thường xuyên quan tâm và giải quyết các xung đột trong nhân viên. Từ đó thiết lâp và duy trì các mối quan hê trong Tổng công ty.

Ngoài ra người lảnh đạo cấp trên phải biết thông cảm và nhạy cảm công việc

của cấp dưới, thẳng thắng khách quan, cân bằng trong cuộc sống và công việc, có nhận thức đúng về bản thân làm cho mọi người thấy thỏa mái, dễ chịu trong thực hiện nhiệm vụ Qua phân tích việc so sánh kết quả đánh giá giúp cho các bộ phận trong Tổng công hiểu rõ hơn tích cực tham gia tăng năng suất trong lao động, duy trì được NNL. Đây là vấn đề cốt lõi của môi quan hệ giữa cấp trên và cấp dưới.

3.3. KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG QUẢN TRỊ NGUỒN NHÂN LỰC TẠI TỔNG CÔNG TY. NHÂN LỰC TẠI TỔNG CÔNG TY.

3.3.1. Kiến nghị Nhà nước.

Nhà nước sớm ổn định khung pháp lý, ban hành nhiều cơ chế chính sách quy định cho mối quan hệ lao động với đào tạo.

Xây dựng chiến lược tầm vĩ mô về chỉ đạo, giám sát việc xây dựng quy hoạch NNL trong từng giai đoạn cụ thể.

Qua đó sớm thúc đẩy hình thành và phát triển một thị trường lao động theo đúng nghĩa của nó ở Việt Nam. Ngoài ra, Nhà nước cần thực hiện các chính sách, các biện pháp cần thiết để kiềm chế lạm phát, để kiềm chế giá cả, nhằm giảm chi phí sinh hoạt, đảm bảo cuộc sống cho người lao động để họ có thể yên tâm làm việc.

3.3.2. Về phía hội liên hiệp cao su Việt Nam.

Ngành cao su hiện nay là mặt hàng chiến lược sản phẩm sản xuất từ cao su chưa có loại nguyên liệu nào thay thế và lực lựơng lao động chiếm tỷ lệ cao. Giúp cho Tổng công ty là thành viên của hội phát triển, tác giả xin có một số kiến nghị như sau:

- Hội kiến nghị nhà nước cùng các bộ nghành liên quan hạn chế việc thu hồi đất để phục vụ các công trình Quốc gia, nhằm duy trì NNL, mở rộng quy mô đầu tư và kinh doanh.

- Xây dựng cơ sở hạ tầng như đường giao thông, chợ, trường mẫu giáo, khu vui chơi giải trí cho con em người lao động, hỗ trợ cho người lao động sinh hoạt tốt hơn giúp họ có cuộc sống ổn định với môi trường thuận lợi.

3.3.3. Về phía Tổng Công Ty.

Tổng công ty cao su Đồng Nai có quy mô sản xuất lớn và chiến lược phát triển từ nay đến năm 2015 trở thành đơn vị hàng đầu trong ngành cao su Việt Nam. Muốn duy trì được NNL Tổng công ty cần quan tâm nhiều hơn nữa trong công tác đào tạo, phải

có nhiều chính sách hổ trợ cho công tác đào tạo. Sử dụng lao động sau đào tạo đúng và có hiệu quả.

Có chính sách tuyển dụng hợp lý, chính xác và công bằng cho người lao động thỏa mái hơn và có điều kiện phát huy nhân tố tích cực.

Có chính sách khuyến khích và quan tâm đến đời sống người lao động nhiều hơn, nhằm động viên khích lệ đáp ứng nhu cầu cũng như thu hút và duy trì NNL Tổng công ty tốt hơn.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3

Từ cơ sở lý luận về quản trị nguồn nhân lực ở Chương 1 và thực trạng quản trị nguồn nhân lực tại Tổng công ty cao su Đồng Nai từ năm 2007 đến năm 2011 ở Chương 2, tác giả đã đề ra các giải pháp để khắc phục những nhược điểm nhằm hoàn thiện quản trị nguồn nhân lực tại Tổng công ty cao su Đồng Nai đến năm 2015. Các giải pháp hoàn thiện nguồn nhân lực chủ yếu tập trung hoàn thiện vào 3 nhóm chức năng chính: Thu hút, đào tạo và phát triển, duy trì nguồn nhân lực. Đồng thời tác giả cũng đưa ra các kiến nghị đối với Nhà nước, Hiệp hội và Tổng công ty nhằm hỗ trợ thực hiện cho các giải pháp hoàn thiện nguồn nhân lực mà tác giả đề ra được hiệu quả.

KẾT LUẬN

Thực hiện tốt và hoàn thiện công tác QTNL hiện nay đang là một vấn đề lớn đặt ra đối với mỗi doanh nghiệp. Bởi vì, nguồn nhân lực là một yếu tố quyết định đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp đó. Sự thành công hay thất bại của một đơn vị sản xuất kinh doanh là ở chỗ đơn vị đó có biết sử dụng các yếu tố kích thích người lao động để phát huy khả năng của con người nhằm năng cao năng suất lao động, thúc đẩy sự phát triển sản xuất kinh doanh của đơn vị, doanh nghiệp đó hay không? Do vậy, không ngừng hoàn thiện các biện pháp để nâng cao chất lượng QTNL là một đòi hỏi cấp thiết luôn đặt ra cho mọi đơn vị sản xuất kinh doanh.

Tổng công ty Cao su Đồng Nai kinh doanh đa ngành nghề, quản lý diện tích trồng cao su rộng lớn với 13 nông trường nằm ở 5 huyện và Thị xã Long Khánh có hơn 14.500 lao động và các công ty con, do đó hoàn thiện công tác QTNL đang là vấn đề được quan tâm hàng đầu của Ban lãnh đạo Tổng công ty. Qua thời gian thực tập tại Tổng công ty nắm bắt được tình hình thực tế này, tôi đã mạnh dạn đề xuất một số ý kiến nhằm hoàn thiện công tác QTNL ở Tổng công ty với đề tài: “Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác Quản trị nguồn nhân lực tại Tổng công ty Cao su Đồng Nai đến năm 2015”.

Trong chương 1: Luận văn đã đưa ra một số cơ sở lý thuyết cơ bản nhất về vấn đề Quản trị nguồn nhân lực nói chung ở tất cả các công ty.

Chương 2: Thông qua số liệu thống kê thu thập được tại Tổng công ty Cao su Đồng Nai, thực hiện phân tích đánh giá về thực trạng của công tác Quản trị nguồn nhân lực tại Tổng Công ty hiện nay, từ đó tìm ra được những ưu điểm cần phát huy và những nhược điểm cần khắc phục để công tác QTNNL của Tổng công ty được hoàn thiện một cách tốt hơn.

Chương 3: Đã nêu được phương hướng phát triển của Tổng công ty đề ra từ nay đến năm 2015. Và từ cơ sở lý luận ở chương 1 kết hợp với phần phân tích thực trạng ở chương 2 đưa ra một số giải pháp chủ yếu nhằm hoàn thiện công tác QTNNL của Tổng công ty ở chương 3.

Do thời gian có hạn và số liệu thu thập được chưa đầy đủ nên các giải pháp Luận văn đưa ra không tránh khỏi những thiếu sót và bất cập. Rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của Thầy Cô và các bạn để bài viết được tốt hơn.

Một phần của tài liệu Giải pháp hoàn thiện công tác quản trị nguồn nhân lực tại tổng công ty cao su đồng nai đến năm 2015 (Trang 80 - 83)