Công tác đào tạo và phát triển.

Một phần của tài liệu Giải pháp hoàn thiện công tác quản trị nguồn nhân lực tại tổng công ty cao su đồng nai đến năm 2015 (Trang 46 - 49)

II. Cơ cấu theo

2.3.2.Công tác đào tạo và phát triển.

Cơ cấu lao động trực tiếp

2.3.2.Công tác đào tạo và phát triển.

2.3.2.1. Định hướng và phát triển nghề nghiệp tại Tổng công ty.

Xuất phát từ quan điểm của Ban lãnh đạo của Tổng công ty rằng: Con người là vốn quý nhất. Do đó, Tổng công ty Cao su Đồng Nai luôn chú trọng đào tạo cán bộ, người lao động có trình độ và chăm lo cho cán bộ, công nhân viên chức và người lao động. Từ đó mọi sự nỗ lực trong sản xuất - kinh doanh của toàn Tổng công ty cũng vì mục tiêu chăm lo tốt nhất đời sống vật chất, tinh thần cho cán bộ công chức, người lao động.

Ban lãnh đạo Tổng công ty xác định rằng, trong tình hình hiện nay khi đất đai ngày càng bị thu hẹp ảnh hưởng đến diện tích các vườn cây, đòi hỏi Tổng công ty phải đặt ra những chiến lược phát triển mới của đơn vị. Theo đó, nhiều ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh khác của Tổng công ty đã và đang được thành lập. Tuy nhiên cho đến nay Tổng công ty vẫn chưa có kế hoạch, chương trình hoạt động về định hướng nghề nghiệp cho nhân viên. Đây cũng là một trong những nhược điểm trong hoạt động quản trị nguồn nhân lực của Tổng công ty hiện nay.

2.3.2.2. Công tác đào tạo.

Để đáp ứng cho chiến lược phát triển mới của Tổng công ty, công tác đào tạo cán bộ, người lao động có trình độ tay nghề đã được đặc biệt quan tâm. Hiện nay tất cả các chức danh, bộ phận tài chính, kế toán, xuất nhập khẩu… của Tổng công ty đòi hỏi đều phải có trình độ đại học chuyên ngành chính quy và trình độ ngoại ngữ. Thời gian qua, Tổng công ty đã đưa đi đào tạo hàng trăm cán bộ, người lao động. Đặc biệt năm 2011 đã đưa đi đào tạo, bồi dưỡng hơn 1 ngàn lượt cán bộ, người lao động về các trình độ nâng cao tay nghề, lý luận chính trị, pháp luật…

Bảng 2.9. Phân tích Số lượng lao động được đào tạo qua các năm.

Đơn vị tính: Nhân viên

(Nguồn phòng tổ chức lao động Tổng công ty cao su Đồng nai tháng 6/2012)

Không chỉ quan tâm đến đào tạo cán bộ, người lao động tại chỗ, vừa qua Tổng Giám đốc công ty đã thống nhất cùng tổ chức Công đoàn trích 10 tỷ đồng từ nguồn quỹ phúc lợi của đơn vị để cho cán bộ, người lao động trong toàn Tổng công ty có nhu cầu vay, đầu tư vào việc học tập của con em. Trước đó, Tổng công ty đã có chủ trương, con em gia đình công nhân nào cam kết sau khi tốt nghiệp đại học (các chuyên ngành kỹ sư xây dựng, kỹ sư hóa, kỹ sư nông nghiệp...) về công tác tại Tổng công ty sẽ được tài trợ toàn bộ chi phí học tập, kể cả học văn bằng 2 về ngoại ngữ.

Bảng 2.10 . Phân tích chi phí đào tạo qua đến năm 2011.

Đơn vị tính: triệu đồng

Năm 2007 2008 2009 2010 2011

Chi phí đào tạo nhân viên mới 750 720 710 705 800 Chi phí đào tạo nhân viên cũ 860 890 950 985 1075

Tổng cộng 1610 1610 1660 1690 1875

(Nguồn từ phòng tài chính Tổng công ty cao su Đồng nai)

Năm 2007 2008 2009 2010 2011

Số lượng nhân viên mới được đào tạo 44 42 40 41 45

Số lượng nhân viên cũ được đào tạo 45 52 66 71 82

Số lượng công nhân trực tiếp được đào tạo 125 345 432 532 880

Với các chính sách đào tạo, bồi dưỡng và thu hút cán bộ, sinh viên có trình độ chuyên môn nêu trên, hiện nay ở Tổng Công ty đã có nhiều cán bộ trẻ, trình độ chuyên môn nghiệp vụ giỏi, góp phần rất lớn vào sự thành công của đơn vị.

Bên cạnh đó Tổng công ty còn có chủ trương đào tạo để luân chuyển công việc, mục đích tạo cho nhân viên không có sự ỷ lại, phải ra sức phấn đấu. Với hình thức này lao động cũng biết nhiều công việc và tự tin cho mục tiêu làm việc của bản thân và giúp Tổng công ty khi điều động lao động khi có sự cố xảy ra. Đặc biệt là việc nhân viên tự bỏ việc. Tuy nhiên phương pháp này cũng có nhược điểm đó là dễ làm xáo trộn công việc và ảnh hưởng tâm lý làm việc của nhân viên. Để đánh giá công tác đào tạo và phát triển tại Tổng công ty Cao su Đồng Nai kết quả theo bảng phụ lục 1 nhận xét như sau:

- Đối với lao động trực tiếp:

Khi hỏi về “Cung cấp kiến thức cần thiết cho công việc” Kết quả có 19 ngườihàilòng chiếm 65%, 1 người tạm hài lòng chiếm 3%, 5 người rất hài lòng chiếm 16%, 4 người hoàn toàn hài lòng chiếm 13%, 1 người không hài lòng 3%. Sự thỏa mãn của họ ở mức trung bình .3.3

Khi hỏi Về “Chương trình đào tạo của Tổng công ty” Kết quả có 18 người hài lòng chiếm 61%, 5 người rất hài lòng chiếm 16%, 4 người hoàn toàn rất hài lòng chiếm 13%, 1người không hài lòng chiếm 3%. Sự thỏa mãn của họ ở mức trung bình 3.3.

Khi hỏi về “Hỗ trợ kinh phí đào tạo” Kết quả có 17 người hài lòng chiếm 57%, 2người tạm hài lòng chiếm 7%, 6 người rất hài lòng chiếm 20%, 4 người hoàn toàn rất hài lòng chiếm 13%, 1 người không hài lòng chiếm 3%. Sự thỏa mãn của họ ở mức trung bình 3.36.

Khi hỏi về “Công tác đào tạo trong Tổng công ty đem lại hiệu quả trong công việc” Kết quả có 15 người hài lòng chiếm 50%, 6 người tạm hài lòng chiếm 20%, 5 người rất hài lòng chiếm 16%, 2 người hoàn toàn rất hài lòng chiếm 7%, 2 người không hài lòng chiếm 7%. Sự thỏa mãn của họ ở mức dưới trung bình 2.96

- Đối với lao động gián tiếp.

Khi hỏi về “Cung cấp kiến thức cần thiết cho công việc” Kết quả có 115 ngườihàilòng chiếm 68%, 12 người tạm hài lòng chiếm 7%, 18 người rất hài lòng chiếm 10,5%, 20 người hoàn toàn hài lòng chiếm 11,5%, 5 người không hài lòng3%. Sự thỏa mãn của họ ở mức trung bình 3.37

Về “Chương trình đào tạo của Tổng công ty” Kết quả có 91 người hài lòng chiếm 54%, 52 người rất hài lòng chiếm 31%, 11 người hoàn toàn rất hài lòng chiếm 6%, 4 người không hài lòng chiếm 2%. Sự thỏa mãn của họ ở mức trung bình 3.21.

Về “Hỗ trợ kinh phí đào tạo” Kết quả có 132 người hài lòng chiếm 77,5%, 12người tạm hài lòng chiếm 7%, 10 người rất hài lòng chiếm 6%, 8 người hoàn toàn rất hài lòng chiếm 5%, 8 người không hài lòng chiếm 5%. Sự thỏa mãn của họ ở mức trung bình 2.98 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Về “Công tác đào tạo trong Tổng công ty đem lại hiệu quả trong công việc” Kết quả có 85 người hài lòng chiếm 50%, 53 người tạm hài lòng chiếm 31%, 9 người rất hài lòng chiếm 5%, 11người hoàn toàn rất hài lòng chiếm 7%, 12 người không hài lòng chiếm 7%. Sự thỏa mãn của họ ở mức dưới trung bình 2.72

Với kết quả đã đạt được trong quá trình áp dụng hệ thống sản xuất hiện đại vào quy trình sản xuất mũ cao su, ít nhiều cũng đã mang lại những thành công nhất định. Đây cũng là điểm mạnh của công ty, nhưng để phát huy thế mạnh này thì việc quan tâm đến công tác đào tạo và phát triển của các thành viên trong công ty chắc chắn sẽ đem lại lợi thế cạnh tranh nhất định cho Tổng công ty Cao su Đồng Nai.

Qua khảo sát ý kiến từ 200 CBCNV của Tổng công ty Cao su Đồng Nai, có thể nhận thấy công tác đào tạo của công ty cũng còn một số vấn đề cần được khắc phục.

Mặc dù Tổng công ty đã chú trọng mở những khóa đào tạo cho các cấp, công nhân, nhân viên và cán bộ quản lý nhưng việc hỗ trợ kinh phí đào tạo, hiệu quả sau đào tạo còn nhiều hạn chế, nội dung các khóa đào tạo chưa sát với thực tế, những kiến thức cần thiết chưa phù hợp với từng vị trí, công việc, chức vụ.

Một phần của tài liệu Giải pháp hoàn thiện công tác quản trị nguồn nhân lực tại tổng công ty cao su đồng nai đến năm 2015 (Trang 46 - 49)