TRONG MÔ HÌNH NGÂN HÀNG THỰC HÀNH

Một phần của tài liệu XÂY DỰNG QUY TRÌNH THẨM ĐỊNH tín DỤNG TRONG mô HÌNH NGÂN HÀNG THỰC HÀNH (Trang 75 - 78)

C Á ĐIỀU KIỆN ẤP TÍN DỤNG

TRONG MÔ HÌNH NGÂN HÀNG THỰC HÀNH

5.1 Giới thiệu chƣơng 5.

Đề tài của nhóm tác giả nhằm mục đích xây dựng quy trình thẩm định hồ sơ cho vay trong mô hình phòng thực hành ngân hàng tại Khoa Tài chính – Ngân hàng trường Đại học Lạc Hồng thông qua đánh giá của sinh viên 5 lớp được thí điểm. Trong chương này nhóm tác giả nêu ra các kết luận và kiến nghị nhằm hoàn thiện quy trình thẩm định hồ sơ cho vay trong mô hình phòng thực hành ngân hàng Khoa Tài chính – Ngân hàng, trường Đại học Lạc Hồng.

5.2 Đề xuất một số giải pháp nhằm xây dựng quy trình thẩm định tín dụng trong mô hình ngân hàng thực hành. mô hình ngân hàng thực hành.

5.2.1 Nhóm giải pháp đối với giảng viên.

- Xây dựng bài giảng tốt, đạt chất lƣợng cao, tích hợp nhiều yếu tố làm sinh

động cho vấn đề giảng đặc biệt là bài giảng thuộc dạng hƣớng dẫn cho sinh viên thực hành: giờ dạy trên lớp có tính pháp lý, giờ dạy trên lớp rất quan trọng, nó góp

phần tạo nên người cán bộ có trình độ chuyên môn sau này. Và để nâng cao chất lượng đào tạo không thể không nâng cao chất lượng giờ dạy trên lớp của giáo viên và việc học tập của sinh viên. Bài giảng rất quan trọng để đảm bảo chất lượng giảng, bài giảng chưa phải là nhân tố chính để đánh giá chất lượng giảng, từ bài giảng đến giờ giảng thực thụ còn có khoảng cách. Tuy nhiên nếu có bài giảng tốt sẽ góp phần lớn vào sự thành công của giờ giảng, nó sẽ đảm bảo được giờ giảng không bị rơi vào sự tùy tiện, kém đổi mới. Vì vậy, để sinh viên có những giờ học tốt nên có một bài giảng tốt.

- Thêm nhiều tình huống thực tế: Để bài giảng được sinh động và sinh viên có thể hình dung được trong ngân hàng có nhiều tình huống, nhiều trường hợp như thế nào, ngoài phần hệ thống lại kiến thức sinh viên đã được học trong các môn chuyên ngân về ngân hàng như Nghiệp vụ ngân hàng thương mại, Quản trị ngân hàng thương mại,…thì cần phải them nhiều tình huống thực tế và có giáo viên hướng dẫn xử lý những tình huống thực tế. Muốn như vậy, quy trình cần có nhiều tình huống thực tế hơn như quy trình cho vay khách hàng cá nhân: vay mua nhà, vay trả góp chợ, vay tiêu dung, vay kinh doanh chứng khoán,…; quy trình cho vay khách hàng doanh nghiệp: vay bổ sung vốn lưu động, tài trợ xuất nhập khẩu, vay đàu tư tài sản cố định,…

- Dựng nhiều tình huống thực tế, đa dạng phong phú, bám sát với thực tiễn

cho người học một lượng kiến thức tối đa làm nền tảng vững chắc cho các hoạt động nghề nghiệp sau này. Thứ hai, giáo dục cung cấp cho người học kỹ năng xử lý các vấn đề nảy sinh trong cuộc sống, công việc hơn là cung cấp kiến thức cho người học. Trong khi hầu hết các nước có nền giáo dục tiên tiến trên thế giới đang áp dụng triết lý giáo dục thứ hai thì ở Việt Nam hiện nay, triết lý giáo dục thứ nhất vẫn được áp dụng phổ biến. Để sinh viên thực hành như một nhân viên ngân hàng thực thụ qua các chứng từ gốc và các chứng từ trắng đính kèm theo quy trình và được sự quan sát chỉnh sửa của giáo viên hướng dẫn qua các tình huống sẽ có những lợi ích sau:

+ T n uống giú sin vi n dễ iểu v dễ n ớ v n đề ứ tạ . Thông qua các tình huống được phân tích, thảo luận, sinh viên có thể tự rút ra những kiến thức lý luận bổ ích và ghi nhớ những kiến thức này một cách dễ dàng trong thời gian dài. Nếu học lý thuyết, sinh viên có thể rơi vào tình trạng “học vẹt”, học thuộc lý thuyết mà không hiểu nên rất mau quên thì giảng dạy tình huống giúp người học hiểu được vấn đề một cách sâu sắc gắn liền với quá trình giải quyết tình huống đó.

+ T n uống giú sin vi n nâng ả n ng tư duy độ , s ng tạ . Vì đây là mô hình thực hành để sinh viên có thể thực hành cũng như lần đầu va chạm vào công việc thực tế không nên để sinh viên tiếp nhận thông tin diễn ra gần như một chiều giữa giảng viên và sinh viên, trong đó giảng viên là người truyền đạt tri thức và sinh viên là người tiếp nhận tri thức đó thì giảng dạy tình huống tạo ra một môi trường học tích cực có sự tương tác giữa sinh viên và giảng viên, giữa các sinh viên với nhau. Trong đó, sinh viên được đặt vào trong một hoàn cảnh buộc họ phải ra quyết định để giải quyết tình huống và họ phải dùng hết khả năng tư duy, kiến thức vốn có của mình để lập luận bảo vệ quyết định đó. Họ không bị phụ thuộc vào ý kiến và quyết định của giảng viên khi giải quyết một tình huống cụ thể mà có thể đưa ra các phương án giải quyết sáng tạo.

+ T n uống giú sin vi n ó ội để i n ết, v n d ng iến t ứ đã ọ đượ . Để giải quyết một tình huống, sinh viên buộc phải vận dụng đến nhiều kiến thức lý thuyết khác nhau trong cùng một môn học hoặc của nhiều môn học khác nhau mà sinh viên đã được trang bị trong các môn chuyên ngành cũng như cơ sở ngành.

+ Ng i n ứu t n uống giú sin vi n ó t ể t iện r n ững v n đề đượ đặt r tr ng n ững t n uống t ự tế. Trong thực tế Ngân hàng về cho vay rất đa dạng về loại hình, về phương thức,… vốn đa dạng và phong phú nên không loại trừ khả năng phát sinh những tình huống chưa xảy ra. Trong tình huống này, khả năng tư duy độc lập, sáng tạo của sinh viênđược vận dụng, phát huy tối đa và không loại trừ khả năng sinh viênsẽ tìm ra được những cái mới.

+ iảng dạy t n uống giú sin vi n ó t ể rèn uyện ột số ỹ n ng ản n ư ỹ n ng việ n ó , tr n u n v t uyết tr n . Đây là những kỹ năng

quan trọng giúp cho sinh viên có thể thành công trong tương lai, nhất là đối với sinh viên ngành Tài chính – Ngân hàng. Sauk hi được học ôn những lý thuyết “suôn”, học bằng tình huống giúp sinh viên dễ dàng nhận ra những ưu điểm và hạn chế của bản thân khi họ luôn có môi trường thuận lợi để so sánh với các sinh viênkhác trong quá trình đóng giả tình huống và giải quyết tình huống. Từ đó họ sẽ có cơ hội học hỏi kỹ năng làm việc nhóm, tranh luận và thuyết trình từ những sinh viênkhác. Học bằng tình huống thực tế cũng giúp sinh viên phát triển các kỹ năng mềm như: phát biểu trước đám đông một cách mạch lạc, dễ hiểu; phân tích vấn đề một cách logic; hiểu biết thực tế, biết vận dụng linh hoạt lý thuyết trong các môn học đã được trang bị từ trước để giải quyết các tình huống thực tế; biết phản biện, bảo vệ quan điểm cá nhân, đồng thời có khả năng thương lượng và dễ dàng chấp nhận các ý kiến khác biệt, biết lắng nghe và tôn trọng ý kiến của người khác để làm phong phú hơn vốn kiến thức của mình.

+ T n uống giú sin vi n ó ả n ng ng i n ứu v ọ t suốt đời, tăng cường khả năng tự định hướng trong học tập và nghiên cứu của sinh viên sau này khi ra trường đi làm và học tiếp, phù hợp với nhu cầu xã hội.

+ Tình huống t ng sự ứng t ú ần ớn sin vi n đối với n n y.

Sinh viên là người chủ động tìm kiếm tri thức và quyết định kiến thức nào cần được nghiên cứu và học hỏi. Việc thảo luận nhóm cũng làm tăng hứng thú của sinh viên đối với việc học vì nó kích thích sinh viêntham gia tích cực vào việc tìm hiểu vấn đề cần nghiên cứu, tìm ra giải pháp, tranh luận và lý giải vấn đề khoa học để bảo vệ quan điểm của mình. Sau khi thảo luận, sinh viên vẫn có nhu cầu tiếp tục tìm hiểu, nghiên cứu vấn đề để trả lời những câu hỏi được đặt ra trong các tình huống.

+ iảng vi n với vai trò là “điều phối viên” trong một lớp học bằng tình huống vừa có thể hướng dẫn, chia sẻ tri trức, kinh nghiệm cho sinh viên. Qua quá trình hướng dẫn sinh viên nghiên cứu tình huống, giảng viên cũng có thể phát hiện ra những điểm bất hợp lý hoặc sai sót của tình huống và có những điều chỉnh tình huống sao cho phù hợp.

- Xây dựng video clip minh họa cho các tình huống: Để bài giảng thu hút

được nhiều sinh viên và không tạo sự nhàm chán, giúp người học hình dung được môi trường làm việc và xử lý tình huống của các nhân viên ngân hàng như thế nào. Để làm được những video phù hợp và thực tế, giảng viên nên có các video clip thực tế tại các Ngân hàng hoặc kết hợp với khoa công nghệ thông tin để xây dựng các video clip để làm sinh động bài giảng và giúp sinh viên dễ hiểu hơn cho các vấn đề của quy trình.

- Mời một số giảng viên cộng tác cùng Khoa Tài chính – Ngân hàng là những cán bộ tín dụng, lãnh đạo tại các phòng tín dụng khách hàng cá nhân, khách hàng doanh nghiệp tại các ngân hàng thƣơng mại lớn, uy tín trên địa bàn tỉnh Đồng Nai: Để bài giảng được thực tế, sinh động với những tình huống và được

gải đáp một cách triệt để về lý luận chuyên môn của một cán bộ thực thụ. Để làm phong phú cho bài giảng về mô hình thực hành ngân hàng tại Khoa Tài chính- Ngân hàng, giảng viên Khoa nên mời là những cán bộ tín dụng, lãnh đạo tại các phòng tín dụng khách hàng cá nhân, khách hàng doanh nghiệp. Vì cán bộ tín dụng đã được cọ sát thực tế nên khi họ hướng dẫn sinh viên cũng như là họ đang nói lại những gì họ làm hàng ngày, sinh viên sẽ dễ hình dung và nắm bắt được công việc thực tế.

5.2.2 Nhóm giải pháp đối với sinh viên.

-Chia thành các nhóm nhỏ: Hiện tại, ở Khoa Tài chính – Ngân hàng là một

trong những Khoa có số lượng sinh viên tương đối đông, một lớp có khoảng 70 – 80 sinh viên. Để sinh viên nắm bắt được vấn đề một cách nghiêm túc nên chia các lớp thành các nhóm nhỏ khoảng 15-25 bạn sinh viên thực hành và sẽ có 1 giáo viên hướng dẫn về mô hình thực hành quy trình thực thẩm định hồ sơ cho vay tại Khoa Tài chính- Ngân hàng nói riêng và Phòng thực hành ngân hàng Khoa Tài chính – Ngân hàng nói chung.

Một phần của tài liệu XÂY DỰNG QUY TRÌNH THẨM ĐỊNH tín DỤNG TRONG mô HÌNH NGÂN HÀNG THỰC HÀNH (Trang 75 - 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(82 trang)