C Á ĐIỀU KIỆN ẤP TÍN DỤNG
d. Tổng hợp lại các kết quả kiểm định vừa đƣợc nhóm tác giả thực hành.
Bảng 4.18: Kết quả kiểm định mức độ hài lòng của sinh viên
Kí hiệu Giả thiết Kết quả
H5
Sinh viên đã từng tiếp cận với hồ sơ cho vay thực tế sẽ cảm thấy hài lòng và thích khi tham gia buổi giảng thực nghiệm.
Chấp nhận
H6
Sinh viên đã từng tiếp cận với hồ sơ cho vay thực tế thông qua hình thức do người thân làm việc trong ngân hàng đem về có khả năng tiếp thu quy trình thực hành nhanh nhất.
Bác bỏ
H7 Sinh viên cảm thấy hài lòng khi được tiếp xúc với quy
trình thẩm định hồ sơ cho vay thực tế Chấp nhận
(Nguồn: Ng i n ứu n ó t giả)
4.4 Đánh giá chung về kết quả nghiên cứu xây dựng quy trình thẩm định tín dụng trong mô hình ngân hàng thực hành. trong mô hình ngân hàng thực hành.
4.4.1 Kết quả đạt đƣợc.
Với mong muốn giúp cho sinh viên Khoa Tài chính – Ngân hàng tiếp cận với thực tế quy trình thẩm định các hồ sơ cho vay, tạo cho sinh viên trước khi đi thực tập một sự tự tin, không bở ngở, rụt rè hay tự ti về năng lực của bản thân sinh viên, nhóm tác giả đã bắt tay xây dựng mô hình thực hành quy trình thẩm định hồ sơ cho vay, sau khi hoàn thành và giảng thực nghiệm tại 5 lớp khóa 2009 bước đầu nhóm tác giả đã nhận được nhiều sự đánh giá tích cực, hài lòng của sinh viên. Hầu hết tất cả sinh viên được nhóm tác giả khảo sát đều đánh giá cao về nội dung quy trình và cảm nhận chung nhất là hài lòng khi được tiếp xúc với một bộ hồ sơ cho vay thực tế, được tự tay sinh viên thực hành thẩm định trên các bộ hồ sơ cho vay đó, giúp cho sinh viên hiểu sâu hơn, rõ hơn những lý thuyết được giảng trên lớp học. Chính trong quá trình thực hành sinh viên có thể ghi nhớ kỹ các giai đoạn, các bước trong công tác thẩm định hồ sơ cho vay được học trên lý thuyết, giúp trang bị cho sinh viên một nền tảng cơ bản về công tác thẩm định trước khi sinh viên đi thực tập cuối khóa và trong việc lựa chọn nghề nghiệp bản thân sinh viên về sau.
4.4.2 Hạn chế tồn tại.
Dù đạt được những thành công như mong đợi của nhóm tác giả khi tiến hành xây dựng quy trình thực hành này; tuy nhiên bên cạnh đó nhóm tác giả cũng nhận thấy tồn tại một số nhược điểm sau khi giảng thực nghiệm thí điểm tại 5 lớp như sau:
- Do chỉ được phân công giảng thí điểm 5 lớp nên nhóm tác giả chưa thể đánh giá hết ý kiến phản hồi của toàn thể các bạn sinh viên khóa 2009.
- Số buổi thực hành cho các lớp thí điểm tương đối ít, gây khó khăn cho khả năng truyền đạt hết ý tưởng của nhóm tác giả khi hướng dẫn cho sinh viên thực hành.
- Trong phần góp ý của sinh viên về quy trình thẩm định các hồ sơ cho vay nhóm tác giả nhận được khoảng 10% số phiếu góp ý của sinh viên là nên hướng dẫn cho sinh viên thêm phần giao tiếp ứng xử với khách hàng trong trường hợp phát sinh quan hệ tín dụng với ngân hàng trong thực tế, đây là một điểm còn thiếu xót của không chỉ riêng nhóm tác giả mà của tất cả các nhóm tác giả khác trong mô hình phòng thực hành nghiệp vụ ngân hàng mà Khoa Tài chính – Ngân hàng đang xây dựng.
- Ngoài ra, theo ý kiến phản hồi của sinh viên tham dự các buổi thực hành cho rằng nên có ít sinh viên tham dự buổi học nhằm đảm bảo chất lượng cho buổi thực hành được nâng cao thêm, nguyên nhân là do mỗi lớp tham dự tiết thực hành có từ 70 – 80 sinh viên, trong khi mỗi buổi giảng lại chỉ có từ 1 – 2 giảng viên tham gia hướng dẫn cho sinh viên nên gây ảnh hưởng đến việc kiểm soát tình hình lớp học cũng như hướng dẫn cho sinh viên hiểu được chi tiết và cặn kẽ các nghiệp vụ thẩm định hồ sơ vay vốn của khách hàng.
- Bên cạnh đó, sinh viên tham dự buổi thực hành cũng cho rằng các hồ sơ vay vốn nên được bổ sung thêm nhiều tình huống giả định nhằm tăng tính đa dạng, bám sát hơn nữa với thực tế phát sinh, phù hợp với tình hình biến động của thị trường tín dụng hiện nay.
- Các tình huống giả định, cách xử lý tình huống nhóm tác giả trình bày cho sinh viên vẫn mang cách truyền thống là thầy hướng dẫn, trò điền thông tin vào các loại giấy tờ, chưa xây dựng được các đoạn videoclip giả định tình huống, xử lý tình huống cho thêm sinh động và giúp cho sinh viên nắm bắt được vấn đề tốt hơn.
- Mặt khác, khi giảng thực nghiệm tại cơ sở 3 nhóm tác giả cũng như các bạn sinh viên được khảo sát đều nhận thấy rằng việc bố trí phòng ốc thực hành tại đây chưa tốt, chưa phù hợp, cần phải có nhiều điều chỉnh, sắp xếp để giống như một phòng làm việc tại một ngân hàng thương mại thật sự.
Tóm tắt chƣơng 4.
Trong chương 4 nhóm tác giả đã xây dựng được quy trình thực hành thẩm định hồ sơ vay vốn của khách hàng, hướng dẫn cho sinh viên bằng các ví dụ minh họa về việc phân tích, thẩm định hồ sơ vay vốn của khách hàng cá nhân và doanh nghiệp. Đánh giá và kiểm định mức độ hài lòng, khả năng tiếp thu của sinh viên khi tham dự các buổi thực hành thực nghiệm do nhóm tác giả phụ trách.