Phát ngôn ngữ vi chê

Một phần của tài liệu Khảo sát hành vi chê và hồi đáp chê trong tác phẩm của ma văn kháng (Trang 66 - 100)

2.2.2.1. Phát ngôn ngữ vi chê và các kiểu chê gián tiếp

a. Phát ngôn ngữ vi chê?

Phát ngôn ngữ vi chê là những phát ngôn mà khi nói chúng ra, Ngời nói đồng thời thực hiện ngay hành vi ở lời chê. Những phát ngôn này là những biểu thức ngữ vi chê nguyên cấp có thể đợc mở rộng hoặc rút gọn. Có nghĩa là có những phát ngôn trùng hoặc lớn hơn, hoặc nhỏ hơn biểu thức ngữ vi chê.

Chẳng hạn những trờng hợp chê trong tác phẩm của Ma Văn Kháng: VD: (137) - Đồ đểu! (MVK, 39, tr. 55).

(138) - Lão này gớm lắm! (MVK,2, tr. 66)

(139) - Bác Thống ơi! Bác lạc hậu quá! (MVK,39, tr.52)

Phát ngôn (137) là dạng biểu thức ngữ vi chê nguyên cấp rút gọn, phát ngôn (138) trùng với biểu thức ngữ vi chê nguyên cấp, phát ngôn (139) là biểu thức ngữ vi chê nguyên cấp có kèm thành phần mở rộng. Mỗi phát ngôn trên sử dụng một từ xng hô khác nhau để chỉ đối tợng chê.

Việc có sử dụng thành phần mở rộng hay không, sử dụng từ xng hô trong phát ngôn chê có ảnh hởng nh thế nào đến hiệu quả lời chê, có làm tăng hoặc giảm mức độ xúc phạm thể diện của ngời bị chê?v..v.. Những vấn đề này sẽ đợc xem xét trong phần tiếp sau đây.

b. Thành phần mở rộng và vấn đề lịch sự trong phát ngôn chê

Thành phần mở rộng và vấn đề lịch sự trong phát ngôn chê là những yếu tố ngôn ngữ cần thiết đợc nhà văn Ma Văn Kháng xử dụng để làm giảm nhẹ mức độ chê gay gắt, hơn nữa có thể biểu hiện đợc tình cảm thân mật, gần gũi giữa các nhận vật tham gia giao tiếp.

b.1. Thành phần mở rộng

Thành phần mở rộng trong phát ngôn chê đợc hình thành chủ yếu do nhu cầu về phép lịch sự trong giao tiếp ngôn ngữ. Đó là bộ phận không quyết định liên kết về ngữ nghĩa cũng nh liên kết mạch lạc giữa các tham thoại trong một cặp thoại. Nhng nó có tính chất tạo điều kiện thuận lợi hoặc không thuận lợi cho việc thực hiện tham thoại đó. Chẳng hạn, “ Bác Thống ơi” ở VD (139) là thành phần mở rộng có chức năng dẫn nhập, tạo tâm thế cho ngời tiếp nhận hành vi chê.

b.2. Một số thành phần mở rộng thờng xuất hiện trong phát ngôn chê * Thành phần mở rộng là yếu tố hô gọi

Yếu tố hô gọi có thể đứng ở đầu phát ngôn hoặc cuối phát ngôn. VD: (140) - Cái ông này, ăn với nói! (MVK,39, tr. 365)

(141) - Bà ơi, bà đừng nói nữa. Bà lẫn hết rồi! (MVK,20, tr.436) (142) - Lừa bịp đến đây là đủ rồi, ông ạ! (MVK,39, tr.248) (143) - ăn với nói, cái cô này! (MVK,39, tr.282)

Mặc dù không tham gia vào nội dung mệnh đề nhng những thành phần mở rộng là yếu tố hô gọi có tác dụng thu hút sự chú ý, đa đẩy, hớng ngời nghe vào nội dung của hành vi chê. Yếu tố hô gọi còn cho chúng ta biết đợc vai xã hội của những ngời tham gia giao tiếp với nhau. VD: SP1 có tuổi tác cao hơn/thấp hơn SP2; SP1 và SP2 là quan hệ thầy - trò; mẹ - con; bạn bè v.v... Hơn nữa, việc sử dụng thành phần mở rộng này một cách thích hợp trong phát ngôn

chê có thể biểu hiện tình cảm thân mật, gần gũi giữa SP1 và SP2, có tác dụng nh những yếu tố “ Giảm sốc”, ít nhiều làm giảm sự xúc phạm thể diện do hành vi gây ra.

Một trong những yếu tố đợc sử dụng rất thờng xuyên trong các phát ngôn chê nh một thành phần hô gọi đó là từ “ này”.

VD: (144) - Này! Bỏ cái mặt nạ đạo đức giả ấy ra! (MVK,39, tr.248). (145) - Này! Đừng có cả vú lấp miệng em. (MVK,16, tr. 358). (146) - Này! Sao cậu hồi này có vẻ xanh thế. (MVK,39, tr.130). (147) - Này! ăn nói cho tử tế nhé! (MVK,39, tr. 366)

Từ “này” xuất hiện trong phát ngôn chê có chức năng chuẩn bị cho sự xuất hiện của nội dung phát ngôn sau đó, nó còn có tác dụng tạo quan hệ thân mật, suồng sã, tự nhiên, thoải mái giữa các đối tác giao tiếp. “Này” đợc sử dụng nhiều trong những trờng hợp chủ thể chê có vị thế hoặc tuổi tác ngang bằng hoặc cao hơn ngời tiếp nhận chê. Trong phát ngôn chê có sử dụng “này” nh một thành phần hô gọi, SP2 có thể đợc rút gọn đi mà ngời nghe vẫn hiểu SP2 là ai là nhờ vào nội dung chê và tình huống giao tiếp cụ thể. Các yếu tố hô gọi chỉ đích danh SP2 cũng thờng đợc sử dụng trong những trờng hợp chủ thể muốn chính xác hoá đối tợng chê.

VD: (148) - A Cấu! Mày cha chết đã thối. Đã nghiện hút lại không lo làm ăn làm mặc, chuyên đi trộm cắp của ngời. (MVK,38, tr.772).

(149) - Quá đáng thế, Đào! (MVK,31, tr. 646)

(150) - Ông Tự! Còn ông thì hết đời chó chết cũng không đợc là thằng Đảng viên dự bị đâu! (MVK,39, tr.218).

(151) - Thầy Thuật ơi! Thầy sai từ gốc. (MVK,39, tr. 153).

(152) - Gớm thật thôi! Nhìn ai cũng chỉ thấy rặt cái xấu xa thế thì sống với nhau thế nào đợc, cô Chinh? (MVK,39, tr. 33)

(153) - Ông Cẩm, đừng quá đáng thế! (MVK,39, tr. 331)

(154) - Ra tôi cứ tởng anh là anh ngần ấy tuổi đầu thì phải khôn ngoan lên chứ. Nuôi ong tay áo, nuôi cáo trong nhà là anh đấy, anh Hoằng ạ! (MVK,16, tr. 361)

(155) - Thoa! Tôi không ngờ cô có thể ăn nói nhẫn tâm nh thế. (MVK, 20, tr. 436)

Trong các ví dụ này, trớc mặt SP1 là nhiều ngời khác nhau, vì muốn chê chỉ riêng SP2, đồng thời muốn gây sự chú ý của đối tợng chê nên SP1 đã gọi đích danh đối tợng chê trớc khi đa ra hành vi chê.

* Thành phần mở rộng là yếu tố cảm thán

Một số yếu tố của hành vi cảm thán trong tác phẩm của Ma Văn Kháng thờng xuất hiện trong phát ngôn chê biểu thị sự kinh ngạc, ngạc nhiên của SP1

trớc một sự vật, đặc điểm nào đó của đối tợng chê.

VD: (156) - A, thằng này gan nhỉ! (MVK, 16, tr. 361)

(157) - Khiếp! Nom cứ nh bà lão nhà quê! (MVK,17, tr.374)

(158) - Ô hay! Sao lại cứ quen thói đổ cái khó lên đầu ngời khác thế? (MVK, 14, tr. 309)

(159) - Gớm, ông cứ hay nói quá đi. (MVK, 12, tr.268) (160) - A, ăn nói vô chính trị thế hả! (MVK, 39, tr. 317)

(161) - Khiếp quá! Mày bịa gì mà quá đáng thế? (MVK, 15, tr. 337) Ngoài ra, một số thán từ nh: Ôi chao, ôi dào, trời ơi, trời ơi là trời, ôi thôi, thôi, thảo nào, chả trách ....thờng xuất hiện trong các phát ngôn chê gián tiếp dạng than, có tác dụng biểu thị rõ hơn thái độ của SP1 trong việc thể hiện ý kiến không hài lòng, không thích đối với ngời, vật, việc bị chê.

VD: (162) - ối giời! Anh ngồi đấy mà chờ sung rụng à? (MVK, 14, tr. 309) Một số yếu tố cảm thán có thể đứng độc lập một mình trong những phát ngôn chê hàm ẩn. Chẳng hạn: Thảo nào, đáng đời, chả trách, khiếp, vẽ ...

Tự chúng có thể bộc lộ sự không hài lòng của ngời chê đối với đối tợng chê. Nội dung chê của những phát ngôn này đợc hiểu qua ngữ cảnh.

* Một số thành phần mở rộng khác do nhu cầu của phép lịch sự

Chê là hành vi đe doạ thể diện tích cực của ngời bị chê, đặc biệt ngời chê là bản thân SP2 - ngời tiếp nhận chê hoặc ngời mà SP2 yêu mến, kính trọng. Do đó những yếu tố của phép lịch sự rất cần thiết có mặt trong phát ngôn chê để giảm thiểu ít nhiều sự đe doạ thể diện, bù đắp cho sự xúc phạm thể diện do

hành vi chê gây ra. Một số yếu tố của phép lịch sự tiêu cực thờng đợc vận dụng trong phát ngôn chê là:

- Yếu tố rào đón trớc. Đó là những cách nói kiểu nh: + Nói SP2 đừng giận...

+ Nói SP2 tha lỗi .... + Nói SP2 đừng để bụng... + Nói SP2 bỏ qua cho .... + Nói SP2 đừng tự ái ...

+ SP2 cho phép SP1 đợc nói thật + SP2 cho phép SP1 đợc góp ý

+ SP2 có thông cảm SP1 mới dám nói + SP2 có bỏ qua SP1 mới nói ...

Những yếu tố nh trên khi xuất hiện trong phát ngôn chê có tác dụng nh thành phần tiền dẫn nhập, báo trớc cho ngời nghe chuẩn bị đón nhận một nội dung chê nào đó, đồng thời chúng còn có tác dụng rào đón để SP2 đỡ bất ngờ và có tác dụng giảm sốc cho hành vi chê.

- Yếu tố bù đắp: Để giảm sự thiệt thòi mà ngời bị chê phải chịu, ngời chê thờng sử dụng một số yếu tố có tính chất bù đắp kiểu nh: SP1 coi SP2 nh ngời ruột thịt (con, cháu, anh, chị em ruột, bố mẹ, cô chú ....) hoặc nh ngời thân, bạn bè SP1 mới nói (chê) ....

Những yếu tố nhằm tôn vinh thể diện ngời bị chê nh: + Chẳng nói dấu gì SP2

+ Xin lỗi SP2

+ Vô phép SP2 ...

Có thể coi đó là những yếu tố bù đắp.

- Yếu tố tháo ngòi nổ: Ngời chê đa ra trớc một phản hồi tiêu cực mà ngời bị chê có thể sẽ thực hiện, qua đó mà tháo ngòi nổ trớc ngời bị chê.

Ví dụ: Những kiểu nói nh:

SP1 biết SP2 không thích/ không bằng lòng nhng SP1 vẫn phải nói; có thể SP2 sẽ giận/ sẽ ghét SP1 nhng SP1 vẫn phải nói/ không thể không nói ....

- Những yếu tố ngọt hoá, vuốt ve: Đó là những lời khen, những cách nói tôn vinh thể diện ngời nghe trớc khi chê làm cho ngời nghe “Nuốt trôi” những “Viên thuốc đắng”.

VD: (163) - Mắt anh là mắt đại bàng nhìn xa mời kilômét. Mắt anh cái gì cũng nhìn rõ, nhng thật sự mắt anh chỉ là những cánh cửa mở vào đêm đen thôi. Chỉ là mắt mật vụ chuyên đi lật tẩy ... (MVK, 39, tr. 185)

(164) - Bà Thảnh này, bà thì giàu có đấy, nhng sang thì cha đâu. (MVK, 39, tr.53)

(165) - Tự ơi, mặt ông nhật nguyệt định vị chiếu sáng. Ông tầm cỡ quốc gia, quốc tế, bậc chính nhân quân tử. Ông là quốc sĩ. Nhng, ông là một cuốn sách hay để lầm chỗ, một đám cới không thành. (MVK, 39, tr. 55)

(166) - Ông Dơng kia, tai có thành quách, số công khanh. Ông hiển đạt đấy, nhng liệu hồn, có thể chết bất đắc kỳ tử! (MVK, 39, tr.54)

(167) - Gác xép, có thể là vơng quốc tự do, là tháp ngà, là phân x- ởng gì gì đó ....Nhng lúc này nó là cái hang động lẩn trốn của ông! Ông hỏng vì cái hang động này! (MVK, 39, tr. 259)

Phát ngôn chê kiểu này thờng có hai vế có ý nghĩa trái ngợc và đợc nối với nhau bởi quan hệ từ “Nhng”, “Nhng mà”.

- Những yếu tố tình thái ở cuối phát ngôn chê nh: Nhé, đấy nhé, đấy, à, ạ, nhỉ, phải không.... vừa làm dấu hiệu kết thúc phát ngôn chê, đồng thời thể hiện thái độ tình cảm thân mật của SP1, tạo sự mềm mỏng, dịu dàng cho phát ngôn, làm tăng mối thiện cảm, kêu gọi sự tán đồng của ngời nghe, thể hiện mong muốn nhận đợc sự đồng tình, chấp nhận, không phản ứng gay gắt ở ngời tiếp nhận chê.

VD: (168) - Con gái bố hay cả lo thế. Lo thế già ngời đi đấy! (MVK, 39, tr. 31).

(169) - Đồng chí Thuật lúc nào cũng đùa cợt buông tuồng đợc là thế nào nhỉ! (MVK, 39, tr.59).

(170) - U mới xấu hơn u cũ thầy ạ. (MVK,6, tr. 136). (171) - Đừng có tằn tiện quá, cụ ạ. (MVK, 10, tr.229).

(172) - Nói khẽ một tý, mẹ Thuý à. (MVK, 17, tr. 382).

Các thành phần mở rộng trên hầu hết là do nhu cầu của phép lịch sự chi phối. Chúng có tác dụng nh những phơng tiện giảm sốc (làm dịu hoá việc xúc phạm thể diện dơng tính của ngời nghe do hành vi chê gây ra. Khi không có nhu cầu về phép lịch sự thì phát ngôn chê ít xuất hiện những thành phần mở rộng trên.

Sau đây ta có bảng thống kê về các phát ngôn chê:

Giới tính Chủ đề chê

Nữ chê nam - Vợ chê chồng ăn nói mất lịch sự với khách.

- Mẹ vợ chê con rể không biết đối nhân xử thế. - Mẹ chê con trai yếu đuối, không có lập trờng nên không tạo lập đợc cuộc sống riêng t.

Nữ chê nữ - Chê về cách ăn nói.

- Chê về cách ăn mặc, chê về hình dáng. - Mẹ chồng chê con dâu về cách c xử.

Nam chê nam - Chê về khía cạnh đạo đức.

- Chê về tớng mạo. - Chê về sự hiểu biết.

Nam chê nữ - Chồng chê vợ c xử quá đáng với mẹ chồng.

- Chê về kiến thức chuyên môn không vững. - Chê vợ nói to.

c. Vấn đề xng hô trong phát ngôn chê

Tục ngữ Việt Nam có câu: “Thuốc đắng giã tật, sự thật mất lòng”. Hành vi chê cũng có thể ví nh những viên thuốc đắng nhằm chữa cho ngời đời đỡ những thói h tật xấu, khắc phục những điều cha chuẩn, cha đạt yêu cầu. Tuy nhiên “Vị đắng” của nó không phải tất cả mọi ngời đều dễ dàng nuốt trôi. Vì vậy Ma Văn Kháng thờng sử dụng đến một số biện pháp ngọt hoá trong các tác phẩm nhằm giảm tối thiểu mức độ đe doạ thể diện tích cực của đối tợng chê khi tiếp nhận hành vi chê. Bên cạnh đó, trong những trờng hợp Ma Văn Kháng cũng cần phải tăng “vị đắng” để làm cho đối tợng chê thấm thía hơn với những lỗi

lầm, khuyết điểm của mình, hoặc muốn thể hiện sức mạnh, vị thế của chủ thể chê. Do đó ngoài các biện pháp nh sử dụng thành phần mở rộng, lựa chọn hình thức thể hiện nội dung chê, thì vấn đề sử dụng từ xng hô nh thế nào cũng góp phần đáng kể trong việc làm giảm nhẹ hoặc gia tăng hiệu quả của lời chê. Chẳng hạn, trong tác phẩm của Ma Văn Kháng có một phát ngôn:

(a) Anh trai có điều gì mà giận dữ thế? (MVK, 39, tr. 313). Cùng một nội dung chê đó ta có phát ngôn sau:

(b) Mày có điều gì mà giận dữ thế?

Khi nghe phát ngôn (a), ngời bị chê có cảm giác đợc nhận một hành vi bảo ban hoặc góp ý chân tình của ngời thân khi có hành động, thái độ quá đà, chứ không phải một hành vi phán xét và đánh giá việc làm sai. ở phát ngôn (b), rõ dàng là một lời chê thẳng không có chút tình cảm gì. Lời phản hồi của anh chàng bị chê đó đối với phát ngôn (a) chắc chắn sẽ khác hẳn lời phản hồi đối với phát ngôn (b).

Nh vậy, rõ ràng cách xng hô trong phát ngôn chê của Ma Văn Kháng có thể tác động làm gia tăng hoặc giảm nhẹ mức độ hiệu quả của lời chê, góp phần cải thiện hoặc làm thay đổi mối quan hệ giữa những ngời tham gia giao tiếp.

c.1. Vấn đề sử dụng từ xng hô trong Tiếng Việt

Trong Tiếng Việt, từ xng hô (còn gọi là nhân xng từ, từ nhân xng...). “Việc xng hô theo ngôi trong Tiếng Việt có điểm riêng là không chỉ dùng nhân xng từ mà còn dùng các lớp từ khác làm từ chỉ ngôi” [5, tr.519]. Cụ thể là ngời Việt có thể xng hô bằng: Nhân xng từ đích thực; danh từ chỉ quan hệ thân tộc; danh từ chỉ chức vị; một số từ, tổ hợp từ khác.

Trong bốn lớp từ nói trên, lớp từ thứ hai hiện nay là lớp từ chủ yếu dùng trong xng hô.

Với hàng loạt các phơng tiện có thể sử dụng làm từ xng hô nh trên, ta thấy hệ thống các từ ngữ có thể sử dụng làm từ xng hô ở Tiếng Việt nói chung và trong tác phẩm của Ma Văn Kháng nói riêng vô cùng phong phú. Chẳng hạn:

+ Với quan hệ bạn bè có thể có các cặp từ xng hô sau: Mày - tao, tớ - cậu, tớ - bạn, tớ - đằng ấy, tớ - (tên), mình - bạn, mình - cậu, mình - (tên), (tên) - (tên) , ngời ta - mình, ngời ta - (tên), tôi - bạn, tôi - cậu ....

+ Với quan hệ vợ chồng (vợ xng hô với chồng) có thể có các cặp từ xng hô sau: Em - anh, em - nhà, em - mình, em - thầy em, tôi - bố cu, tôi - bố đĩ, tôi - bố + (tên con đầu), tôi - mình, tôi - thầy nó, tôi - bố nó, tôi - nhà, tao - mày ....

Xét theo mức độ biểu hiện quan hệ ngang gần gũi hay xa cách, ta có thể thấy có những cặp từ xng hô tự bản thân nó đã toát lên sự xa cách, khách sáo trong quan hệ ngang giữa ngời giao tiếp với nhau (chẳng hạn: tôi - anh, tôi - chị, tôi - ngài, tôi - cô, tôi - ông/bà, tôi - bạn...), trong khi lại có những cặp từ xng hô biểu hiện quan hệ ngang gần gũi, thân thiết giữa những ngời giao tiếp (chẳng hạn: anh/chị - em, anh/chị -(tên riêng), mình - (tên riêng), ...). Bên cạnh đó còn có những cặp từ xng hô nh một phơng tiện giảm nhẹ hoặc làm tăng mức độ gay gắt của hành vi chê. Tuy nhiên, việc áp dụng chiến lợc này thực sự có ảnh hởng rõ rệt nhất đôi với trờng hợp: SP2 là đối tợng chê. Sau đây là một số vấn đề cụ thể mà chúng tôi khảo sát, tìm hiểu đợc trong tác phẩm của Ma Văn Kháng.

c.2. Một số cách ngọt hoá bằng từ xng hô trong phát ngôn chê

* Sử dụng từ xng hô bằng danh từ thân tộc (dùng trong mối quan hệ gần gũi, ruột thịt) để gọi ngời bị chê không phải là ruột thịt, gần gũi.

VD: (173) - Anh trai có điều gì mà giận dữ thế? (MVK,39, tr.313)

Một phần của tài liệu Khảo sát hành vi chê và hồi đáp chê trong tác phẩm của ma văn kháng (Trang 66 - 100)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(126 trang)
w