Ma Văn Kháng (sinh ngày 01 tháng 12 năm 1936 tại Hà Nội), tên thật là Đinh Trọng Đoàn. Ông là Đảng viên ĐCSVN. Từ tuổi thiếu niên Ma Văn Kháng đã tham gia quân đội và đợc đi học ở khu học xá Trung Quốc. Năm 1960, ông theo học lại Đại học S phạm Hà Nội. Tốt nghiệp, lên dạy học ở tỉnh Lào Cai, từng là hiệu trởng trờng trung học. Về sau đợc tỉnh ủy điều về làm th ký cho Bí th tỉnh ủy, rồi làm phóng viên, Phó Tổng biên tập báo của Đảng bộ tỉnh.
Bí danh Ma Văn Kháng đợc dùng là bút danh đã nói lên sự gắn bó và tình yêu của tác giả với miền đất từng hoạt động trên 20 năm, nơi quê hơng thứ hai của mình. Phải có ý chí mạnh mẽ, con ngời mới tự nguyện rời khỏi tổ ấm quen thuộc có ánh đèn điện, có nớc máy để sinh sống ở những nơi heo hút, hoang vắng. Ma Văn Kháng tâm sự: “Có sự tơng hợp giữa sự thành nhân và đắc đạo văn chơng”. Chặng đờng đời dài mấy chục năm qua của nhà văn đã chứng minh cho sự tơng hợp ấy. Tự rèn luyện mình để viết văn. Viết văn để rèn luyện mình. Chu kỳ chuyển đổi đó không ngừng vận hành trong cuộc sống hàng ngày của nhà văn.
Từ cậu học trò Đinh Trọng Đoàn ngơ ngác đã trở thành nhà văn Ma Văn Kháng đợc bạn đọc mến mộ - là một trong những nhà văn tiêu biểu của thế hệ chống Mỹ. Hàng ngàn trang sách của ông quyện đặc tình yêu con ngời, tình yêu thiên nhiên.
Sự nổi tiếng của nhà văn Ma Văn Kháng - là điều không cần phải bàn cãi. Tới nay ông đã có hơn hai mơi chục đầu sách, bao gồm Tiểu thuyết và truyện ngắn. Sự nổi tiếng đến với ông chính nhờ lao động nghệ thuật nghiêm túc.
Nhà văn Ma Văn Kháng, tác giả của nhiều tiểu thuyết, truyện ngắn nổi tiếng. Truyện ngắn Ma Văn Kháng có hình hài, diện mạo rất riêng. Không nên nghĩ thể loại chỉ là những câu chuyện hình thức, mà trớc hết là vận đề nội dung. Nó thể hiện một thái độ, một cách cắt nghĩa, một kiểu quan hệ của nhà văn với con ngời và đời sống. Ngay từ những sáng tác đầu tay, ngời cầm bút đã đến với ngời đọc trong t cách một nhà văn có ý thức về chỗ đứng trong vơng quốc văn chơng, nghệ thuật.
Các nhà nghiên cứu thờng nhận xét, cho rằng đến nay, tiểu thuyết và truyện ngắn của Ma Văn Kháng vẫn tập trung vào hai đề tài chính là cuộc sống của đồng bào vùng núi cao phía Bắc Tổ quốc và đời sống thành thị đầy phức tạp trong cuộc chuyển mình mạnh mẽ của đất nớc sau chiến thắng 1975. Đó không phải là những đề tài mới. Chắc chắn, Ma Văn Kháng thừa biết, ngày từ những năm năm mơi, Tô Hoài đã viết rất hay về miền núi Tây Bắc.
Ngôn ngữ của Ma Văn Kháng có tính khẩu ngữ cao, mang dáng dấp ngôn ngữ đời thờng, những tiểu thuyết và truyện ngắn của Ma Văn Kháng luôn bộc bạch nội tâm nhân vật, thế giới nhân vật của Ma Văn Kháng phong phú, sinh động, cuộc sống của họ do hoàn cảnh môi trờng tác động không đợc nh mong muốn mà họ từng nghĩ, cuộc sống luôn xảy ra những tình huống bất ngờ có, định trớc có, có những điều tốt đẹp, hoàn mỹ, nhnh cũng có những nhợc điểm mà các nhân vật của Ma Văn Kháng cha hoàn thiện.
Trong cuộc sống hỗn loạn, xô bồ đó giao tiếp là ngôn ngữ không thể thiếu trong mỗi tác phẩm của Ma Văn Kháng, trong giao tiếp ngôn ngữ thì hành vi chê là nhân tố quan trọng, cốt lõi, Ma Văn Kháng dùng hành vi chê để làm nổi bật lên tính cách riêng của mỗi nhân vật. “Đào bới bản thể ở chiều sâu tâm hồn”, Ma Văn Kháng đã cất lên tiếng nói riêng, ngôn ngữ của Ma Văn Kháng mang sắc tháu văn chơng. Nhiều sáng tác đợc Ma Văn Kháng viết ra cứ y nh là
để nối lời, tiếp lời, đúng hơn là để đối thoại tranh biện với các ý thức xã hội, ý thức nghệ thuật của thời đại. Có vô khối những cuộc đối thoại, tranh biện về hành vi chê trong tiểu thuyết, truyện ngắn Ma Văn Kháng, tranh biện về con ngời, về cuộc đời, về văn chơng nghệ thuật.
Nhà văn muốn đối thoại, tranh biện phải có t tởng nghệ thuật riêng. Hành vi chê là một cảm hứng thẩm mỹ của nhà văn trong quan niệm về con ngời và cuộc đời, Ma Văn Kháng đa vào đó để tạo nên một phạm trù lịch sử trong cá tính sáng tạo của mình, hành vi chê làm nổi bật lên sự cân bằng, cái méo mó nghịch dị, cái phàm tục dơ dáng của cuộc sống đời thờng.
Đọc Ma Văn Kháng thấy xuyên suốt những trang văn một triết luận đời sống hết sức nhất quán, hành vi chê đóng góp một vai trò quan trong trong triết luận ấy, nó lấy tình ngời, tính ngời và sự hồn nhiên bằng mẫu số để nhà văn trò chuyện về con ngời và cuộc đời. Ma Văn Kháng dựa vào hành vi chê, dựa vào ngôn ngữ của nhân vật thờng miêu tả tớng hình để thể hiện tính ngời, tình ngời. Bởi vì cấc tính thờng lộ ra cái tớng, nhất là những kẻ ác tính ác tâm. Những truyện hay nhất của Ma Văn Kháng là những truyện nói về “Dòng đời”, “Mạch sống”. Đời có dòng chìm và dòng nổi, chảy trôi theo mạch ngầm và mạch lộ thiên, nhân vật cũng vậy họ đợc nhà văn miêu tả vào những “Dòng đời” và “Mạch sống ” ấy, họ sống và tồn tại trong xã hội đầy màu sắc phong phú và đa dạng, đời sống phồn tạp mà thành sinh động, thế giới nhân vật của Ma Văn Kháng hiện lên với những mối hệ khác nhau, những mối liên hệ đó đã chi phối đến cuộc sống của họ, đặc biệt là hành vi chê chi phối đến địa vị xã hội, lứa tuổi, giới tính ..v.v cho nên có rất nhiều cách chê khác nhau. Vì thế cảm hững của Ma Văn Kháng cũng có nhiều sắc điệu.
Để tiện việc phân tích t tởng nghệ thuật của nhà văn, dựa vào sắc điệu cảm hứng thẩm mỹ, tạm chia đội quân truyện ngắn rất đông đúc của Ma Văn Kháng thành ba nhóm:
- Nhóm thứ nhất là những truyện ngắn thể hiện cái nhức nhối, xót xa, giận mà thơng cho sự hoang dã mông muội của những kẻ cha thành ngời và những ngời không đợc làm ngời.
- Nhóm thứ hai là những truyện ngắn cất lên tiếng nói cảm khái thâm trầm trớc thế sự hôm nay.
- Nhóm thứ ba là những truyện ngắn thể hiện cảm hứng trào lộng trang nghiêm (thuật ngữ của M.Bakhtin) trớc vẻ đẹp của cuộc đời sinh hoá hồn nhiên.
Đây là cách phân chia có tính chất tơng đối, vì nhiều truyện ngắn của Ma Văn Kháng có thể cùng một lúc xếp vào nhóm này, hay nhóm kia, nhng một số truyện xếp vào nhóm nào cũng thấy cha ổn.
Hầu hết những truyện ngắn thuộc nhóm thứ nhất là những tác phẩm viết về đề tài miền núi. Khi Ma Văn Kháng đến với văn đàn thì cuộc sống miện núi phía Bắc Tổ quốc đã đợc miêu tả qua một cái nhìn ổn định trong những tác phẩm xuất sắc tạo nên thành tựu của văn xuôi thời kháng chiến chống Pháp.
Thực ra, Ma Văn Kháng không viết về miền núi phía Bắc nói chung, mọi sự chú ý của nhà văn đều hớng về vùng biên ải: “Vùng biên ải” là nhan đề một cuốn tiểu thuyết của Ma Văn Kháng. Các truyện ngắn “Giàng Tả”, “Vệ sỹ của quan châu”, “Ông lão gác vờn và con chó Phúm”, “Ngời thợ bạc ở phố cũ”, “Mã Đại Câu - Ngời quét chợ Mờng Cang”, “Móng vuốt thời gian”, “Thím Hoóng”.v.v. Đều là những truyện ngẵn đặc sắc viết về vùng biên ải. Hành vi chê hớng vào đời sống con ngời và xã hội vùng biên ải gắn chặt với trình độ văn hoá, một giới hạn văn minh. Thế giới ở thời mới khai thiên là nơi ngự trị của cái hoang sơ rừng rú. Vô khối con ngời ở đây không ý thức đợc hành vi của mình. Cho nên, không phải ai có dính líu với địch đều là kẻ thù của nhân dân. Có lẽ Ma Văn Kháng đã viết “Giàng Tả” để nói lời minh oan cho những con ngời nh thế. Lý lịch trích ngang của Giàng Tả rất phức tạp, lúc ở với địch, lúc lại theo giúp bộ đội ta.
Nhiều tác phẩm viết về cuộc sống các dân tộc miền núi đã gợi dậy ở chúng ta ngay từ khi ngồi trên ghề nhà trờng lòng căm thù và niềm cảm thông: Hành vi chê hớng vào lòng căm thù bọn thực dân cớp nớc, bọn lang đạo, phìa tạo xấu xa tàn ác, cảm thông với cuộc sống lầm than của quần chúng bị áp bức bóc lột. Nhng Giàng Tả nằm ở đâu trong niềm cảm súc của chúng ta? Làm sao có thể xem Giàng Tả là kẻ thù. Chẳng ai thèm chấp một Mã Đại Câu “ăn cháo
đái bát”, ngu dại tới mức bị giết mà vẫn không biết mình bị lừa. Tiểu thuyết và truyện ngắn của Ma Văn Kháng để lại trong tâm hồn ngời đọc nỗi nhức nhối khôn nguôi và sự “Hồi tổ”, “Lộn giống”, cùng “Bản tính của đời sống rừng rú” ở miền biên ải. Cái nhìn hiện đại đợc tựa chắc trên nền tảng quan niệm về tính “hồn nhiên” của lịch sử đã khiến cho nhãn quan giai cấp của nhà văn Ma Văn Kháng trở nên thấu triệt và thấm đẫm tinh thần nhân bản.
Già nửa số truyện ngắn của Ma Văn Kháng thuộc nhóm thứ hai. Hành vi chê hớng vào đời sống thành thị trong sự đổi thay mạnh nẽ của đất nớc sau chiến thắng 1975. Sau năm 1975 khi đất nớc thanh bình cuộc sống của những con ngời bắt đầu có những bớc chuyển biến mới, các nhân vật trong truyện ngắn và tiểu thuyết của Ma Văn Kháng cũng vậy, cái tốt cái xấu đan xen lẫn lộn, có những cái nghịch lý với quy luật thì lại đợc đề cao, tôn trọng, có địa vị cao trong xã hội, nên trở thành đối tợng chê của Ma Văn Kháng. Với vai trò là ngời kể truyện, trong tác phẩm “Ngời đánh trống trờng”, Ma Văn Kháng đã miêu tả chân dung một cán bộ đơng chức, đại diện chi chính quyền, lại đang trên đà thăng tiến nh thế này: “Chiến tuổi ngoại tứ tuần, ngời to, đầu nhỏ, mặt vênh, mắt ngỡng thiên, mắt chỉ địa, mày rậm, môi thâm, sẹo đầu sẹo cổ, tóc lởm khởm, tiếng nói the thé. Con ngời diện mạo, hình trạng dị dạng nọ, một thời đi làm ở mỏ than, ăn cắp bị đuổi về, thuộc nòi lục lâm, dâm bôn khét tiếng. dân quê vốn ngu, hèn, sợ chiến hơn sợ cọp”.
Việc kéo đối tợng trần thuật xích lại gần ngời kể chuyện đã mở đờng cho văn xuôi tự sự miêu tả đời sống hiện tại nh nó đang tiếp diễn, đầy những dang dở, phù vân. Cánh cửa dân chủ của t duy nghệ thuật đợc mở rộng, chất văn xuôi và những chuyện không đâu của cuộc sống hàng ngày, thờng ngày và vào tiểu thuyết và truyện ngắn. “Trung du - chiều ma buồn”, “Trái chín mùa thu”, “Mẹ già”, “Bô nông ở biển”, “Trăng soi sân nhỏ”, “Ngời đánh trống trờng”, “Chọn chồng”, “Anh cả tôi - ngời sung sớng”, “Cô giáo chủ nhiệm”, “Heo may - gió lộng”, “Ngời giúp việc”, “Mảnh đạn”, “Một chốn nơng thân”, “Mẹ và con”, “Quê nội”, “Đợi chờ”, “Nhà nhiều tầng”, “Mất điện”.v.v. Chỉ cần ngần ấy cái nhan đề, liệt kê một cách lộn xộn những tác phẩm thuộc nhóm truyện thứ hai
của Ma Văn Kháng cũng đủ chứng tỏ hành vi chê của những câu chuyện hớng về cái thờng ngày, hàng ngày, về những con ngời bé nhỏ, vô danh, tởng nh vô nghĩa đã chiếm một khoảng rộng nh thế nào trong sáng tác của nhà văn.
Đa cái thờng ngày vào văn xuôi cha phải là nhân tố quan trọng bậc nhất khiến truyện ngắn xích lại gần tiểu thuyết. Trong t duy tiểu thuyết, ngời kể chuyện và đối tợng trần thuật đợc đặt trên một mặt bằng giá trị ngang nhau.
Hoà chung vào bản hòa tấu của nền văn xuôi đậm chất tiểu thuyết sau năm 1975, nhóm truyện ngắn viết về đời sống thành thị của Ma Văn Kháng vẫn là một tiếng nói riêng của một t tởng nghệ thuật, một cảm hứng thẩm mỹ không thể trộn lẫn. Trong truyện ngắn của Ma Văn Kháng có nhiều cảnh đốn mạt, nhếch nhác đến thảm hại của con ngời. Gốc gác của sự nhếch nhác, đốn mạt ấy dờng nh chẳng có mấy liên quan tới hoàn cánh xuất thân, hay lập trờng, quan điểm. Ma Văn Kháng miêu tả bằng hành vi chê mọi sự đốn mạt, ma quái, tà nguỵ của cuộc đời từ góc độ nhân tính. Các truyện ngắn “Ngời đánh trống tr- ờng”, “Trăng soi sân nhỏ”, “Bồ nông ở biển”, “Chọn chồng”, “Cô giáo chủ nhiệm”, “Mảnh đạn”, “Quê nội”, “Đợi chờ”, “Xóm giềng”, “Mất điện”.v.v. đều ít hay nhiều toát lên tinh thần ấy.
Ma Văn Kháng buồn đời, thơng đời, mà không chán đời. Nhà văn nhiều khi giận đời, mà cha bao giờ căm đời. Bởi vì quan niệm nhân bản về con ngời trong truyện ngắn Ma Văn Kháng thấm đẫm một tinh thần lạc quan. Tinh thần ấy có cơ sở ở niềm tin của nhà văn vào ý thức, lý trí và tính năng động nh là bản chất của sự sống con ngời. Mạch truyện “Tóc Huyền màu bạc trắng” ngầm chứa một triết lý rất lạc quan: “Ngời là con vật có lý trí và rất uyển chuyển. Nó biết cách sống cả trong những hoàn cảnh khủng khiếp nhất”. Truyện “Anh thợ chữa khoá” cũng toát lên một tinh thần lạc quan nh thế về tính năng động đầy ý thức của cuộc sống con ngời. Tinh thần lạc quan của Ma Văn Kháng còn có cơ sở ở niểm tin vào bản năng vô thức, tiềm thức, vùng tăm tối sâu thẳm trong thế giới tâm linh, nơi lu giữ vĩnh hằng phần nhân tính tạo nên mặt tơi sáng nhất, đáng yêu nhất của sự sống con ngời. Niềm tin và tinh thần lạc quan ấy thấm đợm từng tác phẩm của nhà văn và đặc biệt toả sáng ở những truyện ngắn tạm xếp
vào nhóm truyện thể hiện cảm hứng trào lộng trang nghiêm trớc vẻ đẹp của dòng đời sinh hoá hồn nhiên.
“Anh thợ chữa khoá”, “Thanh minh - trời trong sáng”, “Seo Ly - kẻ khuấy động tình trờng”, “Ngẫu sự”, “Những ngời đàn bà” là những truyện ngắn tiêu biểu thuộc nhóm này. “Anh thợ chữa khoá” là truyện ngắn hấp dẫn, hàm súc, có nhiều lớp nghĩa. Có thể tìm thấy ở đây hình ảnh con ngời sống cuộc đời nhỏ nhoi, chết cái chết vô nghĩa, nhng rất xứng danh là Con Ngời với hai chữ viết hoa.
Tính công khai bộc lộ chủ đề và sự cố ý tô đậm chân dung tính cách nhân vật bằng hành vi chê là đặc điểm nổi bật của truyện ngắn Ma Văn Kháng.
Nh đã nói, thế giới hình tợng trong truyện ngắn Ma Văn Kháng tạo dựng vững chắc trên cái nền của một t tởng nghệ thuật, một khuynh hớng cảm hứng thẩm mỹ. Nội dung t tởng của truyện ngắn Ma Văn Kháng thờng vợt ra bên ngoài giới hạn của đề tài và chất liệu.
Lồng giai thoại vào cốt truyện, sáng tạo giai thoại có hàm nghĩa sâu sa cũng là đặc điểm dễ nhận biết của truyện ngắn Ma Văn Kháng. Truyện ngắn Ma Văn Kháng có khuynh hớng xích lại gần tiểu thuyết.
Lồng giai thoại vào cốt truyện cùng với ngôn ngữ mang dáng dấp đời thờng là cách xử lý nghệ thuật vẫn thờng bắt gặp trong truyện ngắn Ma Văn Kháng. Truyện “Thanh minh - trời trong sáng” có giai thoại lý thú với hành vi chê về một “Thằng cha giám đốc” nói ngọng líu, ngọng lô, e lờ nó nói thành en nờ.
Truyện ngắn Ma Văn Kháng cón có khuynh hớng mở rộng các thành phần mạch trần thuật, hoà văn nói và văn viết.
Nhà văn đã sáng tạo ra hình tợng ngời kể chuyện toàn năng, biết hết, thấy tất, mang nhiều nét xác thực tâm lý, gần gũi với hình tợng tác giả. Những gì nhân vật ngời kể chuyện, suy ngẫm, trăn trở hình nh cũng chính là những điều đang suy ngẫm, trăn trở của nhà văn. Dòng trần thuật của truyện ngắn Ma Văn