Trong cuộc sống có những cái cha tốt, cha hoàn thiện, cha đạt yêu cầu mà chúng ta không thể dùng đến vũ lực hoặc pháp luật để “Cân”, để “Chỉnh” lại, khi đó ngời ta thờng dùng ngôn ngữ để phê phán những cái đó. Và nh vậy hành vi chê xuất hiện.
Chê là hành vi đánh giá tiêu cực (đánh giá xấu). Có nhiều cách định nghĩa chê.
Theo định nghĩa trong Từ điển tiếng Việt (1992, Hoàng Phê chủ biên, tr. 143), chê là “tỏ ý không thích, không vừa ý vì cho là kém là xấu”. Ví dụ: chê chiếc áo may không đẹp.
Tác giả Nguyễn Nh ý (Chủ biên) trong cuốn “Đại từ điển tiếng Việt” (Nhà xuất bản văn hoá thông tin, tr. 340) định nghĩa chê là: “Đánh giá thấp, không cho là phải, là tốt”, ví dụ: Ai cũng chê nó xấu; cao chê ngỏng, thấp chê lùn.
Theo cách phân loại các động từ hành vi tại lời của Austin (1962) thì hành vi chê thuộc nhóm ứng xử (behabitives): N1 + V + N2 + P. Trong đó, N1 là ngời phát ngôn; N2 là ngời tiếp nhận; V là động từ ở thời quá khứ; P là nội dung mệnh đề. Ví dụ những trờng hợp nh: Cảm ơn (thank); chúc mừng (congratulate), phê bình (Criticize) là thuộc nhóm ứng xử.
Còn theo Searle (1975) thì “chê” là hành vi đánh giá trong phạm trù Biểu cảm (expressives), diễn đạt thái độ của ngời nói đối với một số hoàn cảnh, tình thế cụ thể đợc nêu ra trong nội dung mệnh đề P (ví dụ: Phần gạch chân của câu “Xin lỗi vì đã dẫm lên ngón chân anh”). ở đây không có hớng khớp lời mà chỉ có nhiều trạng thái tâm lý khác nhau và nội dung mệnh đề “phải là liên quan giữa ngời nói S và ngời nghe H” (tr. 357).
Dựa vào đích ở lời, đặc tính cú pháp và cách lý giải các hành vi ngôn ngữ theo giải pháp ngôi thứ nhất, nhà nghiên cứu ngôn ngữ học Anna Wierzbicka cũng đa ra định nghĩa về một động từ tiếng Anh tiêu biểu cho nhóm động từ biểu thị hành vi chê là động từ “Phê bình” (Criticize) với những nét nghĩa nh sau:
1- Tôi đang nghĩ về Y của X.
2- Tôi nói: Tôi nghĩ rằng có thể nói điều gì đó xấu về Y.
3- Tôi nghĩ rằng tôi có những lý do xác đáng để mà nói điều đó.
4- Tôi nghĩ rằng do những điều ở trên, cho nên có thể nói những điều gì đó xấu về việc X đã làm.
5- Tôi nói điều nó ra vì tôi muốn làm cho ngời ta biết rằng tôi đã nghĩ nh thế nào về X.
6- Tôi nghĩ (tởng tợng ra) rằng vì những điều tôi nói ra thì một ngời nào đó có thể làm cái gì đó tốt hơn.
Theo cách hiểu của chúng tôi, chê là một hành vi đa dạng và mang tính chủ quan cao. Hành vi chê đợc SP1 thực hiện khi SP1 nhận xét, đánh giá về X. X có thể là vật, việc, đặc điểm thuộc SP1 (ngời nói) hoặc SP2 (ngời tiếp nhận) hoặc của ngôi thứ ba nào đó đã tồn tại trớc khi xảy ra hành vi chê. Theo SP1 nghĩ thì X xấu hoặc cha đạt chuẩn. SP1 tỏ thái độ không hài lòng về X và nói cho SP2
biết ý kiến của mình về X.
Nói ngắn gọn, chê là hành vi bày tỏ thái độ đánh giá tiêu cực, chủ quan của ngời nói về một vấn đề nào đó (ngời/vật/việc) khi nhận thấy vấn đề đó không đúng, không tốt, không phù hợp hoặc cha thoả đáng.
Ngời ta có thể chê một từ, (ví dụ: Vứt! Hỏng! Hứ! Ôi dào!...), cũng có thể chê bằng một văn bản trọn vẹn dài hoặc ngắn (Ví dụ: một bài báo, một tác phẩm phê bình văn học....), hoặc cũng có thể chê bằng những “ngữ điệu không lời” nh: Cái nhếch mép, chun mũi, nụ cời ruồi, cử chỉ xua tay, lắc đầu...
Trong phạm vi luận văn này, chúng tôi chỉ có thể đi sâu vào một khía cạnh nhỏ của hành vi chê (hành vi đánh giá tiêu cực), tức là tìm hiểu hành vi
chê với các biểu thức phát ngôn chê ở lời dẫn nhập và các dạng tham thoại hồi đáp của hành vi chê trong tác phẩm của Ma Văn Kháng.
ở đây chúng tôi chỉ đề cập đến những trờng hợp hội thoại là một cặp thoại (song thoại) gồm một tham thoại dẫn nhập và một tham thoại hồi đáp, chứ không phải đi sâu vào cuộc thoại hoặc các dạng thoại khác.
Trong hội thoại, SP1 là ngời thực hiện hành vi chê, SP2 là ngời tiếp nhận hoặc chứng kiến hành vi đó của SP1, SP1 có thể thực hiện hành vi chê trực tiếp hoặc gián tiếp, bằng phát ngôn chê có lõi là biểu thức chê nguyên cấp. Hành vi chê có thể là kiểu tự chê nếu đối tợng chê là SP1 và chê nếu đối tợng chê không phải là SP1. Chê có thể xuất hiện ở tham thoại dẫn nhập hoặc hồi đáp, có thể là hành vi chủ hớng trong tham thoại nhng cũng có thể là hành vi phụ thuộc để củng cố tăng cờng hiệu lực cho một hành vi khác nh: Khuyên dạy, từ chối, phủ định, kết tội, trừng phạt ... Những vấn đề trên rất thú vị nếu có điều kiện đi sâu. Tuy nhiên trong phạm vi luận văn này, do điều kiện của tác phẩm nên chúng tôi chỉ tập trung nghiên cứu chủ yếu về hành vi chê với vai trò là hành vi chủ hớng trong tham thoại ở lời dẫn nhập và sự tiếp nhận của nó ở tham thoại hồi đáp.
Chúng ta có thể nhận biết đợc hành vi chê có phải là chủ hớng hay không căn cứ vào ngữ cảnh và lời ngời đối thoại. Bởi vì “Hành vi chủ hớng có chức năng trụ cột, quyết định hớng của tham thoại và quyết định hành vi đáp thích hợp của ngời đối thoại” [8, tr.303] .