Đây là tham thoại hồi đáp mà ngời tiếp nhận không biểu lộ sự đồng tình hay phản đối nội dung chê.
VD: (307) - SP1: Cái chú này. Chủ khách cái gì mà phân biệt thế. Tục ngữ Pháp có câu rất hay: Cái gì trả đợc bằng tiền thì là rẻ nhất. Chú Tự đừng
ngại. Cứ sòng phẳng, thuận mua vừa bán. Anh đi quốc tế nhiều, anh muốn quan hệ chúng mình hiện đại nh thế. (SP1 nói mỉa và hàm ý chê SP2 kém hiểu biết).
SP2: Thế hả? (MVK, 39, tr.366).
Tham thoại hồi đáp trong VD trên không nằm trong số các lối nói biểu hiện hành vi chấp nhận, cũng không thuộc lối nói hành vi từ chối, khớc từ. Đây có thể coi là một cấu trúc hồi đáp ở dạng trung gian. Tham thoại hồi đáp chỉ có chức năng đáp lời, biểu hiện một chiến thuật giao tiếp cốt để giữ vững cuộc thoại, làm cho cuộc thoại đợc tiếp tục: Tôi đã và đang nghe anh nói, tôi có biết vấn đề anh nêu ra nhng tôi cha có hoặc không có ý kiến gì. Tức là ngời hồi đáp đã nhợng lại cho ngời chê (SP1) quyền tiếp tục hoặc dừng lại cuộc thoại.
Nh vậy, nếu căn cứ vào tham thoại hồi đáp để phân chia cặp thoại thì ở hành vi chê, ngoài các cặp thoại tích cực và tiêu cực còn có cặp thoại trung gian.
Trên đây là một số trờng hợp hồi đáp chê thờng gặp trong những cặp thoại là cặp kế cận trong phạm vi t liệu của chúng tôi. Qua đây, có thể thấy, các hành vi cũng nh các kiểu hồi đáp tiêu cực của hành vi chê rất đa dạng và phong phú. Tuỳ theo quan hệ liên cá nhân giữa SP1 và SP2; giữa SP2 và đối tợng chê (nếu đối tợng chê là ngôi thứ ba), tuỳ theo nội dung và mức độ chê so với nội dung và mức độ phạm lỗi, và đặc biệt là tuỳ theo ý định của SP2 muốn tiếp tục hay dừng lại cuộc thoại, có muốn giữ thể diện cho SP1 và cả cho bản thân mình hay không mà SP2 có thể phản hồi tiêu cực bằng hành vi nào.
3.4. Tiểu kết
Các tham thoại hồi đáp chê trong tác phẩm của Ma Văn Kháng cũng rất
phong phú và đa dạng không kém các tham thoại chê ở lời dẫn nhập. Hồi đáp chê trong tác phẩm của Ma Văn Kháng thờng hớng vào những vấn đề của cuộc sống xảy ra hàng ngày, có những lời hồi đáp đồng tình chấp nhận với những lời chê, những lỗi của mình gây ra, nhng bên cạnh đó lại có những lời hồi đáp không đồng tình, chấp nhận với những lời chê và đã có những biểu hiện tiêu cực. Vì vậy đối với tham thoại hồi đáp chê, trong tác phẩm của Ma Văn Kháng mà chúng tôi khảo sát đợc, căn cứ vào hớng hồi đáp, chúng tôi chia ra các tham thoại hồi đáp vào nội dung mệnh đề chê và hồi đáp vào chính hành vi chê; căn
cứ vào đích hồi đáp chúng tôi chia ra các tham thoại hồi đáp tích cực, hồi đáp tiêu cực, và hồi đáp trung gian.
Các hành vi cụ thể trong trờng hợp hồi đáp tích cực là: Đồng tình chê, phát triển ý chê, khuyên, thanh minh, nhận khuyết điểm, hứa, chống chế, im lặng. Các hành vi trong trờng hợp hồi đáp tiêu cực là: Thanh minh, hờn dỗi, nói lảng, hỏi vặn, chê lại, khen, im lặng.
Điều đặc biệt là trong khi tham thoại chê ở lời dẫn nhập, ngôn ngữ của Ma Văn Kháng thờng có các yếu tố lịch sự đi kèm, nhng trong lời hồi đáp chê hầu nh những yếu tố đó không xuất hiện. Có chăng là yếu tố lịch sự đã hàm ẩn trong cách hồi đáp. Chẳng hạn, khi ngời tiếp nhận muốn bày tỏ thái độ lịch sự trong tham thoại hồi đáp chê thì Ma Văn Kháng thờng dùng hành vi nhận khuyết điểm hoặc hứa sửa chữa v.v..Và nếu nh ở hành vi khác (chẳng hạn: cảm thán, cam kết, thanh minh, hứa, khen...), tham thoại hồi đáp chứa hành vi đi ng- ợc với hành vi đa ra ở lời dẫn nhập thì tham thoại đó sẽ thuộc kiểu tham thoại hồi đáp tiêu cực (tức không đáp ứng đợc đích mà tham thoại dẫn nhập đa ra). Nhng ở hành vi chê khác, có thể có tham thoại hồi đáp chê tích cực là một tham thoại chứa hành vi ngôn ngữ đối lập.
Tùy thuộc vào từng nội dung tác phẩm, hoàn cảnh giao tiếp của nhân vật, từng chu cảnh chê, mục đích chê, quan hệ liên cá nhân giữa ngời chê và ngời bị chê, ngời tiếp nhận chê mà ngôn ngữ chê, cách thức chê của Ma Văn Kháng sẽ thay đổi.
Phần Kết luận
Nh ở phần mở đầu, chúng tôi đã nói về vai trò của việc nghiên cứu hành vi chê và hồi đáp chê trong phạm vi cặp thoại trên cơ sở t liệu trong tác phẩm của Ma Văn Kháng mà chúng tôi khảo sát đợc, nhằm giúp ngời giao tiếp nhận diện đợc hành vi chê và các kiểu hồi đáp chê để có thể giao tiếp đạt hiệu quả hơn. Việc nhận diện hành vi chê không những là phải nắm đợc cấu trúc, các thành tố cơ bản tạo nên biểu thức chê (các công thức khái quát của hành vi chê) mà còn phải xem xét sự thể hiện của chúng trong các phát ngôn chê với các thành phần mở rộng đi kèm, các yếu tố ngoài biểu thức ngữ vi nh yếu tố lịch sự, vấn đề xng hô, quan hệ liên cá nhân chi phối hành vi chê nh thế nào? Hồi đáp chê có thể xuất hiện ở những kiểu dạng nào?...
Để luận giải những vấn đề trên, chúng tôi đã vận dụng những lý thuyết về hành vi ngôn ngữ, lý thuyết về hội thoại, lý thuyết về lịch sự giao tiếp, quan hệ liên cá nhân, đặc biệt là các tiểu thuyết và truyện ngắn của Ma Văn Kháng. Bên cạnh đó, một số bài báo và luận án về dụng học cũng là những góp ý tốt cho chúng tôi tiến hành đề tài.
Trong quá trình nghiên cứu về hành vi chê trong tác phẩm của Ma Văn Kháng, chúng tôi đã tiến hành các bớc sau:
- Trên cơ sở t liệu thống kê là các cặp thoại có hành vi chê chủ hớng, chúng tôi đã xác định biểu thức ngữ vi nguyên cấp của hành vi chê. Biểu thức ngữ vi nguyên cấp của hành vi chê có tính sở dụng phổ biến, chiếm số lợng lớn trong các tác phẩm của Ma Văn Kháng, chúng tôi tiến hành khảo sát, xem xét từng thành tố tạo nên cấu trúc của biểu thức ngữ vi và các mối quan hệ giữa chúng.
- Từ những biểu thức ngữ vi chê, chúng tôi tiến hành xem xét các phát ngôn chê và sự chi phối của các yếu tố lịch sự, của vấn đề xng hô, của các quan hệ liên cá nhân đã có ảnh hởng nh thế nào đến các bộ phận mở rộng trong phát ngôn chê.
- Bên cạnh các phát ngôn chê ở dạng trực tiếp, trên cơ sở t liệu chúng tôi đã thống kê và hệ thống hoá thành một số dạng phát ngôn chê gián tiếp để giúp ngời giao tiếp tránh đợc nhầm lẫn chê với một số hành vi khác có cùng dạng biểu thức.
- Sau khi đã xem xét phát ngôn chê ở lời dẫn nhập, trên cơ sở t liệu chúng tôi tiến hành định dạng các kiểu hồi đáp của hành vi chê.
Với các bớc tiến hành nh trên, kết quả nghiên cứu của luận văn đã thấy đợc:
- Biểu thức ngữ vi chê nguyên cấp, do sự đa dạng về vật quy chiếu của các thành tố (VD: Ngời chê có thể là SP1 - kiểu tự chê, cũng có thể là SP2; đối t- ợng chê có thể là SP1, SP2 hoặc ngôi thứ ba nào đó...). Hơn nữa, trong biểu thức chê nguyên cấp thờng không có mặt ngời chê - SP1 và không có động từ ngữ vi chê, cho nên, không thể áp dụng mô hình phát ngôn ngữ vi tờng minh của J.Rooss. Chúng tôi đã thử xây dựng một kiểu cấu trúc áp dụng cho biểu thức chê nguyên cấp là: X- V. Trong đó, X biểu thị đối tợng chê. Đối tợng chê có thể là ngời, là vật hoặc là việc. Còn V chính là nội dung của lời chê. Nội dung lời chê trong biểu thức chê nguyên cấp bao giờ cũng có mặt những tính từ đánh giá với ý nghĩa tiêu cực (ý nghĩa xấu). Chúng có thể kết hợp với một số yếu tố khác (nh các phụ từ hoặc từ tình thái) làm thành vị ngữ của biểu thức chê. V có thể là một ngữ tính từ, một kết cấu danh - động từ, danh - tính từ hoặc một câu tục ngữ. Chúng tôi cũng xem xét một số trờng hợp thuộc vấn đề nên chê hay không nên chê theo quan niệm văn hoá của xã hội Việt Nam khi nói về X - cái biểu hiện đối tợng chê. Biểu thức ngữ vi chê nguyên cấp đợc ứng dụng nhiều trong t liệu. Các biểu thức ngữ vi chê chỉ là những công thức khái quát, còn thể hiện những công thức ấy nh thế nào là do các phát ngôn chê. Và chính nhờ các biểu thức ngữ vi chê mà chúng ta có thể nhận ra các phát ngôn chê.
- Các phát ngôn chê có lõi là những biểu thức ngữ vi chê và một số các thành phần mở rộng. Thành phần mở rộng trong phát ngôn chê có thể là những yếu tố hô gọi, những yếu tố tình thái. Do tính đe doạ thể diện của hành vi chê là rất cao đối với ngời bị chê, cho nên trong các phát ngôn chê, các thành phần mở
rộng do nhu cầu của phép lịch sự nhằm giảm thiểu tính đe doạ thể diện của hành vi chê.
Các phát ngôn chê có thể là những phát ngôn chê trực tiếp (có lõi là một biểu thức ngữ vi chê nguyên cấp), cũng có thể là phát ngôn chê gián tiếp dới dạng nói tránh, nói mỉa hoặc dới dạng một số biểu thức của các hành vi khác nh: Hỏi, khuyên, phỏng đoán, chửi mắng, than, miêu tả, thông báo, yêu cầu - ra lệnh, khen.
- Có thể cùng một phát ngôn chê ở lời dẫn nhập, nhng lời hồi đáp chê trong tham thoại hồi đáp lại khác nhau. Điều đó phụ thuộc vào đối tợng chê, nội dung chê, mức độ chê, quan hệ liên cá nhân giữa ngời chê và ngời bị chê. Tham thoại hồi đáp của hành vi chê có thể là tham thoại hồi đáp tích cực và cũng có thể là tham thoại hồi đáp tiêu cực. Các hành vi hồi đáp trong tham thoại hồi đáp rất phong phú và đa dạng, nhng dựa vào t liệu có thể quy về hai dạng chính là: Hồi đáp vào chính hành vi chê và hồi đáp vào nội dung mệnh đề chê.
Qua nghiên cứu, khảo sát t liệu, chúng tôi nhận thấy ở hành vi chê kiểu tham thoại hồi đáp tích cực và hành vi chê kiểu tham thoại hồi đáp tiêu cực xuất hiện ngang nhau. Một điểm nữa đáng lu ý là trong khi các tham thoại chê ở lời dẫn nhập, những yếu tố của phép lịch sự xuất hiện khá nhiều thì ở các tham thoại hồi đáp chê hầu nh không xuất hiện những yếu tố này. Có chăng là yếu tố lịch sự đã lồng ghép hàm ẩn trong những cách hồi đáp khác nhau.
Qua đó, ta thấy hành vi chê có nhữ biểu hiện rất phong phú và đa dạng trong các tham thoại giao tiếp của cuộc sống hàng ngày. Trong các tác phẩm của Ma Văn Kháng các chức năng sử dụng của hành vi chê cũng vô cùng phong phú. Ngôn ngữ của Ma Văn Kháng gần gũi với cuộc sống của những con ngời bình dị, Ma Văn Kháng đã viết bằng sự cảm nhận, bằng tình cảm chân thành của mình nên ngôn ngữ văn chơng của ông mang dáng dấp ngôn ngữ đời thờng, giản dị, phần lớn có tính khẩu ngữ cao. Các nhân vật giao tiếp với nhau về mọi lĩnh vực hoạt động trong xã hôi, có giao tiếp thì xã hội mới tồn tại và phát triển.
Trong tiếng Việt vấn đề xng hô chiếm số lợng áp đảo. Có thể bắt gặp trong tiểu thuyết và truyện ngắn của Ma Văn Kháng là hình ảnh thu nhỏ của
tiếng Việt, Ma Văn Kháng sử dụng vấn đề xng hô trong phát ngôn chê để có thể tác động làm gia tăng hoặc giảm nhẹ mức độ hiệu quả của lời chê, góp phầm cải thiện hoặc làm thay đổi mối quan hệ giữa những nhân vật tham gia giao tiếp. Ngôn ngữ của Ma Văn Kháng bộc lộ chủ yếu ở hành vi chê và hồi đáp chê, hành vi chê xuất hiện trong tất cả tiếng Việt, nó nổi trội và chiếm số lợng lớn trong tiếng Việt, trong đó biểu thức ngữ vi chê nguyên cấp, thành phần mở rộng cảm thán xuất hiện với tần số lớn trong tác phẩm của Ma Văn Kháng. Ma Văn Kháng để cho các nhân vật của mình giao tiếp, đối thoại với nhau, phát ngôn chê nổi bật trong các cuộc giao tiếp, tùy thuộc vào từng lứa tuổi, giới tính, địa vị xã hội, chu cảnh chê mà có những cách chê và những cách hồi đáp khác nhau. Hành vi chê của Ma Văn Kháng thờng hớng vào những vấn đề của đời sống cập nhật, đang sảy ra hàng ngày nên ngôn ngữ mang đậm sắc thái văn chơng. Đặc điểm nổi bật trong các tiểu thuyết, truyện ngăn Ma Văn Kháng là tính triết luận. Nhà văn hiện diện trong các tác phẩm của mình nh một nhân vật “Biết tuốt” và - a triết lý. Chính những vấn đề nổi trội đó thể hiện phong cách ngôn ngữ riêng của nhà văn phân biệt với các nhà văn khác. Do điều kiện có hạn và do khuôn khổ của t liệu nên chúng tôi chỉ dừng lại ở việc điểm xuyết qua một số cách dùng của hành vi chê với các hành vi khác qua việc miêu tả cấu trúc của các biểu thức chê, phát ngôn chê ở lời dẫn nhập và nêu ra một số kiểu hành vi hồi đáp trong phạm vi cặp thoại.
Khảo sát hành vi chê và hồi đáp chê trong tác phẩm của Ma Văn Kháng là một thử nghiệm trong việc nghiên cứu một hành vi ngôn ngữ cụ thể, trong khảo sát t liệu cụ thể đặt trong sự hành chức của nó, đặc biệt là một hành vi ngôn ngữ tiềm tàng tính đe doạ thể diện dơng tính đối với ngời tiếp nhận nh hành vi chê. Chúng tôi hy vọng rằng kết quả nghiên cứu trong luận văn của chúng tôi có thể sẽ là những gợi ý cho việc nghiên cứu tiếp những hành vi ngôn ngữ cụ thể khác, giúp ngời sử dụng có thể dễ dàng nhận dạng các hành vi ngôn ngữ và sử dụng ngôn ngữ đạt hiệu quả hơn. Đặc biệt là đối với đối tợng học tiếng Việt nh học sinh phổ thông, những ngời nớc ngoài ....thì những cấu trúc biểu thức ngữ vi, những đặc điểm của phát ngôn ngữ vi, các dạng phát ngôn
biểu thị hành vi ngôn ngữ một cách gián tiếp, các kiểu hồi đáp.... của một hành vi ngôn ngữ cụ thể sẽ là những dấu hiệu quan trọng giúp ngời học nắm đợc cách sử dụng và tiếp nhận hành vi đó một cách hiệu quả.
Tuy nhiên, do khuôn khổ của t liệu còn nhiều vấn đề liên quan đến hành vi chê mà luận văn cha đề cập tới. Chẳng hạn, vấn đề hành vi chê trong phạm vi một cuộc thoại hoặc các dạng thoại khác (tam thoại, tứ thoại ...), các kiểu cấu tạo của những thành ngữ, quán ngữ, tục ngữ biểu thị nội dung chê trong tiếng Việt ...Những vấn đề này nếu đợc nghiên cứu tiếp theo trong phạm vi t liệu rộng hơn sẽ còn nhiều điều lý thú. Chúng tôi mong muốn sẽ có dịp đợc đề cập đến những vấn đề nói trên trong một tơng lai gần./.
Tài liệu tham khảo
1. Nguyễn Thị vân Anh (2001), Cặp thoại thỉnh cầu trong sự kiện lời nói thỉnh cầu (xin), luận văn thạc sĩ ĐHSP Hà Nội.
2. Vĩnh Bá (1998), English Vietnamese Idiom Dictionary, NXB Giáo dục, TP. Hồ Chí Minh.
3. Diệp Quang Ban (1998), Ngữ pháp tiếng Việt, tập 1 và 2, NXB Giáo
dục, Hà Nội
4. Diệp Quang Ban (1998), Văn bản và liên kết trong tiếng Việt, NXB
Giáo dục, Hà Nội
5. Diệp Quang Ban (2005), Ngữ pháp tiếng Việt, NXB Giáo dục, Hà Nội 6. Chử Thị Bích (2001), Hành vi cho tặng trong sự kiện lời nói cho, tặng,
Luận văn thạc sĩ, ĐHSP Hà Nội.
7. Nguyễn Tài Cẩn (1975), Ngữ pháp tiếng Việt, NXB Đại học và THCN,