Hoạt động của tổ chuyên môn ở trường THPT

Một phần của tài liệu Một số biện pháp quản lý hoạt động tổ chuyên môn ở trường THPT huyện nghi xuân tỉnh hà tĩnh luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục (Trang 38)

1.3.1. Mục tiêu hoạt động của tổ chuyên môn ở trường THPT

Trong trường THPT, TCM là một bộ phận cấu thành trong bộ máy tổ chức, quản lý của trường. Các TCM có mối quan hệ hợp tác với nhau và các bộ phận khác trong nhà trường nhằm thực hiện chương trình giáo dục và các hoạt động giáo dục nhằm hướng tới mục tiêu giáo dục.

Mục tiêu hoạt động của TCM ở trường THPT là:

- Xây dựng và triển khai kế hoạch các hoạt động giáo dục và dạy học, quản lý kế hoạch và hoạt động của tổ viên, quản lý các thành viên trong việc thực hiện tốt quy chế chuyên môn của ngành.

- Bằng việc trao đổi kinh nghiệm giữa các thành viên trong tổ nhằm ngâng cao năng lực cho GV.

- Tạo sự đoàn kết thống nhất các GV trong tổ, kịp thời động viên giúp đỡ GV hoàn thành tốt nhiệm vụ.

- Quản lý sâu sát tình hình chất lượng học sinh, để phối hợp với Hiệu trưởng quản lý chất lượng giáo dục - đào tạo của nhà trường.

- Xác định được tầm nhìn, sứ mạng, hệ giá trị, định hướng hoạt động của tổ để tập hợp các tổ viên cùng hướng về mục tiêu chung.

- Thực hiện tốt các chức năng để đảm bảo sự ổn định, nhất quán trong các hoạt động của tổ theo chương trình kế hoạch nhằm đạt được mục tiêu đã định.

- Tạo sự thay đổi cần thiết trong tổ để thích ứng và phát triển.

Trong trường THPT, tổ chuyên môn được xem như là đơn vị sản xuất trực tiếp. Điều 16 Điều lệ trường THPT nêu rõ:

1. Hiệu trưởng, các Phó Hiệu trưởng, giáo viên, viên chức thư viện, viên chức thiết bị thí nghiệm của trường trung học được tổ chức thành tổ chuyên môn theo môn học hoặc nhóm môn học. Mỗi tổ chuyên môn có tổ trưởng, từ 1 đến 2 tổ phó chịu sự quản lý, chỉ đạo của Hiệu trưởng, do Hiệu trưởng bổ nhiệm và giao nhiệm vụ vào đầu năm học.

2. Tổ chuyên môn có những nhiệm vụ:

a) Xây dựng kế hoạch hoạt động chung của tổ, hướng dẫn xây dựng và quản lý kế hoạch cá nhân của tổ viên theo kế hoạch giáo dục, phân phối chương trình môn học của Bộ GD&ĐT và kế hoạch năm học của nhà trường;

b) Tổ chức bồi dưỡng chuyên môn và nghiệp vụ; tham gia đánh giá, xếp loại các thành viên của tổ theo các qui định của Bộ GD&ĐT;

c) Đề xuất khen thưởng, kỷ luật đối với giáo viên. 3. Tổ chuyên môn sinh hoạt hai tuần một lần.

Tóm lại, nội dung hoạt động của tổ chuyên môn ở trường THPT gồm: - Xây dựng và triển khai kế hoach hoạt động chung của tổ.

- Hướng dẫn xây dựng và quản lý kế hoạch cá nhân của tổ viên theo kế hoach dạy học, phân phối chương trình và các hoạt động giáo dục khác của nhà trường.

- Tổ chức bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho GV thuộc tổ quản lý.

- Tham gia đánh giá, xếp loại các thành viên của tổ theo quy định của Chuẩn nghề nghiệ giáo viên trung học và các quy định khác hiện hành.

- Giới thiệu tổ trưởng, tổ phó.

Tổ chuyên môn sinh hoạt 2 tuần 1 lần và có thể họp đột xuất theo yêu cầu công việc hay khi HT yêu cầu.

1.3.3. Đánh giá về chất lượng hoạt động của TCM ở trường THPT

Theo thông tư số 12/2009/TT-BGDĐT ngày 12/5/2009 về việc ban hành quy định tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục trường THCS, và Quy định về tiêu chuẩn đánh giá chất lượng trường THPT ban hành theo Quyết định số 80/2008/QĐ- BGDĐT ngày 30/12/2008 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT tổ chuyên môn của nhà trường hoàn thành các nhiệm vụ theo quy định:

a) Có kế hoạch công tác và hoàn thành các nhiệm vụ theo quy định tại điều lệ trường trung học:

- Kế hoạch hoạt động chung của tổ theo tuần, tháng, học kỳ và cả năm học nhằm thực hiện chương trình, kế hoạch dạy học và các hoạt động khác;

- Kế hoạch cụ thể dạy chuyên đề, tự chọn, dạy ôn thi tốt nghiệp, dạy bồi dưỡng học sinh yếu kém;

- Kế hoạch cụ thể về sử dụng đồ dùng dạy học, thiết bị dạy học, đủ theo các tiết trong phân phối chương trình;

- Văn bản của lãnh đạo nhà trường về việc nhận xét thực hiện các nhiệm vụ năm học của tổ chuyên môn;

- Các minh chứng khác (nếu có).

Cần so sánh những hoạt động của tổ chuyên môn với các nhiệm vụ theo quy định của điều lệ trường trung học. Mục đích là tổ hoạt động có theo quy định không? Nếu chưa đầy đủ cần giải thích lý do? (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Cần so sánh những hoạt động của tổ chuyên môn với các nhiệm vụ do lãnh đạo nhà trường giao?

b) Sinh hoạt ít nhất 2 tuần một lần về hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ và các hoạt động giáo dục khác:

- Biên bản sinh hoạt chuyên môn của tổ hoặc nhóm chuyên môn;

- Sổ nhật ký hoặc biên bản đánh giá chất lượng về hiệu quả hoạt động của các thành viên trong tổ;

- Biên bản đánh giá, xếp loại giáo viên;

- Các thông tin minh chứng khác liên quan đến chỉ số.

Cần đánh giá chất lượng của các buổi sinh hoạt chuyên môn theo quy định ít nhất 2 tuần tổ chuyên môn sinh hoạt một lần về hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ và các hoạt động giáo dục khác.

c) Hằng tháng rà soát, đánh giá việc thực hiện các nhiệm vụ được phân công. - Biên bản rà soát đánh giá để cải tiến các biện pháp thực hiện nhiệm vụ được giao của tổ chuyên môn;

- Biên bản chỉnh sửa, bổ sung các nội dung mới, các biện pháp mới và kế hoạch.

Hằng tháng, rà soát, đánh giá để cải tiến các biện pháp thực hiện nhiệm vụ được giao đồng thời tiến hành cải tiến các biện pháp thực hiện nhiệm vụ được giao.

Các tiêu chí cơ bản để đánh giá hoạt động của tổ chuyên môn gồm:

- Đánh giá hoạt động tổ chức dạy học: việc thực hiện chuyên môn đúng theo chương trình chuẩn của Bộ GD&ĐT; thực hiện chuyên môn đúng theo kế hoạch của tổ; thực hiện chuyên môn đúng theo kế hoạch của GV theo các mức độ đánh giá: tốt; khá; đạt yêu cầu; chưa đạt yêu cầu.

- Đánh giá hoạt động bồi dưỡng GV của TCM: xác định mục đích yêu cầu, đối tượng tham gia bồi dưỡng; kế hoạch, nội dung, hình thức bồi dưỡng (Thường xuyên, tại chỗ (thăm lớp, dự giờ, thực tập, thao giảng, hội giảng, thi giáo viên giỏi, tổ chức các chuyên đề...); Không thường xuyên (tham gia các lớp/khóa đào tạo bồi dưỡng, tự bồi dưỡng...)), cung cấp các điều kiện tổ chức thực hiện. Tổ chức đánh giá, rút kinh nghiệm công tác bồi dưỡng.

1.4. QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG CỦA TCM Ở TRƯỜNG THPT 1.4.1. Vai trò của công tác quản lý hoạt động của tổ chuyên môn

Quản lý hoạt động tổ chuyên môn là những tác động có tổ chức, có định hướng của chủ thể quản lý (HT) đến đối tượng quản lý (TCM) nhằm đảm bảo cho hoạt động của tổ chuyên môn đi vào nề nếp đạt hiệu quả và phù hợp với điều kiện thực tế của nhà trường, trong đó sử dụng và khai thác có hiệu quả nhất các tiềm năng, các cơ hội để nâng cao chất lượng giảng dạy- giáo dục trong nhà trường theo ý chí của chủ thể quản lý (HT).

Quản lý hoạt động tổ chuyên môn là hoạt động của chủ thể quản lý (HT) nhằm tập hợp vào tổ chức các hoạt động của tổ chuyên môn, GV, HS và các lực lượng giáo dục khác cũng như huy động tối đa các nguồn lực giáo dục để nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo trong nhà trường.

Quản lý hoạt động tổ chuyên môn chủ yếu là tác động đến tổ trưởng chuyên môn (TTCM) và tập thể GV trong tổ chuyên môn để tổ chức và phối hợp hoạt động trong quá trình giảng dạy-giáo dục HS theo mục tiêu đào tạo.

1.4.2. Quản lý công tác kế hoạch của tổ chuyên môn

Lập kế hoạch là quá trình xác định mục tiêu hoạt động của tổ chuyên môn và quy định những biện pháp tốt nhất để thực hiện mục tiêu. Nó có vai trò định hướng cho toàn bộ các hoạt động, là cơ sở để huy động tối đa các nguồn lực cho việc thực hiện các mục tiêu và là căn cứ cho việc kiểm tra đánh giá quá trình thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ của nhà trường, của tổ cũng như của cá nhân.

Các loại kế hoạch của tổ chuyên môn và giáo viên:

Thời gian

Kế hoạch Năm Học kỳ Tháng Tuần

Tổ chuyên môn Kế hoạch dạy học; kế hoạch Kế hoạch dạy học; kế hoạch Chương trình công tác hàng Lịch sinh hoạt tổ,

chủ nhiệm; kế hoạch công tác chủ nhiệm; kế hoạch công tác tháng nhóm chuyên môn Giáo viên Kế hoạch dạy học; kế hoạch chủ nhiệm; kế hoạch công tác Kế hoạch dạy học; kế hoạch chủ nhiệm; kế hoach công tác Kế hoạch tự học, tự bồi dưỡng và viết sáng kiến kinh nghiệm Kế hoạch giảng dạy (Sổ báo giảng trước đây)

Để tổ chuyên môn lập được kế hoạch đáp ứng với mục tiêu, sát với tình hình thực tế và có tính khả thi thì HT cần:

- Nâng cao nhận thức cho đội ngũ TTCM và GV. - Thành lập tổ, nhóm để xây dựng kế hoạch.

- Xác định mục tiêu, chương trình công tác của tổ, nhóm trên tinh thần mục tiêu chung của nhà trường.

- Tiến hành thu thập các thông tin, tổ chức đánh giá thông tin, dự báo sự phát triển từ đó xác định các mục tiêu, chỉ tiêu cụ thể, các phương pháp, biện pháp thực hiện trong kỳ kế hoạch.

- Lập kế hoạch sơ bộ. - Lập kế hoạch chính thức.

Tổ chuyên môn phải xây dựng một bản kế hoạch chung về hoạt động chuyên môn trong năm học dựa vào kế hoạch hoạt động chung của nhà trường, nội dung hoạt động chung của tổ chuyên môn, mỗi tổ phải vạch ra được kế hoạch hoạt động chuyên môn của tổ. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Trong một năm học có bao nhiêu buổi sinh hoạt và mỗi buổi sinh hoạt giải quyết một chuyên đề về chuyên môn nghiệp vụ gì.

- Lịch tiến hành thực tập quay vòng để kiểm tra, phân loại giáo viên.

- Lịch khảo sát chất lượng, kiểm tra học kỳ, hoàn thành hồ sơ sổ sách, kiểm tra hồ sơ giáo viên, báo cáo.

- Lịch soạn bài và làm đồ dùng dạy học...

Kế hoạch của tổ phải thật cụ thể, nêu rõ nội dung công việc, yêu cầu, thời gian, phân công công việc, lề lối làm việc.

1.4.3. Quản lý công tác tổ chức hoạt động giảng dạy của tổ chuyên môn

Các biện pháp thực hiện nội dung quản lý hoạt động nâng cao chất lượng học tập của học sinh.

* Khảo sát, đánh giá thực trạng chất lượng học tập của học sinh

Ngay từ đầu năm học, HT phải tổ chức kiểm tra các môn văn hóa để đánh giá phân loại học sinh. Giao cho các tổ, nhóm chuyên môn thống kê chất lượng học sinh theo môn học theo quy định của quy chế đánh giá xếp loại học sinh THPT do Bộ GD&ĐT ban hành.

* Lập kế hoach nâng cao chất lượng học tập của học sinh

Căn cứ vào kết quả đã khảo sát về tình hình thực tế của nhà trường, HT giao cho PHT phụ trách chuyên môn cùng với các tổ trưởng, nhóm trưởng chuyên môn sắp xếp lớp học theo khối, theo đối tượng học sinh và tiến hành phân công chuyên môn cho GV theo các lớp sao cho phù hợp với năng lực sở trường của từng người để GV có thể phát huy cao nhất khả năng trình độ trong việc giảng dạy - giáo dục tạo điều kiện nâng cao chất lượng từng lớp và toàn trường.

* Thực hiện kế hoạch nâng cao chất lượng học tập của học sinh

Căn cứ vào kế hoạch đã đề ra, HT tổ chức triển khai, triển khai lịch học và quản lý hoạt động học tập để nâng cao chất lượng học tập của học sinh cả về thời gian và chất lượng học tập, tinh thần, thái độ và phương pháp học tập. Để quản lý hoạt động dạy học nhằm nâng cao chất lượng học tập của học sinh thì người quản lý

cần chú ý tới việc quản lý hoạt động học của học sinh.

Bố trí dạy thay ở những lớp giáo viên thiếu, vắng, dạy bù những tiết nghỉ thiếu. Những học sinh nghỉ học phải tổ chức phụ đạo để theo kịp chương trình.

Vai trò của tổ chuyên môn là đảm bảo đồng bộ thực hiện chương trình theo đúng quy định.

Ngoài những đợt thao giảng chuyên môn tập trung tổ trưởng tổ chức kiểm tra thăm lớp, dự giờ giáo viên (cùng với 01 đến 02 giáo viên trong tổ) phát hiện những vấn đề cần điều chỉnh chung trong toàn tổ.

1.4.4. Quản lý công tác bồi dưỡng, tự bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ và nghiên cứu khoa học cho giáo viên

Hàng năm, TTCM, HT phải đánh giá, phân loại năng lực của GV trong tổ để có kế hoạch bồi dưỡng GV. Việc đánh giá, phân loại GV phải chính xác. Để phân loại GV một cách khách quan, Tổ trưởng phải thu thập và phân tích thông tin từ nhiều kênh, như: dự giờ thăm lớp, dùng phiếu thăm dò học sinh, thông qua tổ, nhóm chuyên môn, lấy ý kiến từ phía cha mẹ học sinh...Đây là việc làm rất cần thiết đối với TTCM cũng như HT nhà trường trong công tác quản lý GV. Việc phân loại đúng GV, giúp HT phân công giảng dạy phù hợp, tổ chức bồi dưỡng GV đúng năng lực làm cho công tác giảng dạy của GV đáp ứng được yêu cầu của người học, từ đó nâng cao chất lượng dạy và học trong nhà trường. Cùng với TTCM, HT cần cân nhắc xem trong tổ chuyên môn, ai có khả năng đi đào tạo trên chuẩn và bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ. Phải coi vấn đề bồi dưỡng thường xuyên để nâng cao nghiệp vụ là quyền lợi và nghĩa vụ đối với mọi GV.

Hiệu trưởng chỉ đạo các tổ chuyên môn bàn bạc để lên kế hoạch cụ thể về vấn đề tự học, tự bồi dưỡng của tổ mình qua việc phân công cụ thể cho từng GV nghiên cứu những vấn đề cần thiết để thảo luận trước tổ trong buổi họp chuyên môn như: những nội dung dạy học khó, PPDH mới, những chuyên đề về đổi mới PPDH... Từ đó, các GV được phân công chịu trách nhiệm báo cáo chuyên đề trong các buổi họp

để cả tổ cùng bàn bạc thảo luận đi đến thống nhất chung. HT có kế hoạch phân công GV tư vấn giúp đỡ lẫn nhau trong chuyên môn: GV có năng lực giúp đỡ GV yếu đặc biệt là tư vấn giúp đỡ GV trẻ mới ra trường đang trong thời gian tập sự. Trong bản kế hoạch của mình, mỗi cá nhân đều phải đăng ký vấn đề tự hoc, tự bồi dưỡng. Tất cả GV trong nhà trường đều phải có sổ tự học, tự bồi dưỡng, đây là một loại hồ sơ bắt buộc đối với GV. Mỗi GV phải đăng ký đề tài sáng kiến kinh nghiệm đầu năm học, phải coi việc viết sáng kiến kinh nghiệm là việc làm bắt buộc đối với GV và là tiêu chí xếp loại thi đua đối với cá nhân và tổ.

Để tạo điều kiện tốt cho GV trong công tác tự học, tự bồi dưỡng thì HT bàn bạc trong BGH, ủy quyền cho PHT phụ trách chuyên môn có kế hoạch thường xuyên tổ chức các chuyên đề, hội thi trong nhà trường, như: chuyên đề đổi mới PPDH, chuyên đề bồi dưỡng học sinh giỏi và phụ đạo học sinh yếu kém, chuyên đề trao đổi kinh nghiệm luyện thi đại học, hội thi thao giảng GV giỏi cấp trường để chọn giáo viên thi GV giỏi cấp tỉnh, phong trào dự giờ thăm lớp, hội thi làm đồ dùng dạy học, các chuyên đề ngoại khóa... Tất cả các hoạt động đó đều có tác dụng nâng cao năng lực dạy học

Một phần của tài liệu Một số biện pháp quản lý hoạt động tổ chuyên môn ở trường THPT huyện nghi xuân tỉnh hà tĩnh luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục (Trang 38)