0
Tải bản đầy đủ (.doc) (121 trang)

Đổi mới công tác kiểm tra và đánh giá chất lượng hoạt động của

Một phần của tài liệu MỘT SỐ BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG TỔ CHUYÊN MÔN Ở TRƯỜNG THPT HUYỆN NGHI XUÂN TỈNH HÀ TĨNH LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC (Trang 105 -109 )

3.2.5.1. Mục tiêu của biện pháp

Kiểm tra đánh giá góp phần thúc đẩy hoạt động của tổ chuyên môn nói riêng và hoạt động giảng dạy của GV nói chung.

Đổi mới kiểm tra, đánh giá hoạt động của tổ chuyên môn giúp nhà quản lý kiểm định và đánh giá được chất lượng dạy học trong nhà trường một cách khoa học và linh hoạt phù hợp với thực tiễn hoạt động.

Trong quản lý nhà trường, kiểm tra, đánh giá toàn diện mọi hoạt động là công việc diễn ra thường xuyên. Việc kiểm tra đánh giá TCM cũng không nằm ngoài thông lệ đó.

Như đã trình bày ở mục 3.2.3, tăng cường tính tự chủ của TTCM để các TCM có sự năng động trong sinh hoạt chuyên môn là một biện pháp cần thiết. Song điều này không đồng nghĩa với sự buông lỏng quản lý. Ngược lại, càng tin tưởng, giao cho các tổ quyền tự chủ trong xây dựng kế hoạch và phương thức hoạt động bao nhiêu, thì càng phải tăng cường giám sát và nắm bắt thông tin về kết quả hoạt động bấy nhiêu.

Từ trước đến nay, ở các trường THPT trên địa bàn huyện Nghi Xuân, nhiều HT có kinh nghiệm trong việc kiểm tra, đánh giá nhằm quản lý tốt hơn chất lượng hoạt động của TCM. Thông thường, công việc kiểm tra của HT chủ yếu tập trung vào các mặt:

- Nội dung sinh hoạt của tổ chuyên môn.

- Việc thực hiện quy chế chuyên môn ở các tổ chuyên môn.

- Vấn đề tự học, tự bồi dưỡng của các thành viên trong tổ chuyên môn. - Việc thực hiện kế hoạch hoạt động của các tổ chuyên môn.

- Công tác thi đua của tổ chuyên môn...

Về hình thức, có thể là kiểm tra nội bộ hoặc kết hợp với các đợt kiểm tra, thanh tra chuyên môn của Sở. Dù với hình thức nào, giám sát, kiểm tra kịp thời và thường xuyên như thế, HT sẽ nắm bắt được thực trạng các TCM trong trường, có biện pháp xử lý, giải quyết những hiện tượng bất ổn mới nảy sinh, hoặc phát huy những nhân tố tích cực mới xuất hiện.

Tuy nhiên, có thể thấy một điều, với cách quản lý như thường thấy, HT thường bị vướng rất chặt vào các công việc sự vụ. Trong cương vị của mình, HT phải bao quát nhiều hoạt động, xử lý nhiều mối quan hệ đối nội cũng như đối ngoại... Với khối lượng công việc bề bộn như thế, HT cần đổi mới công tác kiểm tra, đánh giá, để

vừa có được những thông tin cơ bản, chính xác, vừa tập trung thời gian và trí tuệ cho những việc hệ trọng.

3.2.5.3. Tổ chức thực hiện

Đi tìm câu trả lời cho vấn đề làm sao để đổi mới thực sự cách kiểm tra, đánh giá hoạt động của TCM, chúng tôi nhận thấy ý kiến của TS Nguyễn Bá Thái rất đáng suy nghĩ. Ông cho rằng: nên chuyển chế độ QLGD từ chế độ chỉ huy, bao cấp sang chế độ quản lý chất lượng theo các tiêu chuẩn đã được lượng hoá. Quan điểm này có thể áp dụng cho việc quản lý ở tầm vĩ mô (ngành), cũng có thể áp dụng cho việc quản lý ở tầm vi mô (trường).

Việc kiểm tra toàn diện các mặt của HT đối với TCM như bấy lâu vẫn được áp dụng trong các trường THPT ở huyện Nghi Xuân cũng như các trường khác trên toàn tỉnh dẫu sao vẫn nằm trong mô hình chế độ chỉ huy, bao cấp. Với mô hình quản lý đã bộc lộ những lạc hậu, bất cập như thế, dù người lãnh đạo có năng nổ đến mấy cũng khó có được những sáng tạo.

Từ lâu, ở châu Âu, người ta đã sử dụng hệ thống đánh giá chất lượng gồm hai yếu tố: yếu tố tác độngyếu tố kết quả và xác định tương quan giữa hai yếu tố này là 50 - 50.

Quản lí tổ chuyên môn trên những đầu việc rất quen thuộc như đã nêu trên. Nghĩa là chỉ tập trung quản lý công việc của nhân lực lao động chưa quan tâm kết quả thiết thực (lượng và chất) từ những công việc của họ.

Xin phân tích một dẫn chứng. Một trong các đầu việc mà GV phải thực hiện hằng năm là tự bồi dưỡng, tích luỹ chuyên môn. Khi đánh giá chất lượng chuyên môn của cá nhân, người ta xem đây là một "tham số". Nhưng, vấn đề là căn cứ vào đâu để nhận biết GV đã thực hiện công việc này có hiệu quả? Thao tác quen thuộc lâu nay: kiểm tra Sổ tích luỹ chuyên môn. Cuốn sổ nàysẽ cho biết, trong một năm học, GV đã đọc được những cuốn sách gì, những tài liệu nào, ghi chép được nhiều hay ít. Và để đánh giá về mặt này, người ta thường căn cứ vào độ dày, mỏng; nhiều, ít của tư liệu.

Rõ ràng, kiểm tra như vậy chỉ mới là nhìn bề ngoài, không biết được thực hư việc tích luỹ chuyên môn của GV và nhất là không thể nắm bắt được tác dụng của nó. Cách làm này rõ ràng nảy sinh nhiều điều bất cập. Thứ nhất, trong tình hình bùng nổ thông tin và với những điều kiện kỹ thuật như hiện nay, tích luỹ kiến thức bằng việc ghi chép một cách rất thủ công thì quả là hết sức lạc hậu. Chỉ cần một máy vi tính, GV có thể cập nhật nhiều thông tin cần thiết tải từ mạng internet, sắp xếp lại thành các mục một cách khoa học, không khác gì một thư viện điện tử cá nhân nằm gọn trong một phương tiện xách tay. Như vậy, chỉ xét về lượng, sự tích luỹ theo kiểu cũ đã không còn đáp ứng được yêu cầu. Thứ hai, xét về chất (căn cứ vào hiệu quả thực tế) HT không cần biết trong một năm, GV đã đọc, tích luỹ được những gì, mà phải nắm được việc tích luỹ chuyên môn của GV các tổ đã đưa lại điều gì mới mẻ, khả quan. Có những chuyên đề nào được soạn thảo, trình bày, thể nghiệm trong dạy học? Có những bài báo nào được đăng tải? Có những ý kiến nào được khẳng định trong các hội thảo về bộ môn? Nếu thiếu hẳn những kết quả cụ thể như vậy thì cái gọi là tích luỹ chuyên môn cũng chỉ là chuyện đối phó, và dù kiểm tra chặt chẽ đến đâu cũng chỉ là hình thức mà thôi.

Một ví dụ khác, hằng năm, các TCM phải lên kế hoạch bồi dưỡng học sinh giỏi và bồi dưỡng học sinh thi vào các trường đại học, cao đẳng. Kế hoạch bồi dưỡng và thời gian thực hiện nên để các tổ chủ động. HT chỉ cần quan tâm sâu hơn đến một số vấn đề có liên quan như chế độ thu, chi sao cho hợp lí, đảm bảo hài hoà về nghĩa vụ và quyền lợi giữa HS và GV. Nhưng ở khâu quan trọng nhất là kết quả cụ thể thì HT phải nắm thật chắc, bởi vì chỉ ở đó, chất lượng của hoạt động này mới được phản ánh đầy đủ.

Trên đây, chúng tôi chỉ nêu và phân tích một trong số rất nhiều mục thường được thực hiện trong việc kiểm tra để đánh giá chuyên môn ở các tổ. Cách làm này có thể áp dụng rộng rãi cho việc kiểm tra toàn diện các hoạt động của tổ. Theo chúng tôi, việc quản lí yếu tố tác động (nhân lực và các công việc cụ thể) vẫn không thể bỏ qua. Nhưng, HT có thể giao việc này cho PHT phụ trách chuyên môn, còn mình sẽ

tập trung quản lí yếu tố kết quả, nghĩa là theo dõi sát sao hơn các kết quả theo yêu cầu lượng hoá. Kết quả các hoạt động chuyên môn được "cân, đong, đo, đếm" càng cụ thể, rõ ràng thì việc đánh giá càng có căn cứ, tăng sức thuyết phục.

Một phần của tài liệu MỘT SỐ BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG TỔ CHUYÊN MÔN Ở TRƯỜNG THPT HUYỆN NGHI XUÂN TỈNH HÀ TĨNH LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC (Trang 105 -109 )

×