0
Tải bản đầy đủ (.doc) (121 trang)

Đảm bảo các chế độ chính sách đối với tổ trưởng chuyên môn

Một phần của tài liệu MỘT SỐ BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG TỔ CHUYÊN MÔN Ở TRƯỜNG THPT HUYỆN NGHI XUÂN TỈNH HÀ TĨNH LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC (Trang 109 -111 )

3.2.6.1. Mục tiêu của biện pháp

Trong các nhà trường, vai trò quản lý của TTCM rất lớn. Họ chính là người chịu trách nhiệm trước HT về điều hành toàn bộ hoạt động của tổ. Đảm bảo chế độ chính sách cho đội ngũ TTCM chính là để động viên khuyến khích GV nhiệt tình công tác, hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao. Góp phần giải quyết được mâu thuẫn giữa công hiến và quyền lợi vốn là một nhu cầu thiết thân của người lao động, tạo động lực và niềm tin phấn đấu cho nhà giáo.

3.2.6.2. Nội dung của biện pháp

Những biện pháp được đề xuất trên đây nhằm phát huy cao nhất năng lực của TTCM và các thành viên trong TCM, thúc đẩy, nâng cao hiệu quả, chất lượng hoạt động của các TCM trong trường THPT trên địa bàn huyện Nghi Xuân- Hà Tĩnh. Tuy nhiên, các biện pháp đó vẫn khó thực hiện được triệt để nếu không tính đến một mâu thuẫn tất yếu sẽ nảy sinh trong quá trình quản lý: đó là mâu thuẫn giữa cống hiến và hưởng thụ. Nhà quản lý yêu cầu rất cao ở TTCM, tìm mọi phương thức quản lý mới để khai thác khả năng chuyên môn của họ. Để thực hiện những gì mà HT yêu cầu, TTCM phải nỗ lực nhiều hơn, "lao tâm khổ tứ" hơn trong công việc. Vậy thì, những thành quả đích thực mà tổ lao động đạt được nhờ áp dụng các biện pháp mà HT đề ra cộng với sự tích cực của bản thân người tổ trưởng, đem lại lợi ích thiết thực cho nhà trường thì phải được đánh giá như thế nào cho xứng đáng? Làm gì để khích lệ tinh thần tìm tòi sáng tạo, để duy trì chất lượng của hoạt động của các TCM một cách bền lâu? Đó chỉ có thể là vấn đề HT phải đảm bảo tốt nhất chế độ chính sách cho đội ngũ TTCM.

Trong các doanh nghiệp, các cơ sở sản xuất, nếu người lao động đạt năng suất cao, có những cải tiến kỹ thuật đạt hiệu quả kinh tế thì thường được thưởng bằng vật chất. Chế độ thưởng cao thấp thế nào tùy vào tiềm lực kinh tế của doanh nghiệp. Có những doanh nghiệp thưởng cho cán bộ, nhân viên có thành tích với số tiền không nhỏ.

Những điều đó dĩ nhiên rất khó áp dụng trong ngành giáo dục. Ngân sách giáo dục bậc THPT, đều là nguồn ngân sách Nhà nước. Hằng năm, các trường có chế độ phụ thu, nhưng các nguồn thu đó vừa ít, vừa phải chịu sự quy định của địa phương, của Nhà nước.

Trên thực tế đó, HT phải biết tính toán, cân đối để chi tiêu hợp lí. Ngoài những khoản chi ổn định (theo văn bản qui định), HT cần năng động, vận dụng khoản ngân sách dành cho chuyên môn để lập quỹ thưởng, trong đó, dành một phần thích đáng thưởng cho TTCM có thành tích cao trong năm học. Theo chúng tôi, HT phải thật "mạnh tay" trong việc chi tiêu cho chuyên môn, bằng cách vận dụng mức cao nhất trong khung quy định mà các văn bản cho phép. Ở điểm này, chúng tôi chỉ nêu vấn đề, để thấy một việc cần thiết phải làm. Giải quyết vấn đề quỹ thưởng thế nào là tuỳ ở tình hình cụ thể từng trường cũng như khả năng vận dụng sáng tạo của HT. Chỉ biết rằng, trong tình hình hiện nay, nếu người quản lý chỉ nghĩ đến một phía là những đóng góp của giáo viên mà không tính đến phía khác là đảm bảo quyền lợi vật chất cho họ thì mọi phong trào, mọi hoạt động không chóng thì chầy cũng rơi vào bế tắc mà thôi.

3.2.6.3. Tổ chức thực hiện

Hiệu trưởng cần phải tự nâng cao trình độ quản lý tài chính, phải nghiên cứu kỹ các văn bản chỉ thị, hướng dẫn của nhà nước, của Bộ giáo dục, Sở giáo dục để có những quyết định đúng đắn, phù hợp với điều kiện thực tế nhà trường, với nguyên tắc thu chi thanh quyết toán tài chính của nhà nước. Nguồn lực tài chính, điều kiện cần để thực hiện các mục tiêu giáo dục của nhà trường, nó cũng là điều kiện để người quản lý thực hiện được các nguyên tắc quản lý, có khi nó cũng là công cụ quản lý trong chỉ đạo công tác dạy và học trong các nhà trường.

Cần dành một phần lớn nguồn tài chính chi cho hoạt động chuyên môn, chi cho dạy học và thi đua khen thưởng để tạo động lực cho CBQL và GV.

Muốn phát huy vai trò hoạt động của các TTCM có hiệu quả, HT cần tìm ra các biện pháp tác động hữu hiệu như:

+ Xây dựng chế độ, chính sách, lợi ích về kinh tế tạo động lực cho TTCM hoạt động.

+ Thực hiện tốt công tác xã hội hoá giáo dục, thu hút sự tài trợ, đầu tư, ủng hộ của các lực lượng xã hội bên ngoài Nhà trường cho công tác đào tạo, bồi dưỡng.

+ Xây dựng chế độ chính sách khen thưởng thoả đáng để khuyến khích đội ngũ TTCM phấn đấu, nỗ lực hoàn thành nhiệm vụ.

+ Thực hiện đầy đủ, kịp thời các chế độ về lương, phụ cấp cho đội ngũ TTCM. + Xây dựng chế độ ưu đãi, động viên TTCM tham quan học hỏi kinh nghiệm ở những trường tiên tiến, tham gia đi học cao học, lý luận chính trị, chuyên môn nghiệp vụ, nghiệp vụ QLGD…

Một phần của tài liệu MỘT SỐ BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG TỔ CHUYÊN MÔN Ở TRƯỜNG THPT HUYỆN NGHI XUÂN TỈNH HÀ TĨNH LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC (Trang 109 -111 )

×