0
Tải bản đầy đủ (.doc) (121 trang)

Thăm dò tính cần thiết, tính khả thi của các biện pháp đề xuất

Một phần của tài liệu MỘT SỐ BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG TỔ CHUYÊN MÔN Ở TRƯỜNG THPT HUYỆN NGHI XUÂN TỈNH HÀ TĨNH LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC (Trang 111 -121 )

ĐỀ XUẤT

Qua quá trình nghiên cứu lý luận, khảo sát, phân tích, đánh giá thực trạng công tác quản lý hoạt động của tổ chuyên môn ở các trường THPT huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh, chúng tôi đã đề xuất được 6 biện pháp:

1- Nâng cao nhận thức cho CBQL và GV về vị trí, vai trò, tầm quan trọng của TCM.

2- Xây dựng kế hoạch bồi dưỡng đội ngũ TTCM. 3- Tăng cường quyền tự chủ của tổ trưởng chuyên môn. 4- Bảo đảm các điều kiện hoạt động cho TCM.

5- Đổi mới công tác kiểm tra và đánh giá chất lượng hoạt động của TCM. 6- Đảm bảo các chế độ chính sách đối với TTCM.

Thăm dò sự cần thiết và tính khả thi của các biện pháp đề xuất chúng tôi tiến hành trưng cầu ý kiến của 9 HT, PHT; 47 TTCM, TPCM; 100 GV của 3 trường THPT trên địa bàn huyện Nghi Xuân - Hà Tĩnh, tổng số phiếu trưng cầu ý kiến là 156. Phiếu trưng cầu đề nghị các HT, PHT; TTCM, TPCM; GV đánh giá ở 3 mức độ: Rất cần thiết, cần thiết, không cần thiết; Rất khả thi, khả thi, không khả thi. Kết quả được thể hiện như sau:

* Bảng 3.1 Kết quả thăm dò tính cần thiết của các biện pháp đề xuất

Biện pháp Đối tượng

khảo sát

Mức độ Rất

cần thiết Cần thiết cần thiếtKhông

SL TL% SL TL% SL TL% 1. Nâng cao nhận thức cho

CBQL và GV về vị trí, vai HT,PHT(9)TT,TPCM(47) 735 77,8 274,5 12 22,225,5 00 00

GV(100) 83 83,0 17 17,0 0 0

TB 125 80,1 45 28,9 0 0

2. Xây dựng kế hoạch bồi

dưỡng đội ngũ TTCM HT,PHT(9)TT,TPCM(47) 838 88,9 180,1 9 11,119,1 00 00

GV(100) 90 90,0 10 10,0 0 0

TB 136 87,2 20 12,8 0 0

3. Tăng cường quyền tự

chủ của TTCM HT,PHT(9)TT,TPCM(47) 738 77,8 280,9 9 22,219,1 00 00

GV(100) 84 84,0 16 16,0 0 0

TB 129 82,7 27 17,3 0 0

4. Bảo đảm các điều kiện hoạt động cho TCM

HT,PHT(9) 5 55,6 4 44,4 0 0

TT,TPCM(47) 32 68,1 15 31,9 0 0

GV(100) 78 78,0 22 22,0 0 0

TB 115 73,7 41 26,3 0 0

5. Đổi mới công tác kiểm tra và đánh giá chất lượng hoạt động của TCM HT,PHT(9) 8 88,9 1 11,1 0 0 TT,TPCM(47) 41 87,2 6 12,8 0 0 GV(100) 86 86,0 14 14,0 0 0 TB 135 86,5 21 13,5 0 0 6. Đảm bảo các chế độ chính sách đối với TTCM HT,PHT(9)TT,TPCM(47) 640 66,7 385,1 7 33,314,9 00 00 GV(100) 83 83,0 17 17,0 0 0 TB 129 82,7 27 17,3 0 0

Qua kết quả thăm dò đánh giá ở bảng 3.1 cho thấy HT, PHT; TTCM, TPCM; GV đa số nhất trí cao các biện pháp quản lý hoạt động của TCM mà chúng tôi đề xuất. Hầu hết các đối tượng được khảo sát đều cho rằng các biện pháp đề xuất ở trên đều rất cần thiết. Các biện pháp có tỷ lệ đánh giá cao là: Nâng cao nhận thức cho CBQL và GV về vị trí, vai trò, tầm quan trọng của TCM (TB 80,1% ý kiến cho rằng rất cần thiết); Xây dựng kế hoạch bồi dưỡng đội ngũ TTCM (TB 87,2% ý kiến cho rằng rất cần thiết); Tăng cường quyền tự chủ của TTCM (TB 82,7% ý kiến cho rằng rất cần thiết); Đảm bảo chế độ chính sách đối với TTCM (TB 82,7% ý kiến cho rằng rất cần thiết). Biện pháp đánh giá mức độ rất cần thiết có lỷ lệ thấp hơn đó là: Đảm bảo các điều kiện hoạt động cho các TCM (TB 73,7% ý kiến cho rằng rất cần thiết). Trong đó đối tượng khảo sát là GV cho rằng phải quản lý công tác bồi dưỡng đội ngũ TTCM ở mức độ rất cần thiết cao nhất so với các đối tượng khảo sát khác (90%). Điều đó chứng tỏ để nâng cao chất lượng hoạt động của TCM trong giai đoạn hiện nay biện pháp phát huy vai trò của TTCM là rất cần thiết. Đồng thời với kết quả thăm dò như trên cho phép chúng tôi bước đầu khẳng định tính cần thiết của các biện pháp đã đề xuất trong việc quản lý hoạt động của TCM ở các trường THPT huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh.

* Bảng 3.2: Kết quả thăm dò tính khả thi của các biện pháp đề xuất

Biện pháp Đối tượng khảo sát

Mức độ

Rất khả thi Khả thi Không khả thi SL TL SL TL SL TL 1. Nâng cao nhận thức cho CBQL và GV về vị trí, vai trò, tầm quan HT,PHT(9) 5 55,6% 4 44,4% 0 0 TT,TPCM(47) 34 72,3% 13 27,7% 0 0 GV(100) 67 67,0% 33 33,0% 0 0 TB 106 67,9% 50 32,1% 0 0 2. Xây dựng kế hoạch bồi dưỡng đội ngũ TTCM HT,PHT(9) 8 88,9% 1 11,1% 0 0 TT,TPCM(47) 41 87,2% 6 12,8% 0 0 GV(100) 91 91,0% 9 9,0% 0 0 TB 140 89,7% 16 10,3% 0 0 3. Tăng cường quyền tự chủ của TTCM HT,PHT(9) 7 77,8% 2 22,2% 0 0 TT,TPCM(47) 35 74,5% 12 25,5% 0 0 GV(100) 85 85,0% 15 15,0% 0 0

TB 127 81,4% 29 18,6% 0 0

4. Bảo đảm các điều kiện hoạt

HT,PHT(9) 3 33,3% 6 66,7% 0 0

TT,TPCM(47) 25 53,2% 22 46,8% 0 0

GV(100) 47 47,0% 53 53,0% 0 0

TB 75 48,1% 81 51,9% 0 0

5. Đổi mới công tác kiểm tra và HT,PHT(9) 6 66,7% 3 33,3% 0 0 TT,TPCM(47) 32 68,1% 15 31,9% 0 0 GV(100) 56 56,0% 44 44,0% 0 0 TB 94 60,3% 62 39,8% 0 0 6. Đảm bảo các chế độ chính sách HT,PHT(9) 5 55,6% 4 44,4% 0 0 TT,TPCM(47) 21 44,7% 26 55,3% 0 0 GV(100) 57 57,0% 43 43,0% 0 0 TB 83 53,2% 73 46,8% 0 0

Kết quả thăm dò ở bảng trên cho thấy hầu hết HT,PHT; TTCM,TPCM; GV đều cho rằng các biện pháp quản lý hoạt động TCM mà chúng tôi đề xuất đều mang tính khả thi. Một số biện pháp có tính khả thi cao như: Xây dựng kế hoạch bồi dưỡng đội ngũ TTCM (có 89,7% ý kiến cho rằng rất khả thi). Tăng cường quyền tự chủ của TTCM (có 81,4% ý kiến cho rằng rất khả thi). Tuy nhiên một số biện pháp có tính rất khả thi chưa cao như: Đảm bảo các điều kiện hoạt động cho các TCM (chỉ có 48,1% ý kiến cho rằng rất khả thi); Đảm bảo chế độ chính sách đối với TTCM (chỉ có 53,2% ý kiến cho rằng rất khả thi). Điều đó cho thấy, trong thực tế để triển khai một biện pháp hoạt động trong công tác QLGD còn phụ thuộc rất nhiều yếu tố như: Điều kiện CSVC, tài chính, thời gian, năng lực và các yếu tố tâm lý trong quản lý của đội ngũ CBQL nhà trường nhất là HT, PHT và đội ngũ TTCM.

Với kết quả thăm dò trên đây một lần nữa khẳng định tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp mà chúng tôi đề xuất trong việc quản lý hoạt động của TCM ở các trường THPT ở huyện Nghi Xuân tỉnh Hà Tĩnh.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

1. KẾT LUẬN

1. Nâng cao chất lượng dạy học nói chung, trong các nhà trường bậc THPT nói riêng, TCM đóng một vai trò quan trọng. Từ góc nhìn lý luận, luận văn đã nêu và

kiến giải một số khái niệm then chốt: trường trung học phổ thông; tổ chuyên môn ở trường THPT; chất lượng tổ chuyên môn ở trường THPT, quản lí và vấn đề quản lí hoạt động của tổ chuyên môn ở trường THPT... Những khái niệm này đã được đề cập đến với những mức độ đậm nhạt khác nhau trong các văn bản pháp qui do Nhà nước ban hành trong các công trình nghiên cứu về Giáo dục học, về Quản lí giáo dục, trong các bài báo, các luận văn khoa học Giáo dục, song từ yêu cầu của công trình, chúng tôi đã tổng hợp và hệ thống hoá, lý giải một cách khá cụ thể, tạo dựng cơ sở lý thuyết để đi vào khảo sát đối tượng nghiên cứu được đặt ra trong phạm vi đề tài.

2. Thực hiện để tài này, chúng tôi đã khảo sát một cách khá đầy đủ thực trạng hoạt động của các TCM ở các trường THPT trên địa bàn huyện Nghi Xuân tỉnh Hà Tĩnh. Luận văn đã mô tả, phân tích thực trạng trên những mặt cơ bản: Thực trạng về các TCM của các trường THPT huyện Nghi Xuân; thực trạng hoạt động của các TCM; Thực trạng công tác quản lý của HT đối với hoạt động của TCM của tất cả các trường THPT trên địa bàn huyện Nghi Xuân.

Qua khảo sát có thể nhận xét: HT các trường đã có nhiều cố gắng trong việc quản lý các hoạt động nói chung và quản lý hoạt động của TCM nói riêng, góp phần đáp ứng yêu cầu đổi mới QLGD và yêu cầu GD&ĐT trong thời kỳ mới. Điều này chứng tỏ các nhà quản lý đã có những biện pháp nhất định để nâng cao chất lượng dạy học. Tuy nhiên một số mặt trong công tác quản lý hoạt động của TCM vẫn còn những tồn tại, hạn chế bất cập như: chưa phát huy tốt vai trò quản lý tổ của TTCM, có trường HT chưa thực sự tin tưởng giao quyền cho TTCM; chưa quan tâm chăm lo đảm bảo các điều kiện cho hoạt động của TCM; chế độ chính sách của đội ngũ TTCM chưa được quan tâm đúng mức, chưa phù hợp…

3. Trên cơ sở khảo sát thực trạng, phân tích những ưu điểm và hạn chế của những biện pháp đã áp dụng ở các trường THPT trên địa bàn huyện Nghi Xuân - Hà Tĩnh chúng tôi đi đến đề xuất một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng hoạt động của TCM ở các trường THPT huyện Nghi Xuân- Hà Tĩnh (nội dung cơ bản của chương 3). Các biện pháp được đề xuất phải tuân thủ những nguyên tắc: bảo đảm

tính mục tiêu, bảo đảm tính thực tiễn, bảo đảm tính khả thi. Các nguyên tắc này được xem là những tiền đề để đảm bảo cho việc áp dụng các biện pháp đúng hướng và có kết quả. Các biện pháp được đề xuất ở đây bao gồm:

1- Nâng cao nhận thức cho CBQL và GV về vị trí, vai trò, tầm quan trọng của TCM.

2- Xây dựng kế hoạch bồi dưỡng đội ngũ TTCM. 3- Tăng cường quyền tự chủ của tổ trưởng chuyên môn. 4- Bảo đảm các điều kiện hoạt động cho TCM.

5- Đổi mới công tác kiểm tra và đánh giá chất lượng hoạt động của TCM. 6- Đảm bảo các chế độ chính sách đối với TTCM.

Nội dung của các biện pháp, điều kiện và khả năng thực thi đều được chúng tôi phân tích kỹ và đặt trong nhiều tương quan. Có thể thấy ở đây, có những vấn đề thuộc về nhận thức của người quản lý, có những vấn đề thuộc về các hoạt động cụ thể có thể lượng hoá. Từ kết quả nghiên cứu có thể kết luận: Luận văn đã thực hiện được mục đích nghiên cứu, nhiệm vụ nghiên cứu và giả thuyết khoa học của đề tài.

2. KIẾN NGHỊ

2.1. Đối với Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Tĩnh

- Cần có chương trình, kế hoạch đào tạo bồi dưỡng thường xuyên về nghiệp vụ quản lý nhằm giúp đội ngũ CBQL các trường THPT trong toàn huyện nâng cao trình độ, cập nhật lý luận khoa học quản lý hiện đại, từ đó, có thể vận dụng vào thực tiễn của trường mình. Trên cơ sở Điều lệ trường THPT, Sở GD & ĐT cần cụ thể hơn nữa vị trí, vai trò, chức năng, quyền hạn, nhiệm vụ của TCM. Văn bản chỉ đạo phải bám sát chất lượng đội ngũ, tình hình hoạt động của các TCM ở tất cả các trường trong toàn huyện.

- Cần giao quyền tự chủ cho các trường trong việc lựa chọn đội ngũ. Từ trước đến nay, ở Hà Tĩnh, việc tuyển dụng GV chủ yếu do Sở GD&ĐT chịu trách nhiệm.

Sở GD&ĐT cần linh hoạt trong việc ban hành cơ chế song hành giữa quyền hạn và trách nhiệm. Vì chất lượng chuyên môn của đội ngũ là thước đo về trình độ, năng lực quản lý của HT các nhà trường.

- Cần đổi mới hình thức đánh giá thi đua đối với tập thể, cụ thể là TCM. Cần quan tâm đến quyền lợi vật chất một cách đúng mức khi đặt ra các danh hiệu thi đua.

2.2. Đối với các trường THPT

- Xác định đúng vị trí của TCM trong hoạt động chuyên môn của nhà trường. Cần thấy rõ những gì thuộc về vai trò của cá nhân, những gì là hiệu quả đích thực được tạo nên bởi hoạt động của tổ. Tránh biến TCM thành một bộ phận triển khai những công việc mang tính chất hành chính thuần tuý.

- Tin tưởng, giao quyền hạn nhất định cho TTCM trong công tác quản lý hoạt động của tổ.

- Đề xuất cho TTCM được đi học các lớp QLGD để trang bị cho họ những tri thức cơ bản ở mảng này.

- Trên cơ sở các văn bản của Nhà nước, của Bộ, Sở GD&ĐT, HT phải thể chế hoá, cụ thể hoá thành các quy định riêng của nhà trường, để các TCM chủ động xây dựng kế hoạch hoạt động của mình.

- Vận dụng một cách tối đa những quy định của các văn bản pháp lý để tác động tích cực vào hoạt động của TCM. Sự tác động này diễn ra không chỉ ở mặt hoạt động chuyên môn, mà cả ở những chế độ đãi ngộ, khen thưởng. Phải cung ứng những nhu cầu tốt nhất trong điều kiện cụ thể của trường mình để TCM có điều kiện hoạt động với hiệu suất cao.

Những kết quả nghiên cứu trên đây dù sao cũng mới chỉ là bước đầu. Dẫu rất cố gắng, song với phạm vi, đối tượng khảo sát và yêu cầu khoa học của đề tài, chúng tôi chắc chắn rằng, vấn đề còn phải tiếp tục được suy nghĩ, đào sâu, bổ sung. Mong rằng, trong công việc thực tế của bản thân, chúng tôi sẽ có điều kiện nâng cao nhận

thức, thâm nhập sâu hơn vào thực tiễn, thể nghiệm các biện pháp đã đề xuất, để nâng cao chất lượng hoạt động của các TCM ở nhà trường mà mình tham gia quản lý, và góp thêm một tiếng nói có trách nhiệm và có trọng lượng đối với nền giáo dục huyện Nghi Xuân. Được như vậy, chúng tôi tự thấy đã không phụ công của các nhà khoa học đã trực tiếp giảng dạy và hướng dẫn một cách tận tâm cho đề tài này của chúng tôi.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. 10 yếu tố quản lý có thể thúc đẩy năng lực hoạt động của nhóm làm việc,

vietnamlearning.vn

2. Ban Bí thư Trung ương Đảng (2004), Chỉ thị số 40-CT-TW về việc xây dựng nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lí giáo dục, Hà Nội.

3. Đặng Quốc Bảo (1981), Những bài giảng về phạm trù “nhà trường”,

Trường CBQLgiáo dục, Nxb GD Hà Nội.

4. Đặng Quốc Bảo và các tác giải khác (1999), Khoa học tổ chức và quản lý - Một số vấn đề về lý luận và hực tiễn, NXB Thống kê, Hà Nội.

5. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2000), Hệ thống hóa văn bản qui phạm pháp luật về giáo dục và đào tạo, Nxb GD Hà Nội.

6. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2007), Điều lệ trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học, Hà Nội.

7. Bộ Giáo dục và Đào tạo, Dự án phát triển giáo viên THPT và TCCN, 2010, Hướng dẫn áp dụng chuẩn nghề nghiệp giáo viên trung học vào đánh giá giáo viên, Nxb Đại học Sư phạm, Hà Nội.

8. Các khái niệm chất lượng, văn hoá chất lượng, đánh giá và kiểm định chất lượng trong giáo dục, Viện nghiên cứu giáo dục - Trường ĐHSP Thành phố Hồ Chí Minh - Trung tâm đánh giá và kiểm định chất lượng giáo dục.

9. Đảng Cộng sản Việt Nam, chỉ thị số 40 - CT/TW, ngày 15/6/2004, Về việc “ xây dựng,nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục”

10. Nguyễn Minh Đạo (1997), Cơ sở của khoa học quản lý, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.

11. Giáo trình quản lí Giáo dục và Đào tạo (2002) Trường Cán bộ quản lí Giáo dục Trung ương.

12. Phạm Minh Hạc (1986) Một số vấn đề về giáo dục và Khoa học giáo dục, Nxb GD Hà Nội.

13. Lê Đại Hành (2009), Một số biện pháp quản lí hoạt động của tổ chuyên môn ở các trường tiểu học thành phố Thanh Hóa, Luận văn thạc sĩ Khoa học giáo dục, Đại học Vinh.

14. Bùi Hiền - Nguyễn Văn Giao - Nguyễn Hữu Quỳnh - Vũ Văn Tảo (2001), Từ điển Giáo dục học, Nxb Từ điển bách khoa.

15. Bùi Minh Hiền, Nguyễn Xuân Hải (2010), Chân dung người hiệu trưởng

Một phần của tài liệu MỘT SỐ BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG TỔ CHUYÊN MÔN Ở TRƯỜNG THPT HUYỆN NGHI XUÂN TỈNH HÀ TĨNH LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC (Trang 111 -121 )

×