Việc đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động của TCM ở các trường THPT ở huyện Nghi Xuân - Hà Tĩnh cần dựa trên những nguyên tắc sau đây:
3.1.1 Bảo đảm tính mục tiêu
Mục tiêu nghiên cứu là cái đích mà người nghiên cứu vạch ra để thực hiện, để định hướng trong quá trình nghiên cứu.
Như vậy, mục tiêu của đề tài “ Một số biện pháp quản lý hoạt động tổ chuyên môn ở các trường THPT huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh” chính là tìm ra các biện pháp hữu hiệu quản lý hoạt động tổ chuyên môn nhằm nâng cao chất lượng hoạt động dạy học và giáo dục ở các trường THPT huyện Nghi Xuân - Hà Tĩnh. Mọi hoạt động đều nhằm đạt được mục tiêu đã đề ra, để thực hiện được mục tiêu nghiên cứu của đề tài, phải xuất phát từ cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn liên quan đến vấn đề nghiên cứu, đồng thời trên cơ sở mục tiêu định hướng, tìm ra các biện pháp thực hiện cụ thể. Vì vậy các biện pháp đề xuất cần đảm bảo tính mục tiêu.
Căn cứ vào lý luận quản lý, lý luận dạy học, khoa học quản lý trường học, quản lý trường THPT, vị trí vai trò hoạt động của tổ chuyên môn trong các nhà trường. Chúng tôi thấy rằng muốn nâng cao chất lượng dạy và học người CBQL đồng thời phải nắm vững lý luận về khoa học quản lý nói chung, quản lý trường học nói riêng và phải là những chuyên gia về giáo dục trong quá trình chỉ đạo quản lý đơn vị. Phải tránh tình trạng quản lý theo kinh nghiệm cá nhân mà phải biết đổi mới cách nghĩ, cách làm, phân cấp trong quản lý hoạt động tổ chuyên môn một cách khoa học và phù hợp với tình hình cụ thể của đơn vị mình. Có như vậy thì công tác quản lý hoạt động tổ chuyên môn mới thực sự đem lại hiệu quả thúc đẩy, nâng cao chất lượng dạy học trong các nhà trường THPT hiện nay.
3.1.3. Bảo đảm tính thực tiễn
Xuất phát từ kết quả khảo sát và phân tích thực trạng quản lý hoạt động của tổ chuyên môn ở các trường THPT huyện Nghi Xuân - Hà Tĩnh cho thấy đội ngũ CBQL đã có nhiều cố gắng để quản lý hoạt động của tổ chuyên môn. Hiệu trưởng ở các nhà trường đã đề ra được nhiều biện pháp thiết thực, trong đó một số biện pháp có hiệu quả cao, mang lại tác động tích cực trong công tác quản lý. Song cũng có biện pháp hiệu quả còn thấp, do nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan khác nhau, nhưng nguyên nhân chủ yếu vẫn là chưa có các biện pháp đồng bộ, hạn chế trong công việc tổ chức thực hiện và phối hợp các biện pháp tác động một cách toàn diện.
Qua khảo sát thực trạng cũng cho thấy rằng: Quản lý hoạt động của tổ chuyên môn nếu không có kế hoạch cụ thể, chi tiết thì không thể có những biện pháp quản lý toàn diện các nội dung, các hoạt động một cách tích cực mà thường chỉ là những biện pháp mang nặng tính hành chính. Trong quá trình quản lý các hoạt động trong nhà trường việc sử dụng kinh nghiệm là một yếu tố quan trọng của người quản lý, nhưng chỉ với kinh nghiệm không chưa đủ, những kinh nghiệm quản lý nếu không vận dụng sáng tạo, linh hoạt mà thực hiện một cách máy móc thì việc áp dụng sẽ có hiệu quả thấp, thậm chí còn ảnh hưởng không tốt tới các hoạt động trong nhà trường. Để đề ra được các biện pháp quản lý hoạt động tổ chuyên môn có hiệu quả, người quản lý phải
căn cứ vào thực trạng ở các nhà trường để có được các biện pháp quản lý phù hợp, khoa học làm cơ sở cho việc xây dựng kế hoạch, tổ chức và chỉ đạo các hoạt động của tổ chuyên môn một cách tốt nhất. Vì vậy các biện pháp đề ra phải mang tính thực tiễn.
3.1.4. Bảo đảm tính khả thi
Nguyên tắc này đòi hỏi các biện pháp quản lý hoạt động của tổ chuyên môn ở các trường THPT được đề xuất phải được tăng cường và đổi mới so với thực trạng quản lý hoạt động tổ chuyên môn ở các trường THPT huyện Nghi Xuân - Hà Tĩnh, nhưng phải phù hợp với thực tiễn của từng trường và thích hợp với tập thể sư phạm ở đó. Vì vậy các biện pháp quản lý hoạt động của tổ chuyên môn ở các trường THPT ở huyện Nghi Xuân - Hà Tĩnh phải bảo đảm tính khả thi.
3.2. MỘT SỐ BIỆN PHÁP QUẢN LÝ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG CỦA TCM Ở CÁC TRƯỜNG THPT HUYỆN NGHI XUÂN, TỈNH