2.5. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ VIỆC TỔ CHỨC THỰC HIỆN NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG CỦA TCM HOẠT ĐỘNG CỦA TCM
Hoạt động của TCM gồm nhiều nội dung, nó quyết định cho sự thành công và hoàn thành nhiệm vụ năm học một cách tốt nhất. Một số HT quản lý hoạt động của TCM thông qua TTCM, số khác thì giao cho PHT trực tiếp quản lý và báo cáo cho HT trong các buổi họp giao ban… Để tìm hiểu vấn đề này chúng tôi đã dùng phiếu điều tra để khảo sát các đối tượng ở 3 trường THPT huyện Nghi Xuân và được kết quả như bảng 2.14.
* Bảng 2.14: Kết quả khảo sát việc chỉ đạo hoạt động của TCM ở các trường THPT huyện Nghi Xuân - Hà Tĩnh
Hình thức thực hiện Kết quả khảo sát HT + PHT (9) TT+TP.C M (47) GV (100) SL % SL % SL % HT trực tiếp quản lý 2 22,2% 7 14,9% 13 13,0%
Giao cho PHT chuyên môn (có kiểm
tra) 5 55,6% 29 61,7% 62 62,0%
Giao hẳn cho PHT chuyên môn 2 22,2% 6 12,8% 15 15,0%
BGH quản lý 0 0 5 10,6% 10 10,0%
Qua quả khảo sát ở bảng 2.14, việc chỉ đạo hoạt động của TCM ở các trường THPT huyện Nghi Xuân hầu hết các đối tượng khảo sát đều có ý kiến rằng HT giao cho PHT chuyên môn phụ trách (có từ 55,6% đến 62,0% ý kiến), chịu trách nhiệm trước HT, và HT có kiểm tra để cùng với PHT chuyên môn thống nhất chỉ đạo cho phù hợp và hiệu quả. Bên cạnh đó cũng có từ 13,0% đến 22,2% ý kiến HT trực tiếp quản lý, có từ 12,8% đến 22,2% số ý kiến HT giao hẳn cho PHT hoặc BGH quản lý.
Dù là HT, PHT hay TTCM trực tiếp chỉ đạo hoạt động của TCM cũng cần phải cụ thể hoá bằng các nội dung, các nhiệm vụ cụ thể trong từng tháng, trong mỗi học kỳ và cả năm học. Việc chỉ đạo hoạt động của TCM không thể thực hiện một cách chung chung, đại khái hoặc hoàn toàn thụ động chờ kế hoạch của cấp trên.
2.5.1. Quản lý việc phân công giảng dạy ở các tổ chuyên môn
Việc phân công GV thực hiện nhiệm vụ giảng dạy là rất quan trọng, nếu việc phân công phù hợp, đúng với năng lực chuyên môn của GV sẽ là động lực thúc đẩy hoạt động giảng dạy có chất lượng. Tìm hiểu về công tác này chúng tôi đã sử dụng phiếu điều tra khảo sát các đối tượng ở 3 trường THPT huyện Nghi Xuân và kết quả thu được như bảng 2.15.
* Bảng 2.15: Kết quả khảo sát việc phân công giảng dạy của các TCM ở các trường THPT huyện Nghi Xuân - Hà Tĩnh
Hình thức phân công giảng dạy Kết quả khảo sát HT+ PHT (9) TT+ TP.CM (47) GV (100) SL % SL % SL %
Giao quyền cho TTCM 2 22,2% 9 19,1% 17 17,0%
HT trực tiếp phân công 1 11,1% 0 0 10 10,0%
HT trao đổi với TTCM trước khi phân
công 5 55,6% 30 63,8% 68 68,0%
Ý kiến khác 1 11,1% 8 17,0% 5 5,0%
Kết quả khảo sát ở bảng 2.15 cho thấy khi phân công GV giảng dạy, hình thức HT trao đổi với TTCM là hình thức chủ yếu nhất (chiếm tỉ lệ cao nhất trong các nhóm khảo sát: BGH:55,6%; TT+TP.CM:63,8%; GV: 68%). Hình thức này nói lên quan điểm tôn trọng TTCM vì TTCM nắm được tình hình, năng lực, các đặc điểm tâm lý của GV trong tổ, thấy được thực lực của từng thành viên. Đối với hình thức HT trực tiếp phân công GV giảng dạy cũng được các HT sử dụng nhưng không nhiều (BGH: 11,1%; GV: 10,0%). Thật vậy, nếu HT trực tiếp phân công sẽ không phát huy hết khả năng của tổ, dễ dẫn đến chuyên quyền, không hợp lý.
Thực tế cho thấy, khi phân công GV giảng dạy HT trao đổi với TTCM là hợp lý. Qua đó thể hiện tính khách quan, công bằng, công khai, dân chủ, phát huy được vai trò của người TTCM.
2.5.2. Quản lý việc thực hiện nội dung, chương trình môn học của TCM
Bằng phiếu điều tra về việc thực hiện nội dung, chương trình môn học theo 3 kế hoạch: Của Bộ GD&ĐT, TCM và cá nhân GV. Chúng tôi thu được kết quả khảo sát như bảng 2.16.
* Bảng 2.16: Kết quả khảo sát việc thực hiện nội dung, chương trình môn học của TCM
Nội dung Nhóm đánh giá Mức độ (%) Tốt Khá Đạt yêu cầu Chưa đạt yêu cầu SL % S L % S L % SL % Thực hiện chuyên môn đúng theo HT,PHT(9) 6 66,7 2 22,2 1 11,1 0 0 TT,TPCM(47) 25 53,2 12 25,5 10 21,3 0 0 GV(100) 63 63,0 31 31,0 6 6,0 0 0 TB 94 60,2 45 28,8 17 10,9 0 0 Thực hiện chuyên môn đúng theo kế HT,PHT(9) 5 55,6 2 22,2 1 11,1 1 11,1 TT,TPCM(47) 19 40,4 13 27,7 9 19,1 6 12,8 GV(100) 57 57,0 28 28,0 11 11,0 4 4,0 TB 81 51,9 43 27,6 21 13,5 11 7,0 Thực hiện chuyên môn đúng theo kế HT,PHT(9) 5 55,6 2 22,2 1 11,1 1 11,1 TT,TPCM(47) 32 68,1 9 19,1 4 8,5 2 4,3 GV(100) 85 85,0 12 12,0 3 3,0 0 0 TB 122 78,2 23 14,8 8 5,1 3 1,9
Việc thực hiện nội dung, chương trình môn học đúng theo khung chương trình chuẩn của Bộ GD&ĐT là quy định bắt buộc đối với mỗi GV trong quá trình dạy học. Sau khi có khung chương trình chuẩn của Bộ GD&ĐT các trường tự soạn phân phối chương trình nộp về Sở GD&ĐT và nhận được phân phối chương trình thống nhất chung trong toàn tỉnh. Các Nhà trường thực hiện công tác này phải được kiểm tra thường xuyên. Thực tế ở các trường THPT huyện Nghi Xuân, HT kiểm tra đột xuất hoặc phân công cho PHT phụ trách theo kế hoạch chung của toàn trường. TTCM trực tiếp chỉ đạo GV trong tổ thực hiện các quy định chuyên môn nhưng hầu như ít kiểm tra và quan tâm đến công tác này một cách thường xuyên.
Qua kết quả khảo sát ở bảng 2.16 cho thấy việc thực hiện chuyên môn đúng theo khung chương trình chuẩn của Bộ GD&ĐT ở mức độ tốt trung bình ở tất cả các đối tượng khảo sát chỉ mới đạt 60,2% và khá 28,8%; việc thực hiện chuyên môn đúng theo kế hoạch của tổ ở mức độ tốt chỉ mới đạt 51,9%, một số ý kiến cho rằng còn 7,0%% GV chưa đạt yêu cầu ở quy định này, trong đó các ý kiến của BGH và các TTCM,TPCM đánh giá GV chưa đạt yêu cầu ở quy định này cao hơn. Việc thực hiện
chuyên môn theo kế hoạch giảng dạy của cá nhân được thực hiện ở mức độ tốt cao hơn (TB: 78,2%%).
2.5.3. Quản lý việc thực hiện nội dung sinh hoạt của tổ chuyên môn
* Bảng 2.17: Kết quả khảo sát nội dung sinh hoạt của TCM ở các trường THPT huyện Nghi Xuân
Nội dung sinh hoạt của tổ chuyên môn Kết quả khảo sát HT + PHT (9) TT+TP.CM (47) GV (100) SL % SL % SL %
Thao giảng, dự giờ 8 88,9 45 95,7 90 90,0
Đổi mới phương pháp dạy học 4 44,4 28 59,6 56 56,0 Viết sáng kiến kinh nghiệm 3 33,3 15 31,9 15 15,0
Sử dụng thiết bị dạy học 2 22,2 12 25,5 30 30,0
Bồi dưỡng học sinh giỏi 5 55,6 32 68, 87 87,0
Phụ đạo học sinh yếu kém 2 22,2 15 31,9 47 47,0
Bằng phiếu điều tra chúng tôi thu được kết quả khảo sát nội dung sinh hoạt của TCM ở các trường THPT huyện Nghi Xuân như bảng 2.17. Kết quả khảo sát cho thấy, sinh hoạt TCM được các HT, PHT; TTCM, TPCM và GV đánh giá là bàn về các nội dung như: thao giảng, dự giờ; đổi mới PPDH; bồi dưỡng HS giỏi, phụ đạo HS yếu kém và các nội dung khác; nội dung về hoạt động thao giảng dự giờ cũng được nhận xét tương đối cao (từ 88,9% đến 95,7%). Tuy nhiên các nội dung: đổi mới PPDH chỉ đạt từ 44,4% đến 59,6%, sử dụng TBDH thấp hơn từ 22,2% đến 30,0%; phụ đạo HS yếu kém từ 22,2% đến 47,0% và viết sáng kiến kinh nghiệm chỉ có từ 15,0% đến 33,3%. Chứng tỏ vấn đề nội dung sinh hoạt tổ chuyên môn chưa được TTCM đưa ra bàn bạc và thống nhất chọn một số nội dung chính, thiết thực phục vụ cho công tác giảng dạy - giáo dục. Điều đó cho thấy một số nội dung cần thiết trong sinh hoạt TCM trong giai đoạn hiện nay chưa được chú trọng và quan tâm đúng mức như sử dụng thiết bị dạy học; viết sáng kiến kinh nghiệm, đổi mới PPDH và phụ đạo HS yếu kém.
2.5.4. Thực trạng công tác bồi dưỡng đội ngũ tổ trưởng chuyên môn
TTCM là những người trực tiếp theo dõi, quản lý GV thực hiện nhiệm vụ giảng dạy - giáo dục trong nhà trường, vì vậy cần phải thường xuyên được bồi dưỡng năng lực quản lý, có như vậy mới giúp họ hoàn thành nhiệm vụ một cách tốt nhất. Để tìm hiểu năng lực quản lý của đội ngũ TTCM chúng tôi đưa ra 6 năng lực quản lý để đánh giá, kết quả thu được như bảng 2.18.
* Bảng 2.18: Kết quả khảo sát đánh giá về năng lực QL của TTCM
Năng lực quản lý Nhóm đánh giá Mức độ Tốt Khá Đạt yêu cầu SL % SL % SL % 1. Có năng lực dự báo, thiết kế, tổ chức thực hiện kế hoạch HT,PHT(9) 33,3 5 55,6 1 11,1 TT,TPCM(47) 20 42,6 15 31,9 12 25,5 GV(100) 48 48,0 43 43,0 9 9,0 TB 71 45,5 63 40,4 22 14,1 2. Có năng lực quản lý, xây dựng đội ngũ, xây
HT,PHT(9) 5 55,6 3 33,3 1 11,1
TT,TPCM(47) 30 63,8 10 21,3 7 14,9
GV(100) 58 58,0 30 30,0 12 12,0
TB 93 59,6 43 27,6 20 12,8
3. Có năng lực kiểm tra các mặt công tác trong HT,PHT(9) 3 33,3 4 44,5 2 22,2 TT,TPCM(47) 16 34,0 19 40,4 12 25,6 GV(100) 32 32,0 50 50,0 18 18,0 TB 51 32,7 73 46,8 32 20,5 4. Có năng lực làm việc một cách khoa học, có HT,PHT(9) 3 33,3 5 55,6 1 11,1 TT,TPCM(47) 12 25,5 25 53,2 10 21,3 GV(100) 27 27,0 61 61,0 12 12,0 TB 42 26,9 91 58,3 23 14,8 5. Có năng lực ứng xử và giao tiếp để vận động, HT,PHT(9) 3 33,3 4 33,5 2 22,2 TT,TPCM(47) 17 36,2 19 40,4 11 23,4 GV(100) 27 27,0 43 43,0 30 30,0 TB 47 30,1 65 41,7 44 28,2 6. Có năng lực quản lý hành chính, tài chính HT,PHT(9) 3 33,3 4 44,5 2 22,2 TT,TPCM(47) 12 25,5 25 53,2 10 21,3 GV(100) 32 32,0 43 43,0 25 25,0 TB 47 30,1 72 46,2 37 23,7
Kết quả khảo sát cho thấy, trong các tiêu chí về năng lực quản lý, nhóm đánh giá là TTCM tự đánh giá thấp hơn các tiêu chí về năng lực chuyên môn. Một số tiêu
chí nhóm khảo sát là GV đánh giá TTCM chỉ đạt yêu cầu, như tiêu chí năng lực kiểm tra các mặt công tác trong nhà trường (20,5% chưa đạt yêu cầu), năng lực làm việc khoa học 14,8% chưa đạt yêu cầu. Qua đó cho thấy, việc quản lý TCM của TTCM còn dựa vào kinh nghiệm và đa số chưa qua đào tạo về năng lực quản lý. Do đó việc bồi dưỡng năng lực quản lý cho đội ngũ TTCM là việc làm cấp bách và cần thiết.
2.5.4.2. Công tác bồi dưỡng đội ngũ tổ trưởng chuyên môn
Thực tế ở các trường THPT huyện Nghi Xuân, TTCM không có tiêu chuẩn đi học các lớp quản lý giáo dục (tiêu chuẩn ấy được dành cho HT và các PHT), do đó, đội ngũ TTCM rất thiếu những tri thức cơ bản về kỷ năng quản lý. TTCM hiện nay đang làm công tác quản lý một cách cảm tính, theo kinh nghiệm. Đặc biệt là những người mới được bổ nhiệm, họ rất lúng túng trong việc thực thi các chức năng nhiệm vụ của người quản lý cấp tổ. Hầu như TTCM chưa được trang bị, bồi dưỡng những kiến thức lý luận cần thiết, đặc biệt là bốn kỹ năng cơ bản của quản lý. Họ quản lý tổ chuyên môn phần lớn bằng kinh nghiệm, bằng sự học hỏi lẫn nhau.
Điều hành công việc chuyên môn của một tổ tuy không đến nỗi quá khó khăn, song cũng không phải là đơn giản. Có những tổ trưởng đã dày dạn kinh nghiệm, nhưng cũng có những người còn bỡ ngỡ với cương vị mới của mình. Các công việc cụ thể của tổ có khi gắn với từng thành viên, có khi gắn với tập thể. Điều này liên quan đến thẩm quyền của TTCM. Có những việc TTCM có thể giải quyết, có những việc vượt chức năng, thẩm quyền của TTCM. Tất cả những điều đó dễ đẩy TTCM vào tình trạng lúng túng. Nếu không có sự gần gũi, chia sẻ, giúp đỡ giải quyết của HT, công việc có khi bị ách tắc.
* Đánh giá chung về thực trạng quản lý việc tổ chức thực hiện hoạt động của TCM
Qua khảo sát chúng tôi thấy không phải TCM nào ở các trường THPT huyện Nghi Xuân - Hà Tĩnh cũng đáp ứng được các yêu cầu ngày càng cao về chất lượng dạy học và giáo dục hiện nay. Những hạn chế trong hoạt động của TCM ở các trường
đó là: một số TTCM chưa được đào tạo về kỹ năng quản lý, năng lực quản lý và phương pháp tổ chức TCM. Do chưa được đào tạo bài bản, TTCM chủ yếu học hỏi kinh nghiệm quản lý của người đi trước, thiếu kỹ năng lập kế hoạch, chủ yếu dựa vào kế hoạch chung của nhà trường.
Vấn đề quản lý hoạt động TCM ở các trường THPT huyện Nghi Xuân tỉnh Hà Tĩnh sao cho có hiệu quả thiết thực để từng bước nâng cao chất lượng dạy học - giáo dục trong các nhà trường lại chưa được các cấp quản lý của ngành giáo dục huyện Nghi Xuân tổng kết. Đội ngũ TTCM chưa được đào tạo, bồi dưỡng về kỹ năng quản lý TCM một cách có hệ thống, vì vậy ngay cả những tổ chuyên môn được xem là mạnh, cũng xuất hiện không ít khó khăn, không ít vấn đề bất cập do đòi hỏi ngày càng cao của chất lượng dạy học. Đội ngũ CBQL nhà trường, TTCM cũng như GV chắc chắn còn nhiều vướng mắc cần tháo gỡ.
Kết luận chương 2
Chương 2 của luận văn đã nêu một cách khái quát những đặc điểm về kinh tế - xã hội của huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh, trên cái nền chung đó, phác họa những nét sơ lược về tình hình giáo dục của huyện. Nội dung của chương này dành cho việc khảo sát thực trạng hoạt động của các TCM ở các trường THPT ở huyện Nghi Xuân - Hà Tĩnh.
Qua khảo sát thực trạng công tác quản lý hoạt động tổ chuyên môn của các trường cho thấy: hoạt động của tổ chuyên môn ở các nhà trường cơ bản đã đi vào quỹ đạo, định hướng phát triển Giáo dục - Đào tạo trong giai đoạn hiện nay. Hiệu trưởng các nhà trường luôn bám sát mục tiêu, đường lối phát triển giáo dục của Đảng và Nhà nước để chỉ đạo hoạt động chuyên môn ở đơn vị. Tuy nhiên qua khảo sát thực trạng chúng tôi thấy rằng hoạt động của TCM ở các trường THPT trong huyện còn chưa vững chắc, phong trào đổi mới PPDH còn chậm, việc cố gắng tự học, tự bồi dưỡng vươn lên của một bộ phận CBQL và GV chưa cao. Các biện pháp chỉ đạo và quản lý nhằm nâng cao chất lượng hoạt động của tổ chuyên môn trong các nhà trường có lúc chưa thống nhất, người cán bộ quản lý còn sử dụng kinh nghiệm của bản thân nhiều hơn khoa học trong điều hành hoạt động TCM.
Trên cơ sở đó, đặt ra một nhiệm vụ tất yếu mà luận văn sẽ giải quyết ở chương 3: đề xuất một số biện quản lý nhằm nâng cao chất lượng hoạt động của tổ chuyên môn ở các trường THPT huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh.
Chương 3
MỘT SỐ BIỆN PHÁP QUẢN LÝ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG CỦA TỔ CHUYÊN MÔN Ở CÁC TRƯỜNG THPT HUYỆN NGHI XUÂN
TỈNH HÀ TĨNH
3.1 NHỮNG NGUYÊN TẮC ĐỀ XUẤT BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG CỦA TCM Ở CÁC TRƯỜNG THPT